Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐỨC GIÊSU LÀ CHÚA CHIÊN LÀNH

(Acts:7-12. 1John 3:1-2. John 10:11-18)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Trong Kinh Thánh và ở thời Cận Đông cổ đại,  “mục tử” là một tước hiệu chính trị ám chỉ  bổn phận của vua chúa phải có đối với thần dân mình. Tước hiệu này nói lên toàn thể những ưu tư và cung hiến của mình cho tha nhân. Săn sóc gìn giữ đoàn chiên và kẻ giữ chiên là một phần quan trọng của nền kinh tế Palestine vào thời đại kinh thánh. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được gọi là Chúa Chiên của Israel, là người đi trước đoàn chiên (Cv 68:7), hướng dẫn chúng (Cv 23:3), dẫn chúng đến nơi có thức ăn và nước uống (Cv 23:2), bảo vệ chúng (Cv 23:4) và ẵm bồng những con chiên non nhỏ (Isaiah 40:11). Do lòng thương sót vô bờ đối với các tín hữu, ẩn dụ này nói lên một thực tế, Thiên Chúa chính là nơi trú ẩn của muôn dân.

Trong ca vịnh 23, tác giả nói về Chúa như là mục tử của mình. Hình ảnh mục tử như là chủ nhà cũng được thấy trong ca vịnh tình yêu này. Mục tử và chủ nhà là hai hình ảnh được xếp đặt đối ngược với cảnh hoang vắng chết chóc nơi sa mạc, ở đó người bảo vệ chiên cũng là người bảo vệ khách di hành qua sa mạc, cung cấp nơi nghỉ chân và an ninh để kẻ thù khỏi tấn công.  Cái gậy là khí giới tự vệ để chống trả thú dữ, còn nhân viên là dụng cụ yểm trợ. Những hình ảnh đó tượng trưng cho nỗi ưu tư và lòng trung tín.

Tân Ước cũng nhận xét về mục tử không khác với cựu ước. Họ biết chiên của họ (Ga10:3), đi tìm kiếm chiên lạc (Lc 15:4ff), và hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên (Ga10: 11-12). Mục tử chính là hình ảnh Thiên Chúa (Lc15: 4ff).Tân Ước không bao giờ gọi Chúa là mục tử. Chỉ thấy nói tới trong ngụ ngôn chiên lạc mà thôi (Lc 15: 4ff; Mt 18: 12ff). Ở đây, Thiên Chúa giống như một mục tử vui tươi hiền hậu, một nhân vật trong  chuyện ngụ ngôn, vui mừng tha thứ và đổi cải kẻ tội lỗi. Sự chọn lựa hình ảnh này phản chiếu một cách sống động sự tương phản giữa tình yêu chúa Giêsu đối với kẻ tội lỗi và vẻ khinh miệt của các Pharisiêu đối với họ. Điều này có thể nói được rằng câu chuyện trên đường Emmaus trong  Tin Mừng thá nh Luca (Lc 24: 13-35) chính là sự nối tiếp của cuộc hành trình và sự theo đuổi của chúa Giêsu đối với các môn đệ cứng lòng đã được tượng hình qua câu chuyện ngụ ngôn người mục tử. Người mục tử đi tìm kiếm chiên lạc cho đến khi nào thấy lại được và đem nó sát nhập trở lại với đoàn chiên (Lc15: 3-7).

 

TIN TƯỞNG NƠI CHÚA

Chúa Nhật thứ 4 sau Phục Sinh còn gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Chúng ta gặp được Chúa Chiên Lành là một mục tử sinh đẹp và quí phái (theo bản văn tiếng Hy Lạp), ngài biết đoàn chiên của ngài một cách thân thiết. Chúa Giêsu đã biết chiên của mình và rât lo âu, cảm mến số phận của chúng. Ngài lấy một trong những ẩn dụ lý thú này để quả quyết với chúng ta là chúng ta có thể hoàn toàn đặt tin tưởng nơi ngài. Đối với những ai đã nghe chúa Giêsu tuyên nhận tước hiệu này, thì phải hiểu là nó hơn cả những gì gọi là dịu dàng và lòng yêu thương đầy trắc ẩn. Mức độ của loại tình yêu này nó vừa bi thảm vừa sáng chói và vĩ đại đến độ mục tử đã tự hiến dâng mạng sống mình cho đàn chiên.

Không giống như những kẻ làm thuê vì được trả tiền, Chúa chiên lành đã hiến mạng sống mình cho đàn chiên vì tình yêu vị tha tinh tuyền. Chiên phải có trách nhiệm đối với mục tử, vì mục tử cũng là chủ của chúng. Chúng là đối tượng của tình yêu và ưu tư của Chúa. Vậy sự tận hiến của mục tử cho đàn chiên là hoàn toàn vô vị lợi. Chúa chiên lành thì sẵn sàng chết vì chiên của mình chứ không bỏ chúng mà chạy. Đối với kẻ làm thuê, chiên thì đơn thuần chỉ là hàng hóa, một loại thương phẩm., chúng được trông coi gìn giữ vì chúng có thể cho người ta len và thịt.

Vẻ tươi đẹp sáng chói của Chúa Giêsu, Chúa Chiên Lành, nằm ở hai chữ “Tình Yêu”, vì nó mà Chúa đã hiến mạng sống của Chúa, chết cho mỗi một người chúng ta, từng người, từng con chiên một. Để được như vậy, Chúa đã thiết lập một liên hệ tình yêu trực tiếp và riêng cá nhân giữa mỗi một người chúng ta. Vẻ tươi đẹp và hiền dịu quí phái của Chúa Giêsu được biểu hiện qua cung cách tự Chúa làm cho chúng ta yêu mến Chúa. Từ đó, trong chúa Giêsu, chúng ta khám phá ra được Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con là những mục tử luôn luôn săn sóc giữ gìn chúng ta. Các ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta cả những khi chúng ta bướng bỉnh, cứng đầu cứng cổ, điếc câm và nghi hoặc.

Đôi khi, hình như các tín hữu lại cứ thích đặt những nhu cầu của các mục tử lên trước hết. Dân chúng, tín hữu chỉ là phương tiện để đi đến mục đích là làm cho vị lãnh đạo được hài lòng sung sướng. Do đó phải chăng họ đã đặt ưu tiên cho mục tử trước rồi mới đến chiên? Chủ đích của những bài đọc Chúa Nhật hôm nay là nói về chiên và sự an sinh của chúng. Mục tử chỉ là phương tiện để bảo đảm cho cứu cánh, tức sự an vui hạnh phúc của đoàn chiên. Chiên phải được đặt ưu tiên lên trước hết, mục tử phải được đặt ở cuối cùng. Tin Mừng thánh Gioan vẽ lên hình ảnh chúa Giêsu là mục tử đã hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.

 

ƠN GỌI LÀM MỤC TỬ

Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh cũng là ngày cầu nguyện cho ơn gọi trên toàn thế giới. Những bài đọc hôm nay rất thích hợp cho chúng ta khi xin Chúa mùa gặt và Giáo Hội sai thêm nhiều thợ gặt đến ruộng lúa mênh mông của chúa. Như là mẫu mực của nghệ thuật chỉ huy, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng Tình Yêu phải là lý do độc nhất thôi thúc thực thi sứ mạng mục vụ, đặc biệt là sứ mạng mục vụ của mục tử. Ngài cũng cho thấy rằng không có một ngoại lệ hay miễn trừ nào đối với các vị lãnh đạo tôn giáo.

Nếu có những con chiên ở ngoài đoàn chiên, ngay cả khi chúng không thuộc về đoàn chiên của mình, thì chủ chiên tốt vẫn phải đi tìm kiếm chúng, nuôi dưỡng và giúp cho chúng có an sinh đầy đủ. Rồi đem chúng về với đoàn chiên của mình để chỉ có một đoàn chiên và một chúa chiên mà thôi. Yếu tố thôi thúc bao chùm tất cả vẫn là Tình Yêu, không phải công lý xã hội, không phải công bằng luân lý, cũng không đơn giản là nhân nhượng, khoan dung hay tha thứ, và chắc chắn cũng không phải là những sửa đổi chính trị hay những con số thống kê tuyệt vời làm choáng mắt. Chỉ có Tình Yêu có thể vẽ lên một vòng tròn thu gọn tất cả mọi người vào bên trong.

Mục tử thì có quyền trên chiên. Khi chúng ta ngắm nhìn chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, là chúng ta nhắc nhở mọi người chú ý đến những kẻ mà chúng ta đang thi hành quyền lực của chúng ta: như trẻ con, ông già bà cả, những người cùng làm việc chung với chúng ta và các đồng nghiệp, những người khốn cùng cầu xin chúng ta giúp đỡ tuần này tháng nọ, những người đặt hy vọng nơi ta để có những nhu cầu thiết yếu cả vật chất lẫn tinh thần. Không cần biết chúng ta khoác trên người tước hiệu gì, cái gậy và thần dân mà chúng ta đang săn sóc không phải là biểu tượng của áp bức, kẻ cả nhưng là hy sinh và cống hiến. Những bài đọc hôm nay thôi thúc chúng ta xin tha thứ cho những khi chúng ta không đáp ứng những đòi hỏi của những con chiên mà chúng ta đang săn sóc, đồng thời khấn xin thêm hồng ân để trở nên những mục tử tốt. Chúng ta một lần nữa sửa sai con mắt chúng ta đối với Chúa Chiên Lành là đấng biết rõ những con chiên khác không thuộc về đoàn chiên này không phải là những con chiên lạc, mà là chiên của Chúa.

 

ĐÔI LỜI KẾT

Một suy tư sau cùng về nhiệm vụ của người mục tử. Những nhà nhân chủng học cho biết giữa nghề săn và nghề nông để phát triển mùa màng thì người mục tử/kẻ chăn chiên phải là người hiện diên ở cả hai phía để liên kết họ với nhau. Vì lý do đó, mục tử được coi như là nhân vât trong truyện thần tiên hoặc chuyện cổ tích thời cổ đại, là biểu tượng kết hợp mọi tương khắc thành một trong Chúa. Điều mà các dân ngoại tỏ ý thì niềm tin của người Kito hữu buộc phải thu nhặt nó lại vào trong cái nôi thực tế cùng với chúa Giêsu là đấng hòa giải vĩ đại. Ngài là Chúa Chiên Lành, đấng đã đi vào trung tâm điểm của mọi xung đột để thiết lập nên vẻ đẹp mỹ miều, hiệp nhất và hòa bình.

Chớ gì mọi người đều cố gắng trở nên mục tử tốt trong Giáo Hội và trên toàn thế giới. Khi chúng ta đi vào những địa hạt xung khắc và khổ tâm của chính thời đại chúng ta, chớ gì Chúa dùng chúng ta như những dụng cụ để thiết lập Vẻ Đẹp, vẻ Quí Phái, Hiệp Nhất và Hòa Bình 

Fleming Island, Florida

April 29, 2012.

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!