Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
BÀI GIẢNG TRÊN NÚI - LÀM SAO ĐỂ NÊN THÁNH

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 

TÁM MỐI PHÚC THẬT

Khi thấy đám đông, Đức Giêsu bèn lên núi. Sau khi Ngài ngồi xuống thì các môn đệ đến gần Ngài. Đoạn Ngài bắt đầu giảng dạy: 

Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó,

          Vì Nuớc Trời là của họ.

Phúc cho ai sầu khổ,

          Vì họ sẽ được ủi an.

Phúc cho ai hiền hòa,

          Vì họ sẽ được Đất Hứa là của gia nghiệp.

Phúc cho ai đói khát sự công chính,

          Vì họ sẽ được thỏa ý.

Phúc cho ai xót thương người,

          Vì họ sẽ được xót thương.

Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch,

          Vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc cho ai xây dựng hòa bình,

          Vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính,

         Vì Nước Trời là của họ.

Phúc cho anh em khi bị người ta xỉ vả, bách hại và vu khống

            đủ điều xấu xa ti tiện vì Thầy…

Anh em hãy vui mừng hớn hở…

         Vì phần thưởng dành cho anh em ở trên Trời thật lớn lao.

 

Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em, cũng đã bị người ta bách hại truy nã như thế.

       (Mt. 5: 1-12a) 

                               ********************* 

Ngày lễ kính các chư thánh, chúng ta thử suy niệm làm sao để trở nên thánh qua tám mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã truyền dạy qua bài giảng trên núi. (Mt5:1-12a)    

Lời Đức Hồng Y Angelo Amato, bộ trưởng Thánh Bộ Phong Thánh phát biểu tại nghị hội các Giám Mục về Lời Chúa năm 2008, hiện nay vẫn còn vang dội trong tâm trí chúng ta trong ngày Lễ Các Thánh: 

“Chúa Giêsu nói: ‘Hãy học hỏi nơi Ta, vì Ta hiền hòa và khiêm nhường trong lòng, thì anh em sẽ được bình an trong tâm hồn’ (Mt 11:29). Từ hơn 2000 năm nay, các thánh  nam  nữ, trẻ và già, khôn ngoan hay dốt nát, ở phương Tây cũng như phuơng Đông hay Nam Bắc, tất cả đã áp dụng Lời Chúa dạy, vì những giới răn này đã vang dội trong tâm trí các ngài: “Các con phải trở nên toàn thiện, vì Cha các con ở trên trời là đấng toàn thiện”(Mt.5:48).

 “Các ngài là những thư viện sống bao la rộng lớn, gồm cuộc đời Chúa Giêsu và lời Chúa dạy: Phúc cho những kẻ nghèo khó, những kẻ sầu khổ, những kẻ hiền hòa, những kẻ đói khát công chính, những kẻ biết xót thuơng người, những kẽ có tâm hồn trong sạch, những kẻ chuyên lo kiến tạo hòa bình, những kẻ bị truy nã bách hại…Các thánh là những người hiểu rằng Tám Mối Phúc Thật là cốt lõi của Tin Mừng Phúc Âm và là hình ảnh Chúa Kitô, đã trở nên những gương sáng lạng cho các Ngài tuân theo.”

 

 

THỰC ĐƠN MỚI

Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu về Tám Mồi Phúc Thật (Mt5:1-12) quả là một thực đơn tuyệt hảo để chúng ta  áp dụng hầu trở nên thánh. Khi Chúa giảng cho đám đông từ trên núi chỉ cao hơn mặt biển chừng hơn chục bộ, nhưng thực sự nó là đỉnh núi cao nhất trên trái đất!

Từ trên Núi Thánh ở Galilée, Chúa Giêsu đã tuyên bố luật mới nói lên cách nên thánh của Chúa Kitô.

Đây không phải là những gì trừu tượng nói về phẩm hạnh con người. Chúa Giêsu chính là đấng có tâm hồn nghèo khó, hiền hòa, chuyên viên kiến tạo hòa bình, nhưng bị truy nã bách hại. Ngài quả là “Bộ Luật Nên Thánh”, cần phải ghi tạc trong lòng mọi người để chiêm ngưỡng và thực hành nhờ tác động của Chúa Thánh Linh. Cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá chính là vương miện tột đỉnh huy hoàng của sự nên thánh của Ngài.

Nên thánh là một cách sống, tích cực tham gia vào các sinh hoạt thánh. Nó không thể là một tham gia thụ động, nhưng là một chọn lựa liên tục để cho tình liên đới giữa chúng ta và Thiên Chúa được sâu đậm, rồi với tình liên đới đó chúng ta hướng dẫn hành động của những người anh em huynh đệ trên thế giới. Nên thánh đòi hỏi một thay đổi tận gốc rễ cả trong tư tưởng lẫn hành động.  Chấp nhận lời kêu gọi nên thánh buộc chúng ta phải lấy Thiên Chúa làm mục đích cuối cùng cho cuộc sống của chúng ta về mọi phương diện.

Nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta hiểu rõ điều mà Chúa Giêsu gọi là tinh thần nghèo khó, là hiền hòa và xót thương người, là than khóc, là săn sóc, để ý đến lẽ phải, là tâm hồn trong sạch, là kiến tạo hòa bình, là bị truy nã, sỉ vả. Do đó Ngài mới có lý để nói với mỗi người chúng ta: “Hãy đến và theo Ta!”

Chúa không đơn giản nói: “Hãy làm những điều Ta nói” nhưng Ngài nói “Hãy đến và theo Ta!”.

 

KHO TÀNG THÁNH

Các thánh và các chân phước là những người bạn đồng hành với chúng ta trên đường dương thế, lúc vui sướng cũng như lúc đau khổ. Các ngài là những thánh nhân nam nữ  đã viết lên những trang sử mới của đời các ngài và của nhiều người khác. Đây là cốt lõi thông điệp của chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolo II gửi cho thế giới: “Nên Thánh không phải là tặng vật chỉ dành riêng có ít người”.

Tất cả mọi người chúng ta đều có thể đạt được ước nguyện nên thánh, bởi vì đó là một ước vọng nằm trong khả năng của chúng ta - một bài học vĩ đại đã được Công Đồng Vatican II với những lời kêu gọi nên thánh được gửi đến toàn thể nhân loại (Lumen Gentium).

Ngày lễ các thánh là cơ hội đặc biệt cho toàn thể Giáo Hội, một lần nữa nắm lấy cái kho tàng mà Chân Phước Gioan Phaolo II đã để lại. Ngài đã thay đổi quan niệm, viễn kiến của chúng ta về các thánh  hay chân phước. Trong gần 27 năm triều đại Giáo Hoàng của ngài, Đức Gioan Phalo II, bây giờ cũng nằm trong số các chân phước, đã cho Giáo Hội 1,338 chân phước và 482 vị thánh.

Đức Giáo Hoàng người Ba Lan này đã nhắc nhở chúng ta rằng danh xưng “anh hùng” mà thế gian tặng cho những người trẻ ngày nay là một sai lầm kinh khủng. Anh hùng loại này chẳng để lại cho chúng ta cái gì cả, ngoài một Lỗ Hổng. Những vì sao sáng thực sự của triều đại Giáo Hoàng Gioan Phaolo II là các chư thánh và chân phước, những vị đã không bao giờ muốn mình được coi là anh hùng, hoặc cố ý làm cho thiên hạ phải kinh hãi mà kính phục.

Để đạt được những thành quả vĩ đại, chúng ta cần có những công tác mẫu để vượt qua. Đối với những vị anh hùng thực sự, còn có những nhu cầu cực kỳ khó khăn, những mẫu mực và chứng tích về niềm tin và nhân đức mà thế giới thể thao, điện ảnh, khoa học hay âm nhạc không tài nào cung ứng nổi hoặc làm được.

 

TRUNG TÂM GỐC RỄ CỦA VẤN ĐỀ

Nhiều người nghĩ rằng thánh chức là một đặc quyền chỉ dành cho một số ít người đã được chọn sẵn. Trái lại, trở nên thánh là bổn phận của mỗi tín hữu Kitô giáo. Hay đúng hơn, ta có thể nói rằng đó là bổn phận cũa tất cả mọi người. Chúng ta thử tự hỏi đã có bao nhiêu lần chúng ta nghĩ rằng các thánh là những người “kỳ quặc khác thường” mà Giáo Hội tôn vinh để cho chúng ta bắt chước, những người chẳng giống ai hoặc viển vông, xa rời thực tế với xã hội loài người?

Chắc chắn là các ngài kỳ quặc khác thường theo đúng nghĩa đen của nó: Các ngài thoát ly khỏi những cái gì gọi là bình thường, khỏi những việc làm thường lệ, những cách thức làm việc thông thường hay những phương pháp đã được thiết lập trước.  Một cách nhìn khác về các thánh là các ngài đứng ngay ở “trung tâm căn bản, gốc rễ” của vấn đề.

 

CÁC CHƯ THÁNH CỦA TÂN THIÊN NIÊN KỶ

Chân phước Gioan Phaolo II đã nói rất nhiều với giới trẻ về vấn đề nên thánh và ơn gọi nên thánh.  Trong một thông điệp của ngài vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rome năm 2000, ngài đã viết cho “những bạn trẻ ” trên khắp thế giới qua những lời bất hủ là hãy trở thành những tiếng kêu tập họ, đoàn kết, để cùng nhau mừng năm thánh vĩ đại và huy hoàng này.

Hỡi các bạn trẻ ở khắp năm châu bốn bể, đừng sợ phải nên thánh của tân thiên niên kỷ này! Hãy chiêm ngưỡng, suy niệm và yêu mến cầu nguyện. Hãy nắm giữ  niềm tin của các bạn và quảng đại phục vụ những người anh chị em mình, và hãy là những tín hữu tích cực của Giáo Hội, những người hăng say kiến tạo hòa bình.

“Để thành công thiết lập kế hoạch sống, các bạn hãy tiếp tục lắng nghe Lời Chúa, tạo sức mạnh nhờ các phép bí tích, nhất là Phép Mình Thánh Chúa và bí tích Hòa Giải. Thiên Chúa ước mong các bạn là những môn đệ dũng cảm của Tin Mừng và là những người thợ xây dựng tình thân nhân loại mới.”

Hai năm sau vào dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2002 ở Canada, Đức Gioan Phaolo II lại một lần nữa nhắc lại chủ đề nên thánh trong thông điệp của ngài:

Như muối thêm vị cho thức ăn và ánh sáng chiếu rọi nơi tối tăm, các chư thánh cũng mang lại đầy đủ ý nghĩa cho cuộc đời và phản chiếu vinh quang Thiên Chúa đến muôn nơi.

“Trong lịch sử Giáo Hội, có bao nhiêu thánh, nhất là những thánh trẻ mà các bạn có thể đếm được! Nhờ lòng yêu mến Thiên Chúa của các ngài, những nhân đức anh hùng của các ngài đã tỏa sáng khắp thế giới, và nhờ vậy các ngài đã trở thành gương mẫu mà Giáo Hội đã nêu ra để cho tất cả mọi người noi gương bắt chước. (…)

“Qua sự can thiệp của những chư thánh chứng nhân này, chớ gì Thiên Chúa cũng biến các bạn trẻ thành những thánh nhân của thiên niên kỷ thứ ba!”

Trong Thánh Lễ kết thúc ngày giới trẻ thế giới tại Downsview Park ở Toronto hôm 28-7-2002, chân phước Gioan Phaolo II đã đưa ra một đề mục có tính khuyến khích và thúc dục như sau:

Và nếu, trong sâu thẳm của tâm can các bạn, các bạn cảm thấy cùng một tiếng gọi theo đuổi chức linh mục hoặc tận hiến đời mình thì cũng đừng sợ phải bước theo Chúa Kitô trên đường Thánh Giá!

“Trong những giai đoạn khó khăn này của Giáo Hội, theo đuổi công cuộc nên thánh cũng trở nên ngày càng cấp bách hơn. Nên thánh không phải là vấn nạn của thời đại, nó là vấn đề sống với Chúa Thánh Thần, như là Kateri Tekakwitha đã làm và rất nhiều bạn trẻ cũng đã làm”.

 

NHỮNG NHÀ CẢI CÁCH THỰC SỰ

Đức Thánh cha Biển Đức XVI cũng đã tiếp theo Chân phước Gioan Phaolo II tiếp tục kêu gọi và khuyến khích nên thánh ở Đai Hội Giới Trẻ Thế giới 2005 tại Cologne, Đức Quốc. Trong lễ khai mạc Ngày Giới Trẻ, Đức Biển Đức XVI đã nói với giới trẻ trên khắp thế giới:

 “Anh em bạn trẻ thân ái, Giáo Hội đang cần những chứng nhân thực sự để rao truyền Tin Mừng: những người cả nam lẫn nữ mà cuộc sống của họ đã được biến đổi nhờ tiếp cận với Chúa Giêsu, những người nam nữ có khả năng thông đạt kinh nghiệm này với những người khác. Giáo Hội cần những chư thánh.

“Tất cả mọi nguời đều được kêu gọi để nên thánh. Chỉ có dân thánh mới có thể canh tân nhân loại. Nhiều vị đã đi trước chúng ta qua con đường của anh hùng Tin Mừng. Cha khuyến khích các con thường xuyên đến với các chư thánh để cầu xin các ngài can thiệp giúp đỡ.”

Đức Biển Đức XVI tiếp tục chủ đề này vào buổi chiều thứ bảy 20-8-2005 tại Marienfeld:

“Rất nhiều chư thánh, vô danh và hữu danh, mà cuộc đời của các ngài đã được Thiên Chúa tỏ lộ trong Kinh Thánh từ trang này qua trang khác, đúng như Chúa đã làm xuyên suốt giòng lịch sử, cho đến cả ngày nay.

“Cuộc đời của các ngài như một quyển sách bằng tranh vĩ đại, tràn ngập Tin Mừng Chúa. Đó là những con đường sáng ngời mà chính Chúa đã vạch ra trong lịch sử và ngày nay Chúa vẫn còn đang vẽ ra chúng ta.”

Đoạn Đức Thánh Cha hô lớn tiếng giữa rừng giới trẻ cả hàng triệu người đang tụ họp cầu nguyện tại Marienfeld, Cologne: “Các chư thánh (…) là những nhà cải cách thực sự. Bây giờ cha muốn biểu lộ điều này một cách thiệt chính xác: Chỉ có các chư thánh, chỉ có Thiên Chúa mới đưa đến một cuộc cách mạng thực sự, một đường hướng thay đổi thế giới thực sự và quyết định.”

 

ĐÔI LỜI KẾT:  HY VỌNG

Bất cứ một bất ổn nào mà Giáo Hội phải đối đầu, bất cứ một xáo trộn nào mà thế giới đang gặp, thì đều là những bất ổn và xáo trộn của sự nên thánh và của các chư thánh. Sự nên thánh phải là một quyết định tối hậu bởi vì đó là bộ mặt thật của Giáo Hội.

Cốt lõi vấn đề mà các chư thánh và các chân phước luôn luôn tuyên bố chính là Hy Vọng, ngay cả ở những giờ phút đen tối nhất của lịch sử. Chính những  lúc đen tối ấy thì ánh sáng Chúa Kitô lại chiếu rọi sáng tỏ hơn bao giờ hết. Chúng ta hiện nay đang sống trong thời đại này, nhưng Thiên Chúa vẫn đang áp dụng những phương pháp tuyệt vời và vượt mức để nên thánh.

Những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô và sứ điệp của Ngài thì phải luôn luôn bước theo và cổ võ cuộc sống cũng như những sứ điệp của Ngài được thu gọn trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật của Chúa hơn 2000 năm trước.

Chúng ta phải giữ Tám Mối Phúc Thật như tấm gương soi để nhìn vào đó mà suy nghĩ, nhận xét cuộc sống và tự vấn lương tâm chúng ta.

     - Chúng ta có tâm hồn nghèo khó không?

     - Chúng ta có hiền hòa, khiêm nhường và thương người không?

     - Chúng ta có tâm hồn trong sạch không?

     - Chúng ta có đem an bình hòa thuận đến mọi nơi không?

     - Chúng ta có được Chúa chúc lành và cảm thấy hạnh phúc tràn đầy không?

Chúa Giêsu không những chỉ ban cho chúng ta những gì Ngài có, mà cả chính con người của Ngài nữa.

 Ngài là thánh và Ngài cũng làm cho chúng ta trở nên thánh nữa.

  

Fleming Island, Florida

Nov. 31, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!