Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA KITÔ VÀ LINH MỤC

 

Chúa nhật XXIX Thường Niên B

(Isaiah 53: 10-11. Hebrews 4: 14-16. Mark 10: 35-45/10:42-45)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 

“Con Người đến để hy sinh mạng sống mình làm của lễ cứu chuộc muôn dân”

Lúc ấy, hai người con ông Giêbêđê là Gioan và Giacôbê đến gần Đức Giêsu và nói: “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây”. Ngài hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?”. Các ông thưa: “Xin cho hai anh em chúng con, một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang”. Đức Giêsu bảo: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép thanh tẩy Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: “ Thưa được”.  Đức Giêsu bảo: “Chén Thầy uống anh em cũng sẽ uống, phép thanh tẩy thầy chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã dọn sẵn cho ai thì kẻ ấy được.”

Nghe vậy, người môn đệ kia đâm ra tức tối với hai ông Giacôbê và Gioan. Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết, những người được coi là lãnh tụ các nước thì sai khiến dân như ông chủ và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Nhưng giữa anh em thì không như vậy. Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải tự làm người phục vụ anh em. Ai muốn đứng đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn dân”. (Mc.10:35-45)

                                                        ***

Những bài đọc Chúa Nhật hôm nay kêu gọi chúng ta hãy cầu nguyện cho thiên chức linh mục và các công tác mục vụ của các ngài.

Bài đọc 1 là một đoạn trong sách Isaiah nói về người tôi tớ đã gánh chịu mọi đau khổ, phiền muộn, xỉ nhục  vì những bất công của dân chúng. (Isaiah 53:2-11). Bài đọc 2 nói về Chúa Kitô là thầy cả thượng tế cũng là con người, đã chịu mọi thử thách như chúng ta trừ tội lỗi. Bài Phúc Âm thì nói về “Con Người” ấy đã đến và hy sinh mạng sống mình để cúu chuộc mọi người (Mc 10:35-45). Cả ba bài lời Chúa đều làm nổi bật trọng tâm của chức vụ linh mục và ý nghĩa của Phép Thánh Thể mà chúng ta thờ lạy và tôn kính.

Theo tinh thần Công Đồng Vatican 2, Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, là giáo dân, dù không có chức thánh như các linh mục, chúng ta, những tín hữu cũng có thể làm công tác truyền giáo như các linh mục trong quyền hạn của chúng ta và cảm nghiệm mình như là linh mục để thực thi Lời Chúa..

Trong tuần này, chúng ta cùng nhau suy niệm ý nghĩa các bài đọc 2 của Chúa Nhật này và Chúa Nhật sau (Dt 4: 14-16 và 5: 1-6).

 

TÔI TỚ NHIỆM MÀU CỦA ISAIAH

Trước tiên là bài đọc 1 trong sách tiên tri Isaiah (53:10-11). Người “Tôi tớ đau khổ” với hình ảnh “Nhiệm Màu” không phải chỉ là dấu chỉ Tình Yêu Thiên Chúa đối với loài người mà còn là đại diện cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa.

Chí có Thiên Chúa mới định giá được cái cao cả thực sự của người tôi tớ của Chúa. Bởi vì ngài đã chịu đau khổ vì tội lỗi của mọi người, nên ngài được coi là kẻ tội lỗi, bị khinh khi hất hủi hầu hoàn thành ước nguyện Thiên Chúa nên sẽ được Thiên Chúa thưởng công.

 

CHÚA GIÊSU, VỊ THƯỢNG TẾ SIÊU PHÀM

Trong thư gửi tín hữu Do Thái (Dt 4:14-16), thánh Phaolo đã gọi chúa Giêsu là vị thượng tế siêu phàm (c.14). Ngài đã bị thử thách mọi mặt như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi (c.15). Điều này được thể hiện qua việc chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ, không phải chỉ lúc khởi đầu (Dt 1:13) mà trong suốt cả cuộc đời của ngài ở trần thế (Lc 22: 28). Hai đoạn thư gửi tín hữu Do Thái có ý nghĩa tương tự như nhau (Dt 4:16 và Dt 10: 19-22) cho thấy thánh Phaolô khuyến khích chúng ta mạnh dạnh bước lại gần Thiên Chúa nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu là thầy thượng tế cao cả.

Cuộc sống chúa Giêsu đã thể hiện dưới hai hình thức khác nhau trong Cựu Ước và Tân Ước. Trong Cựu Ước / Kinh Thánh của  Israel, Đức Giêsu được gọi là “tôi tới” nhiệm màu của Isaiah để sống và thực hành lời hứa của Thiên Chúa. Vị “Thượng Tế Cao Cả” nói trong Tân Ước là Đức Giêsu, là con trẻ sinh ra ở Bethlehem, bị đánh đập, xỉ vả, bị bêu rếu ở Jerusalem “Đây Là Người / Ecce Homo” và chịu chết trên thập giá. Ngài không xa lạ gì với chúng ta, không khác gì chúng ta, nhưng Ngài là đấng duy nhất có đầy lòng yêu mến, cảm thương chúng ta, vì Ngài thấu hiểu được những yếu hèn và nỗi khổ đau cũng như những cám dỗ mà chúng ta gặp phải (Dt 4:14-15).

Chúng ta cũng nên tự hỏi: Chúng ta có phải là con người tư tế như Ngài không? Chúng ta có sống vì tha nhân không? Thế giới này, cộng đồng này, giáo xứ này có bớt đi hận thù, ít bạo động, thêm thương yêu, tử tế, hiền hoà, tha thứ và quảng đại hơn vì chúng ta không?

Trong Tông Huấn Rao Truyền Phúc Âm Trong Thế Giới Ngày Nay / Evangelii Nuntiandi năm1975 rất có giá trị và đáng ghi nhớ, Đức Phaolo VI đã nói: “Con người thời nay họ thích nghe chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ lắng nghe thầy dạy là vì thầy dạy là chứng nhân”. Như vậy truyền đạo bằng kinh nghiệm sống, gương sáng thực, hẳn phải là châm ngôn của các mục tử.

Đừng để đến khi chúng ta cảm thấy tâm hồn trống rỗng, và công việc mục vụ của chúng ta bị thất bại chúng ta mới đấm ngực tự vấn: Chúng ta có thực sự sống Lời Chúa không? Lời Chúa có thực sự nuôi dưỡng con người chúng ta hàng ngày hơn cả cơm gạo và mọi sự ở trần gian này không? Chúng ta có yêu mến và thực hành Lời Chúa không? Chúng ta có thấm nhuần Lời Chúa một cách sâu đậm đến độ lời Chúa đã ghi dấu thực sự trong cuộc sống của chúng ta, uốn nắn tư tưởng chúng ta, khiến có sức thu hút và khuyến khích người khác làm theo không?

 

THƯỢNG TẾ TRONG CỰU ƯỚC VÀ LINH MỤC TRONG TÂN ƯỚC

Cựu Ước không bao giờ đòi hỏi các thượng tế phải hành động giống như những người anh em huynh đệ, trái lại họ luôn luôn cách biệt với dân thường. Không một văn kiện nào cho biết thầy cả thượng tế phải sạch khỏi mọi tội lỗi. Trong Cựu Ước, bất cứ một thái độ nào gọi là cảm thông với kẻ tội lỗi đều coi như không xứng hợp với chức tư tế.

Không giống như những tư tế Levi, cái chết của Chúa Giêsu nói trong Tân Ước chính là cái chết vì chức linh mục của Chúa. Ngài là linh mục của cảm thông. Quyền lực của Chúa thu hút chúng ta vì ngài đầy lòng khoan dung và cảm thông. Cuối cùng, vì chúng ta mà Chúa Giêsu giáng trần. Ngài đến để phục vụ. Ngài chịu tất cả mọi thử thách như chúng ta, do đó Ngài thấu hiểu tất cả những khó khan, gian khổ của chúng ta. Ngài cũng là con người nên ngài hiểu rõ chúng ta từ trong ra ngoài. Vì vậy mà Ngài có được lòng cảm thông sâu xa đối với chúng ta.

Bản tính người của linh mục ví như người lái buôn, chỉ chuyên lo thu mua, luợm lặt, góp nhặt mọi sự về cho mình, trái lại linh mục tính, giống như người tiêu thụ, chỉ biết cho đi và hy sinh xả thân mình vì tha nhân. Như vậy, chẳng có gì phải thắc mắc là ơn gọi làm linh mục quả là phải đối đầu với biết bao nhiêu là thách đố ngổn ngang về tình, tiền, giàu sang, danh vọng, chức quyền….Nhưng, có gian khổ, có vinh quang.

 

CÁC CON CÓ THỂ UỐNG CHÉN ĐẮNG NÀY ĐƯỢC KHÔNG?

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ một câu có vẻ bí mật và khó hiểu: “Các con có thể uống được chén mà thầy uống không, hoặc chịu phép thanh tẩy như thầy chịu không? (Mc 10:38-40).

Câu ẩn dụ “Uống Chén Này” được dùng trong cựu ước để chỉ sự chấp nhận số mệnh mà Thiên Chúa đã chỉ định. Trường hợp Chúa Giêsu, câu này liên hệ đến việc  Thiên Chúa phán xét tội lỗi loài người; mà Chúa Giêsu, là người vô tội, lại phải đền tội cho những kẻ tội lỗi (Mc 14:24; Isaiah 53:5). Phép thanh tẩy Chúa chịu ám chỉ Chúa bị đóng đanh trên thập giá và chết để cứu chuộc nhân loại. Những đòi hỏi của hai ông Giacobê và Gioan xin được hưởng vinh quang với Chúa (Mc 10:35-37) phải được hiểu là chia sẻ mọi đau khổ, đắng cay, nhẫn nhục chịu đựng tai ương trăm bề với chúa Giêsu vì Tin Mừng ( Mc 10:39). Còn việc chỉ định chỗ ngồi trên nước trời là do quyền sắp đặt của Thiên Chúa (Mc 10:40).

Bất cứ việc gì mà các môn đệ làm nhân danh quyền bính, giống như quyền bính của Chúa Giêsu, thì phải được đổi thành công tác phục vụ, không phải là phục vụ cá nhân mình, để vinh thân phì gia và tự cao tự đại (Mc 10:42-44), mà là phục vụ tha nhân (Mc 10:45). Hành động phục vụ của chúa Giêsu là cuộc khổ nạn, cái chết trên thập giá vì loài người (Mc 10:45).

Bài phúc âm hôm nay đưa ra một kết luận rất quan trọng, đó là sứ điệp của chúa Giêsu: “Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, hy sinh mạng sống mình hầu cứu chuộc muôn dân”.

Thực vậy, Chúa Giêsu đến thế gian không phải để kiếm lợi lộc, mưu cầu danh giá, quyền cao chức trọng, nhiều tiền lắm của cho riêng mình, mà là để phục vụ loài người, đưa đến cảnh chết chóc trên thập giá.

Cựu Ước không cắt nghĩa cách thức Thiên Chúa “trả giá” cho dân Ngài. Nhưng cuộc khổ nạn, nỗi đau đớn khốn khổ, buồn phiền và cái chết ê chề của Con Một Thiên Chúa đã làm nổi bật “cái giá phải trả”, nhờ đó chúng ta mới khả dĩ có thể được cứu rỗi với điều kiện phải biết hiến dâng chính thịt và máu mình bằng cách này hay cách khác.

Các linh mục cũng cần phải đưa vai gánh vác, dùng chính máu thịt mình chịu đựng tất cả mọi tội lỗi và khó khăn bất trắc của người đời. Với cách thức đó, các ngài mới có thể cảm nhận, chia sẻ nỗi đau đớn ấy trong xương thịt các ngài hầu biến nó thành một phần thân thể của mình như chính chúa Giêsu đã làm. Thánh Phaolo đã viết trong thư thứ hai gửi cộng đồng tín hữu Corintô: “Thiên Chúa đã biến chúa Kitô là đấng chẳng hề biết tội là gì, thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta trở nên người công chính của Chúa” (2Cr 5:21).

 

LINH MỤC XẢ THÂN, CHẤP NHẬN ĐAU THƯƠNG.

Linh mục là người chăn chiên được giao phó những nhiệm vụ rất khó khăn và cơ cực nhưng cũng oai phong trong những hoàn cảnh gian nan, đòi hỏi phải cố gắng. Các ngài được truyền chức thánh  để tụ họp dân Chúa, để rao truyền Lời Chúa, làm Phép Rửa, mừng Lễ Bẻ Bánh và liên tục nói lời Tạ Ơn Thiên Chúa vì những ân sủng Chúa ban.

Các ngài cũng được Chúa ủy thác để giúp đỡ những người nghèo khó và người cần phải được giúp đỡ với lòng quảng đại. Công tác mục vụ có đạt kết quả hay không là nhờ ở quyết tâm và những gương sáng sống động của các ngài.

Tuy nhiên các ngài vẫn phải chứng tỏ là những đầy tớ bất xứng được sai đi để thi hành công tác của Chúa Kitô. Ai trong số các linh mục lại có thể xứng đáng với lời mời gọi cao cả ấy nhỉ ?

Là con người, các linh mục có thể sai lầm, nhưng với tư cách linh mục và những đặc quyền Chúa ban, công việc các ngài thi hành hàng ngày trên bàn thờ hay trong tòa giải tội thì tuyệt đối không thể không có giá trị và mất hiệu quả do sự yếu đuối và tội lỗi của mình. Tín hữu không thể bị mất ân sủng Chúa vì sự bất xứng của các linh mục, bởi vì chính chúa Giêsu mới là đấng tế lễ, thanh tẩy, hòa giải và tha thứ. Linh mục chỉ là dụng cụ của chúa Kitô mà thôi.

Chỉ khi nào những vị chăn chiên tôi tớ bị khốn khổ đau thương thì lời Chúa mới thấm nhập lòng người , thúc đẩy họ giúp đỡ thương yêu nhau. Chỉ khi nào các ngài để cho tim mình tan đi vỡ lại trong niềm vui phụng sự dân Chúa thì lúc đó các ngài mới thực sự là những linh mục có hiệu lực, những đấng chăn chiên tốt lành.

Lúc đó trái tim bị thương và tan vỡ mới chính là trung tâm điểm của sứ mạng mục vụ và chăn dắt chiên thực sự của Giáo Hội ngày nay. Không phải trái tim tan vỡ trong tình huống thất vọng, nhưng là trái tim mở rộng để trìu mến ôm cả thế giới vào lòng, một trái tim tan vỡ có khả năng dẫn tới niềm vui cuối cùng, bởi vì quí vị đã hiến dâng tất cả cho Thiên Chúa và đặt toàn thể thế giới vào trong chính trái tim của quí vị.

Chúa Giêsu là linh mục toàn hảo. Tim Ngài hừng cháy yêu thương, Ngài xả thân và hân hoan hiến trọn mình cho mọi người. Ngài đã hy sinh mạng sống mình, chịu chết cho muôn dân. Ngài hạ mình làm tôi tớ, chịu đau khổ để cùng với những người anh em huynh đệ sống hiệp nhất và nhiệt tình thông công với toàn thể gia đình nhân loại. “Con Người” đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ và hiến dâng thân mình hầu cứu chuộc muôn dân, để ngày nay các linh mục cũng được thừa hưởng như vậy.

Cho dù những bài giảng có hùng biện biết mấy, những bài viết luận lý, suy niệm có tuyệt vời đến đâu cũng không thể so sánh hoặc thay thế cho tình yêu thương của các ngài đối với Đức Kito. Tình thân huynh đệ giữa linh mục và chúa Giêsu sẽ như những sợi dây liên kết các đồng nghiệp, đồng môn lại với nhau, có sức thu hút mọi người khiến họ có thể nhận ra được vẻ cao quí, tươi đẹp và vĩ đại của Thiên Chúa.

Người linh mục không thể quên rằng dân chúng / giáo dân sẽ say mê Chúa vì những gương sáng vị tha và hy sinh hết mực của mình.

Có gian khổ, có vinh quang. “Các con có uống được chén đắng này cùng Thầy, chịu phép Thanh Tẩy mà Thầy sắp chịu không?” (Mc 10:38-40)

Fleming Island, Florida

Oct.19, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!