Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÃY TỰ XÉT MÌNH ĐỂ TRỞ NÊN KHIÊM TỐN

 

Chúa Nhật XXVI Thường Niên B

(Dân số 11: 25-29, Giacobê 5: 1-6; Mac cô 9: 38-43, 45, 47-48)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 

SỨ MẠNG CỦA TIÊN TRI

Các tiên tri trong kinh thánh là những vị được Thiên Chúa kêu gọi để  trở thành sứ giả và người diễn nghĩa lời Chúa. Lời Chúa một khi đã xâm nhập các tiên tri thì buộc các ngài phải lên tiếng.

Tiên tri Amos nói: “Thiên Chúa phán: Ai mà lại không nói tiên tri được nhỉ?” (Amos 3:8). Jeremiah chán nản bởi vì lời ông nói trước về sự đau khổ của dân ông đã không hiệu quả làm cho lời Chúa mất thiêng: “Tôi tự nhủ, ‘tôi sẽ không nghĩ đến Chúa nữa, không nói bất cứ điều gì nhân danh Chúa nữa’, nhưng trong tôi như lửa bừng bừng cháy, xâm nhập vào cả xương cốt tôi. Tôi cố hết sức nén lại nhưng không tài nào làm nổi” (Jeremiah 20: 9).  Bất cứ một hình thức tiên đoán nào của một tiên tri thực thuộc dòng Israel dưới viễn ảnh của Thiên Chúa một khi đã xâm nhập vào tư tưởng của họ thì họ sẽ nhìn thấy tất cả mọi sự đều nằm trong quan điểm của Thiên Chúa và họ không thể cưỡng lại được buộc họ phải nhìn ra sự thật đúng như vậy. Do đó, sứ mạng căn bản của một tiên tri là vâng theo Lời Chúa truyền.

 

CHỚ CHI TOÀN THỂ DÂN CHÚA ĐỀU LÀ TIÊN TRI CẢ !

Trong bài đọc 1 hôm nay (Dân Số 11: 25-29), Thiên Chúa ban lời tiên tri cho những kẻ khác đã làm cho ông Maisen ngạc nhiên. Trước kia ông Maisen đã than phiền với Chúa là một mình ông không thể cung cấp mọi sự cho toàn thể dân Israel  trong sa mạc được. Để làm nhẹ gánh cho ông, Chúa đã hứa ban thần trí tiên tri của Maisen cho 70 vị trưởng lão. Mặc dù Eldad và Medad lúc đó không hiện diện ở trong trại  khi Chúa ban quyền tiên tri nhưng họ vẫn nhận được tặng quyền đó.

Khi phụ tá của Maisen là Joshua tỏ ý muốn đàn áp cuộc nổi loạn chống lại quyền bính ấy thì ông Maisen trả lời: “Ngươi lại ghen tức thay cho ta hay sao? Chớ chi toàn thể dân Chúa là tiên tri và, được Thiên Chúa ban thần trí  xuống cho họ!” (Dân số 11: 29). Riêng ông Maisen rất vui mừng vì thần trí tiên tri được chia sẻ với những người không trực tiếp hiện diện trong cuộc ủy quyền đầu tiên của những vị trưởng lão. Hành động của Joshua có thể bị phê phán vì tội ghen tương. Quyền bính thần trí có thể đưa tới những lạm dụng nghiêm trọng.  Nó cần phải được sử sự một cách cẩn thận, khiêm tốn và công bằng. Đây là một bài học cho thấy Thiên Chúa chia sẻ thần trí không giới hạn. Thiên Chúa chính là mẫu mực.

 

GIÀU SANG HIỆN TẠI CHỈ LÀ VÔ NGHĨA

Việc lột mặt nạ những kẻ giàu có bất chính trong thư thánh Giacobê ở bài đọc  2 hôm nay chỉ là nhắc lại những lời tiên tri trong cựu ước (vd.Amos 8: 4-8). Nó không có chủ đích gây ảnh hưởng trên người giàu có đã được nói đến một cách quyết liệt, nhưng đúng ra là cảnh báo những tín hữu về sự cứu rỗi số mệnh nguy khốn của những kẻ lạm dụng sự giàu sang và, có lẽ cũng là một  an ủi cho những người bị những kẻ giàu sang áp bức (Gc. 2: 5-7). Cách dẫn nhập giống nhau trong hai đoạn  Gc 5: 1-6 và Gc 4: 13-17 cũng như cách nói trực tiếp trong toàn thể câu chuyện cho thấy ý nghĩa của cả hai đoạn đều đi song hành với nhau. Tuy nhiên, một đoạn thì với giọng gay gắt hơn và không có gì tỏ ra cho thấy đương sự có cơ hội ăn năn thống hối. Đoạn kia ( 5: 2-3), những câu nói dùng danh từ hư nát, mối ăn, sét rỉ có lẽ chỉ cho ta thấy cái vô nghĩa của sự giàu sang nơi trần thế.

Ngoài ra, mặc dù vàng bạc thực tế không thể rỉ sét được (c.3), nhưng cách diễn tả cho thấy cái vô giá trị của nó.

Bài đọc theo thánh Giacobê này không đi song song với hai bài đọc kia, nhất là trong phần quà tặng thần trí được đặt ngoài vòng trực tiếp với các môn đệ của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nó lại có những lời nói nặng nề đối với những kẻ giàu có chuyên lợi dụng nhân công và ăn bớt tiền công của thợ cũng như lạm dụng quyền thế của mình. Thánh Giacobê đã công khai nói về vấn đề công ăn việc làm, tiền lương  thợ, phần thưởng xứng đáng với việc làm của họ. Tác giả quả quyết người giàu có đã đối sử bất công với thợ thuyền, bởi vì họ đã ăn bớt, giữ lại tiền lương của thợ, vàng bạc của họ sẽ bị hao mòn và áo quần sẽ bị mục nát và mối mọt gắm nhặm. Những người giàu sang không nhận ra rằng Thiên Chúa chính là vàng của những kẻ nghèo hèn, và chính Ngài sẽ can thiệp giúp đỡ họ.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA THÁNH MÁC-CÔ

Đoạn Phúc Âm hôm nay (Mc 9: 38-43, 45, 47-48) tuy rời rạc nhưng nếu gom lại với nhau thì có lẽ cũng phản ảnh những vấn đề của cộng đồng giáo hội của thánh Mac Cô. Trước tiên ta thấy  cuộc đối thoại giữa thánh Gioan và Chúa Giêsu về người ngoại trừ tà quỉ (Mc 9: 38) và tiếp theo là Chúa Giêsu khước từ đặc quyền của các môn đệ (c. 39-40). Trong phần 2 (c.41), bất cứ ai cho các môn đệ uống nước thì người đó thuộc về Chúa Kitô. Trong phần 3 (c.42) Chúa Giêsu đưa ra những vấn đề nho nhỏ để kết luận tất cả đều phụ thuộc vào Thiên Chúa mà không một ai có thể hiểu khác được.

Có một điều khôi hài là việc Chúa Giêsu cắt nghĩa hành động của các môn đệ khi các ông cố gắng ngăn cản không cho người ngoại trừ tà quỉ. Trong những câu (Mc 9:14-29), chính các môn đệ đã không trừ được tà quỉ ra khỏi một em bé trai và đã bị Chúa Giêsu quở trách nặng nề. Họ lại muốn giới hạn kẻ trừ tà quỉ chỉ vì người ta không thuộc về nhóm của các ông. Vấn đề bây giờ đã rõ ràng là không phải người trừ tà quỉ nhân danh Chúa Giêsu mà làm mà họ phải là thành phần trong tổ chức của các ông đã được Chúa chọn. Thái độ quyết đoán độc quyền của các môn đệ đã hiển hiện rõ ràng ai cũng biết. Sự thành công của người ngoại quốc trừ tà quỉ đã là mối đe dọa cho tình trạng gọi là “chính thức” của các môn đệ ! Chúa Giêsu đã trả lời bằng một câu quyết định, cho ta thấy thế nào là sứ vụ đưọc phép và  không được phép. Đức Giêsu bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi sau đó lại có thể quay ra nói xấu Thầy” (Mc.9; 39). Xem vậy, các môn đệ quả là cần phải nuôi dưỡng ơn quảng đại và   khoan dung hào hiệp.

 

TỰ XÉT MÌNH

Trong  phần  2 của bài Tin Mừng, chúng ta thấy nhiều thí dụ cho thấy chúng ta cần phải tự  kiểm thảo  mình. Các môn đệ đã được Chúa trực tiếp khuyến cáo nên suy nghĩ về cách sống và sứ vụ của mình. Có lời nói hoặc hành động nào của mình đã vấp phạm hoặc khiến trẻ thơ phạm tội không? Thánh Mac cô đã dùng lời Chúa để khuyên đừng làm gương xấu và đừng dùng tay, chân, mắt mình như phương tiện để gây tội lỗi. Chúa Giêsu không buộc chúng ta phải cắt tay, móc mắt, chặt chân. Nhưng Chúa dùng cách nói tượng hình một cách sống động, có khi một cách thái quá để diễn tả ý Chúa. Lệnh của Chúa Giêsu là “cắt nó đi” nhưng không phải là cắt bỏ, mà chính ra là kêu gọi một sự giải phóng, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi để đạt tình yêu  mà không  ngần ngại e dè gì cả, không bị trói buộc vì tính vị kỷ, trong đó  tất cả mọi sự, mọi người và cả Thiên Chúa cũng phải xoay vần, chạy chung quanh ta. Điều nghịch lý của câu chuyện này là ở chỗ: Chúng ta càng chú tâm vào Chúa là đấng sống trong ta, vào dân mà Thiên Chúa thương yêu một cách đặc biêt, và vào trần thế là nơi Thiên Chúa coi như một tạo vật “rất tốt” (Kn.1: 31), thì những kẻ giàu sang hơn càng là mối lạc thú của chính chúng ta vậy. Đời sống con người quả là một sợ dây nối kết tương quan / liên đới giữa Thiên Chúa và Con Người với Trần Thế.

Mặc dù có sự tách biệt riêng rẽ giữa những yếu tố đó, đoạn Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta một liều thuốc giải độc rất mạnh đễ chữa cơn cám dỗ chưa bao giờ xẩy ra nơi các tông đồ, những vị được Chúa chọn và được đánh giá quá cao, ngoài mức độ

Tự xét mình để trở nên khiêm tốn chứ không để tự đề cao và khoe thành tích bề ngoài mà bên trong thì rỗng tuếch, đầy tự kỷ và hống hách…

 

 của nó. Bản tính con người là ưa phán xét, đôi khi khuynh hướng xét sử của chúng ta là kiểu kẻ cả, ta đây, để đi đến kết luận là họ không xứng đáng nằm trong phe mình, không thuộc về phe ta. Chúng ta đã gây khó khăn cho người khác, không phải chỉ ở cách suy nghĩ  mà còn thọc chân, thò tay nhòm ngó vào việc của người khác một cách tỉnh bơ. Chúng ta cố tình quên rằng  chúng ta đã dâng hiến  tay của chúng ta cho Chúa để làm việc thiện, mắt chúng ta để nhìn nhận sự thật, chân chúng ta để đi trong những nẻo đường đặc biệt và gay go Chúa đã chỉ.  Chúng ta đã chối bỏ những người nói ngược với ta vì họ là người ngoài, những kẻ xa lạ, không thuộc thành phần “thánh” như ta, những tên “chửi cha mắng Chúa”!!! Thay vì đặt vấn đề giá trị của những công tác, những việc mà những người gọi là “xa lạ hay người ngoài nhóm mình” đã tích cực làm và có thể  thành công tốt cho dân Chúa và Giáo Hội, thì chúng ta lại chê bai, đổ tội lên họ là những tay phá rối để rồi đưa ra những biểu đồ, thành tích phù phiếm bên ngoài để kể thành tích và yêu cầu nên xét mình và khiêm nhường….

ĐÔI LỜI KẾT   

Chúa Giêsu đã nói: “...Anh em hãy học nơi tôi, vì tôi hiền lành, nhân hậu và khiêm nhường” (Mt. 11: 29). Đa số các thánh đều cầu nguyện để được khiêm nhường và tỏ lòng khiêm cung trong cuộc sống.  Trong cuộc sống hàng ngày đầy bon chen và hối hả của chúng ta,  giá trị con người ở chỗ là làm sao phải tự nâng mình lên, tự đánh giá mình, tranh thủ/cạnh tranh với người khác, đưa  những thành tích thành công của mình ra cho thiên hạ biết, và nếu cần là đi bất cứ đâu để nắm cơ hội  làm cho được cái gì khác người để được nổi danh, thành công.

Đức khiêm nhường là một đức tính khi một người nhận ra được cái thiếu sót của mình, cảm thấy mình thấp kém, hèn yếu và ước mong phó thác mình cho Chúa và tha nhân vì danh Chúa. Làm sao chúng ta có thể phấn đấu để cân bằng giữa khiêm nhường hiền hòa, xác định vừa đủ để thành công trong cái thế giới hiện tại ngày nay? Chúng ta có thể hy sinh  đức tính này để giữ đức tính kia được không? Trong cuộc sống đầy linh động và luôn luôn vươn lên của xã hội tân tiến và văn minh  ngày nay, chúng ta có thể thực hiện thành công một việc làm tốt, lương lớn, mà vẫn là một ông chủ hay một người lãnh đạo khiêm tốn. Cái khác biệt và có nghĩa lý của nó là dù chúng ta vẫn tiến bước để đạt thành công nhưng biết tự đặt mình vào vị trí cao hơn về trách nhiệm của mình đối với chính mình và mọi người.

Khiêm tốn không có nghĩa là phải tỏ ra hèn yếu, kém cỏi về cả vật chất lẫn tinh thần hoặc ngược lại. Một tổng thống có thể khiêm tốn. Một tên ăn mày có thể là một tên kiêu căng. Nhận chân giá trị của mình mà không phô trương huênh hoang, đồng thời biết hoàn thành trách nhiệm của mình đúng như vị thế  đòi hỏi, luôn luôn có tình thương yêu đối với mọi người. Đó là đặc tính của Khiêm Nhường.

 

Fleming Island, Florida

Sept 30, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!