Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
YÊU CHÚA VÀ ƯU ÁI TỬ TẾ VỚI THA NHÂN

 

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B

(Deuteronomy 6: 2-6.  Hebrews 7:23-28.  Mark 12: 28-34)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

  

Điều Răn Đứng Đầu và Quan Trọng Nhất

Có một vị trong các kinh sư đã nghe Đức Giêsu và một nhóm người tranh luận với nhau. Thấy Chúa Giêsu đối đáp quá hay, ông bèn đến gần và hỏi: “Thưa Thầy, trong các điều răn thì điều nào là điều đứng đầu?” Chúa Giêsu bèn trả lời: “Đây là điều răn đứng đầu: Hãy nghe đây, hỡi dân Israel, Chúa là Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: ‘ Ngươi phải yêu người hàng xóm láng giềng như chính mình!’ Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn những điều răn đó.Vị kinh sư nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, hay lắm. Thầy nói rất đúng. ‘Thiên Chúa là đấng duy nhất, và ngoài Người ra không có đấng nào khác’. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người láng giềng hàng xóm như chính mình, là điều quí hóa hơn mọi của lễ toàn thiêu và hy lễ.” Chúa Giêsu thấy ông ấy trả lời khôn ngoan như vậy thì bảo: “Ông không còn xa Vương  quốc Thiên Chúa đâu.” Sau đó không còn ai chất vấn Chúa nữa(Mc12:28-34).

                                              **************

Bài đọc 1 hôm nay trong sách Thứ Luật (Tl 6:2-6) và đoạn Phúc Âm thánh Maccô (Mc 12:28-34) đã nói lên căn tính của kinh Shema, tuyên xưng lòng tin của dân Do Thái đối với Đức Giavê: “Hỡi Israel, hãy nghe đây, Thiên Chúa là Chúa chúng ta là Thiên Chúa duy nhất” (Tl 6:4).  Khi chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta trong kinh TIN KÍNH thì dân Do Thái tuyên xưng niềm tin của họ qua kinh SHEMA trong hội đường của họ sau khi đền thờ bị phá hủy và dân bị phân tán. Kinh Shema tóm gọn và tổng hợp cả một giáo thuyết: “Hỡi dân Israel, hãy nghe đây, Thiên Chúa là Chúa chúng ta, là Thiên Chúa duy nhất. Ngươi sẽ yêu mến Thiên Chúa là Chúa của ngươi hết lòng, hết hồn và hết sức ngươi.”

Trọng tâm của kinh tuyên xưng của người Do Thái / Hebrews là sự thật như sau: Chỉ có Một Thiên Chúa, là đấng tạo dựng nên trời đất, vậy Ngài là Thiên Chúa của tất cả mọi loài mọi vật. Tất cả những chúa/thần khác đều không phải là Thiên Chúa. Vũ trụ mà chúng ta đang sống có nguồn gốc từ Thiên Chúa và do Ngài tạo dựng nên. Sự liên tục tạo dựng này thấy thể hiện ở tất cả mọi nơi. Tuy nhiên, chỉ có ở nơi đây là tuyệt đối rõ ràng nhất, là không phải một chúa trong nhiều chúa, mà là chỉ có Một Thiên Chúa thật là cội nguồn của mọi sự mọi loài hiện hữu. Toàn thể thế giới hiện hữu là do quyền năng của Lời Sáng Tạo của Ngài.

 

CHỨC TƯ TẾ / LINH MỤC CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ.

 Trong bài đọc 2 hôm nay, thư gửi tín hữu Do Thái (Dt 7:23-28), chúng ta thấy có đề cập đến những tư tế / linh mục trong Giao Ước cũ. Các tư tế là con người nên phải chết, do đó họ không thể ở tại chức mãi mãi được.  Nhưng Chúa Giêsu là đấng tồn tại muôn đời, do đó chức tư tế/linh mục của Ngài cũng sẽ tồn tại mãi mãi. Đức Giêsu là thầy cả thượng tế mới, nên Ngài bảo đảm tính vĩnh cửu của Giao Ước mới. Vì vậy Ngài có thể cứu rỗi bất cứ ai nhờ Ngài mà đến với Thiên Chúa, bởi vì Ngài sống muôn đời để can thiệp cho họ. Chúa Giêsu không phải là tư tế / linh mục theo truyền thống Do Thái.  Ngài không thuộc về giòng Aaron mà thuộc  giòng Judah. Vì vậy đường thiên chức tư tế/linh mục của Ngài, theo luật định, không thể xẩy ra được. Con người và hoạt động của Đức Giêsu thành Nazareth, do đó không đi theo giòng của các tư tế cũ, mà là theo giòng của truyền thống các ngôn sứ của Israel xưa.

Đức Biển Đức XVI đã nêu rõ trong bài thuyết giảng của ngài ngày lễ Mình và Máu thánh chúa Kitô tại Rome hôm 3-6-2010 như sau: “Chính Chúa Giêsu đã tự  tách khỏi quan niệm tế tự của tôn giáo cũ. Ngài phê phán, đả kích cung cách tiếp cận với Thiên Chúa bằng luật lệ loài người phối hợp với nghi lễ tinh tuyền hơn là tuân giữ giới răn của Chúa. Nghĩa là Yêu Chúa và yêu tha nhân phải ‘quan trọng hơn tất cả của lễ toàn thiêu và những của lễ hy sinh/hy lễ…’  Ngay cả cái chết của Chúa Giêsu  mà người Kitô hữu chúng ta gọi là ‘của lễ hy sinh’, cũng hoàn toàn không giống như những của lễ hy sinh theo tục lệ cổ xưa. Nó hoàn toàn đối nghịch lại. Đây là việc thi hành bản án tử hình Chúa Giêsu môt cách ô nhục nhất của loài người, là đóng đanh trên thập giá ở bên ngoài thành Jerusalem.” Thiên chức tư tế / linh mục của chúa Kitô liên quan mật thiết đến sự đau khổ. Không có nguyên tắc căn bản và tầm nhìn này thì bất cứ  cố công nào của chúng ta để kiến tạo một Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô đều trở nên vô ích và vô nghĩa.

BÀI GIẢNG  QUAN TRỌNG CỦA CHÚA GIÊSU

Chúa Giêsu đã trở thành mốc nguy hiểm cho các kinh sư/luật sĩ Do Thái lúc bấy giờ, và họ thường để lộ tính thù nghịch chống lại Ngài. Tuy nhiên câu chuyện Phúc Âm theo thánh Mac cô hôm nay (Mc 12:28-34) thì lại cho chúng ta thấy vẻ hòa hoãn thân thiện hơn, không có gì là đối chọi nhau trong cuộc đối thoại giữa chúa Giêsu và vị luật sĩ.

Để nắm bắt được đầy đủ ý nghĩa của đoạn Phúc Âm này, chúng ta cần hiểu rõ bổn phận của những nhà luật sĩ trong đạo Do Thái.  Luật sĩ không phải là thành viên của bất cứ giáo phái Do Thái nào hoặc của bất cứ một đảng phái chính trị nào như người Pharisiêu/Biệt phái, người phái Sadducee, phái Essene hay Zealot mặc dù nhiều vị trong số những luật sĩ cũng thuộc thành phần Pharisiêu là người tuân giữ luật rất khắt khe.  Luật sĩ là những học giả, những nhà thông thái của Do Thái giáo.  Học thức của họ là sự hiểu biết uyên bác về luật pháp, coi như bao gồm tất cả mọi sự khôn ngoan và chỉ có cái học duy nhất của họ mà thôi….Các luật sĩ lại nắm giữ những địa vị lãnh đạo, và  rất được trọng vọng trong cộng đồng Do Thái.

Theo đoạn Tin Mừng hôm nay, vị luật sĩ đã tỏ ra rất thán phục chúa Giêsu về những câu trả lời của Chúa (Mc 12: 24-27) khi ông ta hỏi một câu hỏi về ‘một người phụ nữ  lấy 7 anh em làm chồng thì khi chết sống lại, bà ta sẽ là vợ ai?’(Mc 12: 19-23). Lúc bấy giờ nhà luật sĩ đến gần Chúa và tỏ ý muốn học hỏi thêm.

Nhưng câu hỏi chính và là nòng cốt của bài Tin Mừng hôm nay là “Giới răn nào là giới răn đứng đầu” đã là cơ hội cho Chúa Giêsu đưa ra một bài giảng rất quan trọng. Các thầy dạy luật Torah (những luật sĩ và tôn sư rabbi) thì luôn luôn tranh cãi về sự tương đối giữa các giới răn trong Cựu Ước. Để trả lời, Chúa Giêsu đã dẫn chứng sách thứ luật (Bài đọc 1 hôm nay, Tl 6:4-5), và đưa ra lời mở đầu của kinh Shema mà dân Do Thái vẫn đọc hàng ngày. Họ hỏi chúa Giêsu về một điều răn, nhưng Chúa đã trả lời họ hai điều. Điều thứ hai là: Các anh sẽ yêu tha nhân như yêu chính mình vậy (Lv 19:18), nó không ở trong số 613 giới răn. Điều đặc biệt là lúc đó vị luật sĩ lại tỏ ra đồng ý với Chúa Giêsu, không diễn giải dài dòng, không chống đối, không nói bóng gió, chê bai, riễu cợt Chúa Giêsu.

Nói yêu hết Lòng, hết Hồn, hết Trí  Khôn, hết Sức Mạnh (c.30), không có nghĩa là yêu bằng các yếu tố cấu tạo nên con người, nhưng có ý nhấn mạnh là  ta phải yêu Chúa với toàn thể thân xác ta, với mọi sự ta có và cả con người của ta.  Bản văn của sách thứ luật chỉ nêu lên những từ Lòng, Hồn và Sức Mạnh, trong khi Tin Mừng thánh Mac cô (Mc 12:33) và thánh Mathiêu (Mt22:37) thì nêu từ Lòng,  Hồn, Trí , Sức mạnh.  Có lẽ Chúa Giêsu đã đồng hóa, coi từ Trí (hiểu biết) giống như từ Sức mạnh.

Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta nhớ lại câu chuyện chàng thanh niên giàu có và nước thiên đàng. Sự hiểu biết chính xác của vị luật sĩ và lòng khiêm nhường cởi mở của ông muốn học hỏi nơi Chúa Giêsu quả là hy hữu và độc nhất (Mc 10:13-16). So sánh hai câu chuyện này, ta thấy có một khác biệt: Trong chuyện người thanh niên giàu, Chúa nhìn anh ta…và thêm một điều nữa “..Hãy về bán hết của cải và đem cho người nghèo…” (Mc10:21) trong khi đó, Chúa không nói thêm gì cả  trong câu chuyện người luật sĩ, bởi vì ông ta đã hiểu nên không có gì cản trở ông ta vào được nước Trời.

Lời dạy của ông Maisen  trong kinh Shema (Tl 6:5. Lv 19:21) và lời quả quyết của Chúa Giêsu trong Tin Mừng thánh Mac Cô (Mc 12:19-31) bao gồm tất cả mọi giới răn  được tóm gọn trong điều răn: Tình Yêu Chúa và lòng Ưu Ái Tử Tế với Tha Nhân.  Mỗi khi người Do Thái đọc kinh “Shema Israel” và người Công Giáo /Kito giáo nhớ lại điều răn 1 và 2, thì chúng ta, nhờ hồng ân Thiên Chúa, lại xích lại gần nhau nhiều hơn. Bất cứ khi nào chúng ta làm Dấu Thánh Giá, thì chúng ta vẽ dấu Shema lên thân thể chúng ta như khi chúng ta chạm vào Đầu (Hồn), Tim và Vai (sức mạnh) chúng ta để xin Chúa giúp đỡ. 

 

ĐỌC SÁCH THÁNH: Lắng Nghe Lời Chúa

Những bài đọc Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta lắng nghe Lời Chúa một cách đặc biệt. Việc lắng nghe này đòi hỏi một sự yên lặng  để Chúa Thánh Thần có thể khám phá ra được ước muốn  hiểu biết Lời Chúa của chúng ta để Ngài kết hợp tâm trí chúng ta với Ngài trong thinh lặng (Roma 8: 26-27). Nhờ ánh sáng này chiếu soi, người viết xin được mạo muội chia sẻ ít điều về cách Đọc Sách Thánh (Lectio Divina) kiểu cổ điển.

Lời Chúa (Verbum Domini) là một tông huấn của Thượng Hội Đồng về Lời Chúa trong Cuộc Sống và Xứ Mệnh của Giáo Hội, có chủ đích hướng dẫn chúng ta cách Đọc Sách Thánh. Đây chính là phương cách giúp chúng ta tiếp cận, hiểu biết, cầu nguyện và yêu mến Lời Chúa.

Lời Chúa cho biết: “Thượng Hội Đồng thường nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp cận với bản văn thánh để thường xuyên cầu nguyện.  Đây là yếu tố căn bản của đời sống thiêng liêng của mọi tìn hữu trong những công tác mục vụ khác nhau. Nó cũng chỉ cho chúng ta biết phải đọc những sách đặc biệt nào. Lời Chúa giúp ta xây dựng nền móng thực sự  cho đời sống tâm linh của người Kitô hữu” (#86).

Trong Lời Chúa/Verbum Domini, Đức Benedict XVI đã trình bày chi tiết cách Đọc Sách Thánh (Lectio Divina) (#87) như sau:

“Cha muốn nhắc lại ở đây những bước căn bản của phương pháp đọc Sách Thánh. Khi mở một bản văn ra, nó sẽ cho ta thấy cái nội dung chính của vần đề  chúng ta muốn đọc và muốn hiểu: Bản Kinh Thánh này tự nó nói lên điều gì? Không có nó thì thật nguy hiểm vì  bản văn sẽ trở thành cái cớ khiến ta không thoát ra được khỏi cái ý nghĩ cố hữu riêng của chúng ta đang có sẵn trong đầu.

“Sau đó là Suy Niệm (Meditatio), chúng ta sẽ tự đặt vấn đề: Ý nghĩa bản Kinh Thánh này là gì ? Ở đây, mỗi người, tuy là cá nhân nhưng cũng là một  thành phần của cộng đồng, nên buộc phải tự mình vượt ra khỏi chính mình và cố gắng tiến tới để học hỏi thêm.

“Tiếp theo là phần Cầu Nguyện (Oratio) và đặt vấn đế:  Để đáp lại Lời Chúa, chúng ta sẽ nói gì với Chúa?  Cầu nguyện, tức là thỉnh cầu, hòa giải, cảm tạ và ca ngợi, là phương thức cơ bản, nhờ đó Lời Chúa có thể cải đổi đời chúng ta.

“Sau cùng, Đọc Sách Thánh (Lectio Divina)kết luận với chiêm nghiệm (contemplatio), trong khi đó chúng ta tiếp thu cách nhìn và nhận xét thực tế của Chúa như là tặng phẩm Ngài ban cho, và chúng ta tự hỏi cuộc đối thoại nào, thao thức nào trong tâm trí và cuộc sống của chúng ta là Lời Chúa thúc dục chúng ta? Trong thư gửi tín hữu Roma, thánh Phaolo đã nói với chúng ta như sau: ‘Anh em đừng rập khuôn theo thế gian, nhưng hãy cải đổi bằng cách canh tân tâm trí anh em theo như ước muốn của Thiên Chúa, nó tốt đẹp, có thể chấp nhận được và hoàn hảo’ (12:2).

Mục đích của chiêm nghiệm là tạo cho mình một tầm nhìn / viễn kiến đúng, khôn ngoan,  biết phân biệt phải trái của một thực tế, như là Chúa nhìn thấy, để rồi thiết lập một ‘khối óc biết suy nghĩ như Chúa Kito’ (1Corinthians 2:16). Lời Chúa ở đây phải lấy làm tiêu chuẩn mẫu mực để phân định sự việc: ‘Nó sống động và tích cực, sắc bén hơn bất cứ thanh kiếm 2 lưỡi nào, có thể đâm thâu đường ngăn cách giữa hồn và trí, giữa xương và tủy, và có thể phân biệt được tư tưởng và ý chí của lòng mình’(Dt 4:12).  Chúng ta cũng phải nhớ chắc rằng tiến trình của việc đọc sách thánh (Lectio Divina) không thể kết thúc được khi chúng ta chưa có hành động (actio). Hành động là cử chỉ/khả năng  thúc đẩy người tín hữu biến cuộc sống của mình thành tặng vật bác ái cho tha nhân”.

Nhờ có sự liên hợp chặt chẽ với nhau của các giai đoạn Đọc Sách Thánh và lòng kính trọng khiêm cung đối với Toàn Thể Bản Kinh Thánh, Đọc Sách Thánh (Lectio Divina) là cách học tập vâng lời Chúa hoàn toàn và vô điều kiện, đấng đang nói với loài người là phải chú ý lắng nghe Lời Chúa.

 

Fleming  Island,  Florida

Nov. 1, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!