Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI

 

 

Chúa Nhật  XXV II Thường Niên B (St. 2: 7ab, 15,18-24; Dt. 2: 9-11, Mc. 10:2-16)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

Trong  kỳ bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ năm nay, vấn đề tự do tôn giáo được tranh cãi khá sôi nổi. Bàn về hôn nhân cũng không kém gay go. Người đồng ý kẻ chống  đối  hôn nhân đồng tính.   Giáo Hội Công Giáo dĩ nhiên là không chấp nhận loại hôn nhân đi ngược lại tính tự nhiên của con người. Trong tinh thần Phúc Âm chúa nhật tuần này, Giáo Hội nói gì về Hôn Nhân và Gia đình?

 

HÔN NHÂN THEO KINH THÁNH

Thay vì đi vào chi tiết từng bài đọc một, chúng tôi xin đưa ra ít suy nghĩ tổng quát về hôn nhân và cuộc sống  gia đình được trải dài qua các bài đọc  Chúa Nhật hôm nay. Trong bài Tin Mừng thánh Mac Cô (Mc.10: 2-16), những người biêt phái một lần nữa lại đối đầu với chúa Giêsu về vấn đề vợ chồng ly dị nhau và tính hợp pháp của nó. Họ hỏi chúa  Giê su:“Ngưới chồng ly dị người vợ thì có hợp pháp không?”

Chúa Giêsu hỏi lại những người biệt phái:

      - “Ông Maisen đã truyền dạy cho các ông thế nào về việc này?”

      -“Ông Maisen đã cho phép người chồng  -họ trả lời Chúa-  viết một thư ly dị và dứt bỏ người vợ.

Chúa Giêsu tuyên bố là luật Maisen cho phép ly dị (Tl.24: 1) bởi vì lòng các ông đã trở nên trai đá (Mc.10: 4-5). Nhắc lại sách khởi nguyên (kn.1: 27 và 2: 24), chúa Giêsu tuyên bố tính vĩnh viễn của hôn nhân: “Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ. Vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt (Mc.10: 6-8). Như vậy thì quả là đã rõ ràng: “Vậy thì sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc.10: 9).

Chúa Giêsu đã khôn khéo trả lời nhiều câu hỏi bằng cách nhắc lại kế hoạch của Thiên Chúa về việc liên kết giữa người nam và người nữ trong bí tích hôn nhân. Chúa xác quyết rằng người chồng và người vợ liên hợp mật thiết với nhau đến độ chỉ còn là một mà thôi. Để trả lời câu hỏi của mấy ông biệt phái có chủ đích cho Chúa bị xập bẫy, Đức Giêsu đã nói về bản tính duy nhất của hôn nhân, đồng thời nhấn mạnh về tính thánh thiêng của nó và một hợp đồng giữa hai vợ chồng

 

 thề trung thành với nhau chứ không  nói về việc ly d ị c ó  hợp pháp hay không. Mục đích của hôn nhân không phải là ly dị hoặc hủy bỏ.

LY DỊ, HỦY BỎ VÀ TÁI  HÔN

Chúa Giêsu cũng không lên án những người đã cố gắng giữ cho hôn nhân được tốt đẹp nhất nhưng cuối cùng đã đi đến đổ vỡ phải ly dị. Chúa đã không kết án những người như vậy, không ruồng rẫy họ, không ném bỏ họ ra khỏi cộng đồng Giáo Hội hoặc chỉ định cho họ một chỗ trong hỏa ngục. Ngài chỉ nhắc nhở họ phải nhớ lại lời thề hứa của họ trước mặt vị linh mục đại diện Chúa và Giáo Hội là sẽ trung thành gắn bó với nhau suốt đời khi sung sướng cũng như lúc gian khổ khốn cùng.

Có nhiều người vẫn coi việc Giáo Hội hiện nay “hủy bỏ” một hôn nhân là “ly dị”. Ly dị có nghĩa là hôn nhân từ lúc khởi đầu thực tế vẫn còn đó, nhưng bây giờ đã tan vỡ rồi. Hủy bỏ là một tuyên bố cho biết thực tế đó không còn nữa. Giáo Hội khẳng định nhiều cuộc hôn nhân không có giá trị bởi vì đã có một vài trở ngại lúc thực hiện lễ thành hôn.

Với nhiều năm kinh nghiệm qua nghiên cứu sách vở và thực tế, chúng tôi thấy nhiều cặp vợ chồng ly dị nghĩ rằng Giáo Hội ghét bỏ họ. Đối với nhiều người, ly dị là việc bần cùng đối đế họ đã không bao giờ nghĩ đến. Trong nhiều trường hợp nó xẩy ra một cách bất ngờ như một thảm cảnh bi thương, không thể cưỡng lại được. Chẳng có một ai mà tôi biết lại nói rằng họ đã chủ trương ly dị. Họ cũng không đơn giản nghĩ tới một cuộc đời khác để thay thế.

Một vài người lại lầm tưởng rằng họ bị Giáo Hội rút phép thông công. Đó là ý nghĩ sai lầm và không thực. Họ rất đau khổ phải ly dị nhau, do đó họ cần được thông cảm và chấp nhận. Họ cần được Giáo Hội chỉ dẫn một cách rõ ràng hầu dẫn đưa họ về lại với Chúa. Họ cần bạn hữu, thân bằng quyến thuộc và mọi người cầu nguyện cho họ trong lúc họ cần có Chúa giữa những ngổn ngang, rối loạn và đổ vỡ của cuộc đời. Họ xứng đáng được chúng ta hiểu biết, cảm thông và ân cần cầu nguyện cho.

Cộng đồng giáo xứ cũng cần khuyên bảo một cách tích cực những người đã hủy bỏ hôn nhân/ly dị, mặc dù đối với một số người, đó có thể là một việc vô vị và khó nói. Tuy nhiên hành động ly di/hủy bỏ đó có thể lại là một liều thuốc ân sủng khả dĩ giúp hòa giải, kết thúc khổ đau và đưa đến an bình cho cả tâm hồn lẫn thể xác.

 

TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI VÀ HÔN NHÂN / GIA ĐÌNH

Trong các tông thư Đời Sống Nhân Loại/Humanae Vitae (1968), Tin Mừng trong Đời Sống/Evangelium Vitae (1995) và đặc biệt tông huấn Familiaris Consortio (1981), Tâm Thư gửi các gia đình (1994), Đức Phaolo VI và Chân phước Gioan Phaolo II đã đặc biệt nhấn mạnh đến hôn nhân và gia đình trong hoàn cảnh văn hóa ngày nay. Ngay từ năm đầu của triều đại Giáo Hoàng, chân phước Gioan Phaolo II đã liên lục nhấn mạnh về sự quan trọng của gia đình: “Gia đình là đường đi của Giáo Hội”. Thực vậy, gia đình chính là trường học thông công đặt căn bản trên giá trị của Tin Mừng.

Vào dịp kỷ niệm thứ 40 năm của tông thư Đời Sống Nhân Loại/Humanae Vitae năm 2008, các giám mục Canada đã cho ra một văn thư rất quan trọng, trong đó điều 19 cho biết như sau: “Tóm lại, tông thư ‘Đời Sống Nhân Loại’ của Đức Phaolo VI và tiếp theo là ‘Thần Học về Thân Xác’ đã được chân phước Gioan Phaolo II khai triển đã là một thách đố rất lớn cho thế giới, một thế giới đang hăm hở tự bảo vệ mình chống lại những tiềm năng kỳ lạ về sắc dục. Bước theo hai vị giáo chủ tiên tri này, Giáo Hội là chuyên viên về nhân loại đã đưa ra một ý tưởng bất ngờ: Dục tính là một người bạn, một tặng phẩm Chúa ban mà chúng ta biết được nhờ ở Thiên Chúa Ba Ngôi, để rồi Chúa lại yêu cầu chúng ta biểu lộ nó qua tất cả những vẻ huy hoàng và nghiêm chỉnh của nó cho những người bạn của chúng ta vào lúc khởi đầu của thiên niên kỷ thứ ba này. Khoa thần học về thân xác có thể coi là một cuộc cách mạng đã đưa lại nhiều kết quả tích cực trong suốt thế kỷ 21 này của Kitô giáo. Chúng tôi mời gọi các tín hữu là những người đi tiên phong thử nghiệm cái tiềm năng giải phóng ấy.”

 

DẤU CHỈ HY VỌNG CỦA HÔN NHÂN, ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH VÀ ƠN GỌI

Chấp nhận giáo huấn của Chúa Giêsu đòi hỏi một sự cởi mở và tin tưởng vào sức mạnh của Thiên Chúa giống như một đứa trẻ có cảm giác phải phụ thuộc vào cha mẹ. Khi tình yêu trở nên thực, mạnh mẽ và chắc chắn, nó cần phải có một viễn kiến, một niềm vui sáng tạo, một cuộc sống mới và một ước vọng thánh. Khi một cặp vợ chồng có Chúa Kitô là trọng tâm của kế hoạch đời sống của họ thì họ sẽ cảm thấy an bình thực sự của Chúa đang đổ tràn đầy trên con cháu họ.

Cuộc khủng hoảng ơn gọi ở Tây Phương hiện nay buộc chúng ta phải xem xét lại không những cách thức chúng ta khuyến khích nâng đỡ nó mà còn phải coi lại cả cái môi trường mà chúng ta đang gieo hạt giống ơn gọi. Mảnh đất phì nhiêu này chính là môi trường gia đình, giáo hội địa hpương và giáo xứ của chúng ta. Thực tế này có được là nhờ có Chúa Kitô hiện diện trong từng gia đình qua ân sủng của các phép bí tích, nhất là bí tích thánh thể, nhờ vào sự trung thành với Tin Mừng Phúc Âm và những giáo huấn của Giáo Hội.

Cũng có những xì xào trong cộng đồng và Giáo Hội chúng ta là chẳng có mấy hy vọng vào bí tích hôn nhân và đời sống gia đình. Đối với ai tôi không rõ, nhưng  riêng tôi, tôi hoàn toàn nghĩ ngược lại với họ, với những tiếng nói ồn ào, những tiếng xì xào đổ vỡ và thất vọng ấy. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm nuôi dưỡng cái văn hóa thực của hôn nhân và gia đình cũng như văn hóa của ơn gọi làm linh mục và tu trì hoặc tận hiến.

Năm ngoái tôi được hân hạnh chứng kiến một vài dấu chỉ hy vọng của hôn nhân và đời sống gia đình trong hai cuộc tĩnh tâm của sinh viên nơi môi trường đại học. Họ là những người trẻ cả nam lẫn nữ thuộc nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, thế hệ của chân phước Gioan Phao lo II và Đức Benedict XVI, họ không bị ràng buộc bởi những lý tưởng viển vông, hoàn toàn ở ngoài những môi trường đạo đức khô khan của thế hệ chúng tôi. Mắt họ luôn luôn chăm chú nhìn vào Chúa Kitô và họ yêu mến Giáo Hội và tất cả những sáng chói cùng bóng tối của nó.

Tôi chẳng bao giờ có được những đối thoại cởi mở và thoải mái hơn về hôn nhân và đời sống gia đình như những lần nói chuyện với họ. Nhiều người bày tỏ ý nghĩ rất tự nhiên và cởi mở về những cuộc hôn nhân đáng buồn, bị tan vỡ cũng như sự vắng bóng hoặc từ bỏ giáo xứ, Giáo Hội của cha mẹ họ. Họ thú thực là họ đã học được khá nhiều bài học hữu ích ở những sai lầm và mất mát của cha mẹ họ. Họ tỏ ý muốn theo đuổi con đường hôn nhân thánh và cuộc sống gia đình. Ước vọng của họ là có Chúa Kitô là bí tích nhiệm màu của cuộc sống và những giáo huấn của Giáo Hội trong cuộc sống hàng ngày của họ.

 

ĐÔI LỜI KẾT: SUY TƯ, BÀN HỎI VÀ CẦU NGUYỆN

Chúng ta đừng bao giờ quên rằng trong xã hội cũng có những mối dây liên kết khác về tình yêu, những cam kết và trách nhiệm hỗ tương giữa người này với người kia. Những sợi dây liên kết đó có thể tự nó là tốt, có thể vì luật lệ buộc phải làm. Nhưng nó không hẳn là giống như những sợi dây ràng buộc của hôn nhân. Nó có thể là một cái gì khác. Không một danh từ nào khác về pháp luật có thể làm thay đổi cái thực tế hiển nhiên mà ai cũng thấy là sự thề hứa kết hợp giữa hai người nam và nữ, không phải chỉ là sự liên đới giữa hai vợ chồng với nhau mà còn gồm cả khả năng tác dụng sinh con đẻ cái của họ nữa.

Trong tuần này, chúng ta hãy tự hứa cố tạo dựng một gia đình nhân loại, làm cho hôn nhân của mỗi chúng ta trở nên vững mạnh, được Chúa chúc phúc và nuôi dưỡng giáo dục con cháu chúng ta đàng hoàng, làm cho mái ấm gia đình chúng ta, giáo xứ, cộng đồng chúng ta trở nên thánh thiện, hân hoan niềm nở tiếp đón mọi người, nam cũng như nữ thuộc mọi sắc tộc, thành phần, ngôn ngữ và phong tục, cách sống khác nhau.

Với trách nhiệm truyền giáo/mục vụ, làm sao mỗi người chúng ta có thể chào đón tác vụ thánh của Chúa Giêsu trong hôn nhân giữa hai người nam và nữ? Chúng ta có sẵn sàng dạy dỗ con cháu chúng ta bằng những giáo huấn hôn nhân của Chúa Giêsu với tinh thần rộng mở không? Những yếu đuối và khuyết điểm nào cũng như những trạng thái đau khổ nào đã ảnh hưỏng cuộc sống hôn nhân của chúng ta ngày nay? Những cuộc hôn nhân này có thể sửa chữa được không và những đổ vỡ giữa vợ chồng với nhau có thể hàn gắn được không? Bổn phận của Niềm Tin đối với những bất trắc này là thế nào?

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những cặp vợ chồng để tình yêu lứa đôi của họ triển nở phong phú trong bí tích hôn nhân và khả năng tư duy về tình yêu Thiên Chúa đối với thế giới loài người. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho nhau để được Chúa chúa  phúc  cũng như có thể chịu đựng được những gánh nặng và thánh giá Chúa trao cho chúng ta. Chúng ta cũng đừng bao giờ quên những người không còn yêu nhau như thuở ban đầu nữa và những người đã từng đau khổ vì phải ly thân, ly dị và thù ghét nhau. Chớ gì họ tìm thấy được sự hàn gắn và an bình nơi cộng đồng Giáo Hội, sự niềm nở chào đón của những cặp vợ chồng hạnh phúc đang sinh nhiều hoa trái.

Fleming Island, Florida

Oct 5, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!