Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA ĂN HÀNG NGÀY

 

Bài đọc: Xh 24:3-8; Dt 9:11-15; Mc 14:12-16,22-26

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

LỄ VƯỢT QUA VÀ LỄ PHỤC SINH

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Thánh Chúa (Mc 14:12-16, 22-26) cho thấy có một liên đới giữa Ngày Đại Lễ Vượt Qua của người Do Thái và ngày Lễ Phục Sinh của Kito giáo. Lễ Vượt Qua còn gọi là Lễ Giải Phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập (Xh 12; Lv 23:5-6). Vào Ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên, dân Do Thái ăn mừng bằng cách giết một con chiên hay dê non không tỳ vết rồi lấy máu nó quét lên cửa nhà để sứ thần Thiên Chúa tránh không giết người con đầu lòng. Cử chỉ bẻ bánh trong buổi tiệc ly cuối cùng nói lên sự hiến dâng và chia sẻ của Chúa Giêsu với các môn đệ. Trong bữa tiệc ly này, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể và chức Linh Mục Tân Ước. Việc Chúa giải phóng dân Do Thái ra khỏi nước Ai Cập là hình ảnh báo trước Lễ Vượt Qua của Kitô Giáo, trong đó nhờ hy tế của Chiên Thiên Chúa mà nhân loại được thoát khỏi ách nô lệ ma quỉ và tội lỗi. Lễ Phục Sinh chính là Lễ Vượt Qua của Kitô Giáo. Uống chén máu thánh Chúa là tạo nên dây liên kết chung, linh động và tân ước với chúa Giêsu Kito. Máu chúa Kitô đã thánh hóa và làm sống lại mỗi người chúng ta. Thánh Thể là một cái gì hoàn toàn khác với bất cứ một hình thức kỷ niệm nào khác, mặc dù nó ẩn dấu dưới hình thức Bánh và Rượu.

 

 

MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA NUÔI LINH HỒN

 

Phụng vụ Thánh Thể chính là sợi dây liên kết, là khế ước giữa Thiên Chúa và dân ngài, như máu lưu thông từ tim đi các phần của cơ thể để nối kết với nhau làm thành sự sống và của nuôi linh hồn. Chúng ta được liên hợp với Chúa một cách rất thân thiết qua việc đón nhận mình và máu thánh chúa Giêsu. Chính bản tính của Thánh Thể hàm ẩn sự liên kết đó với Chúa và với cộng đồng. Số phận của chúng ta được gắn liền với chính cuộc sống của Chúa. Chúng ta không còn cô đơn, bởi lẽ máu chính là sợi đây nối kết chung của cả hai.

 

Hàng ngày chúng ta dâng lễ, là chúng ta mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng ta mừng trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa hàng năm là chúng ta để riêng ra một ngày để mừng một cách đặc biệt và long trọng một trong những ngày lễ hàng ngày ấy. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ mừng bánh và rượu trở thành mình và máu Chúa, nhưng chúng ta mừng vì có một đặc thù là bản căn cước mới được ban cho những ai cùng nhau chia sẻ mình và máu thánh Chúa Giêsu để rồi họ cũng trở nên giống như Chúa là mình và máu Chúa mà họ đã ăn và uống.

 

 

ĐÔI LỜI KẾT: CHIA SE CƠM ÁO CHO NGƯỜI NGHÈO KHỔ

 

Niềm tin Chúa Giêsu phục sinh tự nó sẽ chẳng sinh lợi ích gì cả và có thể nguy hiểm, nếu nó không kích thích chúng ta chia sẻ cơm áo với những người anh chị em huynh đệ đang đói khổ. Chúng ta không tham gia vào những sinh hoạt chính trị xã hội, nhưng chúng ta mừng mầu nhiệm thánh Chúa như một kỷ niệm hoặc hoài niệm, nghĩa là chúng ta hồi tưởng lại cuộc đời và sự chết của Chúa, về những kẻ không tin Chúa phục sinh, tưởng tượng mình đang ở địa vị danh dự của Chúa để bênh vực những kẻ bị áp bức và chia sẻ với những kẻ nghèo khổ không có đủ cơm ăn áo mặc. Khi chúng ta rước mình thánh Chúa là chúng ta tham dự với đấng đã trở nên của ăn và nước uống cho nhân loại.

 

Mỗi khi chúng ta thờ lạy Mình Thánh Chúa, chúng ta có nhận ra rằng Mình Thánh Chúa Kitô thực sự hiện diện như là cơm áo cho những người nghèo khó không?

 

Bí Tích Thánh Thể không phải là một quan niệm thần học, một bài học, một đồ vật, một ý tưởng hoặc cái gì không tưởng hay chỉ là một biểu tượng, nhưng là một con người thực có tên là Giêsu.

 

 

Fleming Island, Florida

June 7, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!