|
|
Bài Viết Của Lm. Jos Đồng Đăng
|
CON ĐÃ YÊU NGÀI QUÁ MUỘN
Sống là hy vọng, là mong chờ, là hành trình đi tìm bến bờ hạnh phúc. Hạnh phúc tối hậu mà con người luôn khát khao có được đó là hạnh phúc trong Chúa. Vậy, muốn hạnh phúc trong Chúa, muốn được kết hợp mật thiết với Ngài, chúng ta phải làm gì? Bài Tin mừng hôm nay đưa ra cho chúng ta những chỉ dẫn rõ ràng, đó là phải hoán cải, canh thức và cầu nguyện để đón đợi Chúa đến.
|
|
HÃY MỞ RỘNG CÁNH CỬA TRÁI TIM ĐỂ ĐÓN VUA GIÊSU
Bài Phúc Âm theo Thánh Gioan tường thuật việc Chúa Giêsu xưng mình là Vua trước mặt quan Philatô. Vậy, Chúa Giêsu làm vua thế nào? |
|
TRỜI ĐẤT QUA ĐI, LỜI CHÚA CÒN MÃI
Bài Tin Mừng Chúa nhật tuần này nói về những điều chung cuộc hay ta vẫn gọi là ngày tận thế. Thoạt nghe, tưởng chừng như đó là một bài tường thuật về sự huỷ diệt khủng khiếp và đầy bi quan nhưng thực ra không phải vậy, đó là một thông điệp mở ra một tương lai đầy hứa hẹn. Chúa Giêsu không đưa ra một mốc thời gian cụ thể, không xác định toạ độ của ngày chung thẩm nhưng Ngài chỉ ra một hành trình đầy hy vọng. |
|
CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật việc Chúa Giêsu quan sát những người bỏ tiền vào thùng tiền dâng cúng tại Đền thờ Giêrusalem, qua đó Ngài dạy chúng ta bài học làm việc lành phúc đức theo ý Chúa. Vậy, Chúa muốn chúng ta làm việc thiện như thế nào? |
|
SỐNG GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta biết việc một kinh sư - người trước đây đã lắng nghe Chúa Giêsu và đánh giá cao sự khôn ngoan của Ngài, ông đến và hỏi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?" (Mc 12,28). |
|
SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN
Người đời thường nói: “sống là một cuộc vật lộn, một trường tranh đấu”. Để dành được chiến thắng, người ta phải có sức mạnh, không chỉ là sức mạnh của cơ bắp nhưng là sức mạnh tinh thần, sức mạnh của sự kiên trì nhẫn nại hay nói cách khác đó chính là sức mạnh của đức tin. |
|
THEO CHÚA ĐỂ ĐƯỢC ‘TIẾN THÂN’ HAY ĐỂ ‘DẤN THÂN’?
|
|
CHỈ CÓ CHÚA LÀ GIA NGHIỆP
Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay do thánh Máccô trích dẫn trong chương mười, từ câu mười bảy và những câu tiếp theo, thuật lại việc một người đàn ông đến gặp Chúa Giêsu; người đàn ông này không được biết tên. Anh ta đến gần, quỳ xuống, như một dấu hiệu của sự tôn trọng. Anh ta đã hỏi Chúa Giêsu cần phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? |
|
Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly
|
|
ĐỪNG LOẠI TRỪ NHAU
Một trong các môn đệ của Chúa Giêsu là Gioan thấy một người không thuộc nhóm mình đã nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ nên môn đệ này đã ngăn cản. Khi môn đệ này kể lại sự việc cho Chúa Giêsu, Ngài trả lời: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Đây là một vấn đề rất thời sự.
|
|
SỨ ĐIỆP TỪ THẬP GIÁ
Trong thư gửi tín hữu Corintô, Thánh Phaolô tông đồ đã viết: “Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1,22-24). Những dòng trên đây cho chúng ta thấy hai thái độ đối lập nhau đó là chối từ và đón nhận thập giá. Phần chúng ta, là những người Kitô hữu, chúng ta thuộc nhóm nào? Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ sau khi nghe bài thương khó Đức Giêsu Kitô. Để suy về điều này, tôi xin gợi ra hai ý tưởng nhỏ sau đây: thái độ chối từ thập giá của kẻ vô tín và thái độ đón nhận của người Kitô hữu. |
|
NGƯỜI CHẾT NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
Trong bài hát Nối Vòng Tay Lớn, cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết một câu trứ danh như sau: “Người chết nối linh thiêng vào đời”. Tôi muốn dùng cầu này như là lời dẫn nhập giúp chúng ta đi sâu vào mối tương quan giữa chúng ta với những người đã khuất và trách nhiệm của chúng ta đối với các ngài. |
|
CHỦNG SINH: CÂY BÚT CHÌ TRONG TAY HỌA SĨ GIÊSU
Xin mở đầu bài viết về
đời chủng sinh bằng câu chuyện cây bút chì của văn
hào Brazil: Paulo Coelho.
“Có một cậu bé kia đang
xem người bà yêu quý của mình viết thư. Khi bà ngừng tay, cậu bé
hỏi: ‘Bà ơi, có phải bà đang viết về những gì chúng ta đã làm
không? Có phải là câu chuyện về cuộc đời cháu không?’ |
|
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI (phỏng theo Video bài giảng của Hồng Y Tagle)
Kính thưa anh chị em, Sợi chỉ đỏ xuyên suốt phụng vụ Lời Chúa trong
Chúa nhật hôm nay là lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho hết thảy mọi người,
dù là dân Do Thái hay dân ngoại, miễn sao họ tin vào Chúa, vâng phục và sống
theo giáo huấn của Ngài. |
|
TỬ TƯỞNG CỦA THÁNH CYPRIAN VỀ SỰ HIỆP NHẤT TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ ƠN CỨU ĐỘ TRONG ĐỨC KI-TÔ
Trong
thư gửi tín hữ Ê-phê-sô, Thánh Phaolo Tông Đồ viết: “Chỉ có một thân thể,
một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên
Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi
người” (Ep 4, 5-6). Những lời trên đây đã trở nên một khẳng quyết dứt
khoát trong niềm tin của người Ki-tô hữu qua muôn thế hệ. Những lời
tuyên xức đức tin cụ thể và chi tiết này như trở nên khuôn khổ thiêng
liêng vững chắc cho Giáo Hội Chúa Ki-tô. Đây như là điểm quy chiếu, là
tiếng chuông cảnh tỉnh Giáo hội trước mọi cơn nguy biến. |
|
GIA ĐÌNH - NGÔI NHÀ DÀNH CHO TRÁI TIM BỊ TỔN THƯƠNG
Bài thuyết trình của Hồng y Antonio Tagle trong Hội Nghị về Gia Đình Thế Giới được tổ chức tại Philadelphia vào năm 2015. |
|
LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG
William Barclay, một học giả Kinh Thánh nổi
tiếng đã nói: “Chỉ có một cách duy nhất để mang lại bình an cho trái tim, niềm
vui cho tâm trí và vẻ đẹp cho cuộc sống; đó là đón nhận thánh ý của Thiên
Chúa.” Muốn
thi hành ý Chúa thì cần phải lắng nghe và thực hành Lời Người dạy. Trong Tin
mừng theo Thánh Mathêu, Đức Giêsu nói: “ai
nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây
nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp
đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra
thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước
cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7,24-27). Như
vậy, giữa Lời Chúa và cuộc sống có mối liên hệ thiết thực với nhau, và được thể
hiện cụ thể như sau.
|
|
ĐỨC GIÊSU ĐEM ‘BÌNH AN’ HAY ‘GƯƠM GIÁO’ ĐẾN CHO THẾ GIAN?
Là người Kitô hữu, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng
tin rằng Đức Giêsu Kitô là Sứ Giả Hoà Bình, Ngài đến thế gian để
đập tan xiềng xích tội lỗi và đưa con người đến miền đất tự do. Sứ
điệp đó đã được Tiên tri Isaia loan báo từ thời Cựu Ước (x. Is 9,5).
Thế mà trong Kinh Thánh Tân Ước, chúng ta lại gặp thấy những câu Lời
Chúa xem ra thật chướng tai. Sứ điệp hoà bình lại được nói đến như
một cái gai trong mắt người đời: “Anh em đừng tưởng Thầy
đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem
gươm giáo. Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha,
giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình
chính là người nhà” (Mt 10,34-36). Vậy, ‘gươm giáo’ mà Đức Giêsu muốn đề
cập đến ở đây là gì và giữa cảnh ‘gươm giáo’ chúng ta cần làm gì để có bình
an? |
|
NGƯỜI ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TÔI
Tổng
thống Mỹ Apraham Lincoln, vị anh hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng
nô lệ, bãi bỏ chế độ chủ nô và duy trì sự thống nhất của Hoa Kỳ.
Ông bị ám sát vào tháng 4/1865. Thi hài ông được đưa về thủ đô Hoa Kỳ
và tiểu bang Illinois. Dân chúng đón tiếp trọng thể trong vài tiếng
đồng hồ. Trong đoàn người diễu hành đi theo linh cửu, có một phụ nữ
da đen bồng đứa con trên tay. Khi đến gần thi hài vị tổng thống quá
cố, bà mẹ liền nhấc cậu bé trên tay và nói với con cách trìu mến: “Con ơi! Hãy nhìn kỹ, nhìn kỹ đi, người
này đã chết cho con đó”! |
|
SỐNG HIỆP THÔNG THEO GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
Dẫn nhập: Mầu nhiệm hiệp thông bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba
Ngôi. Thật vậy, Thiên
Chúa Ba Ngôi là nền tảng và mô mẫu cho tất cả những gì mà Kitô Giáo
rao giảng về niềm tin và việc sống đạo của mình. Với Kitô Giáo, đây
là mầu nhiệm cao cả nhất. Đối với đại đa số các Kitô hữu qua nhiều thời đại, Thiên Chúa được
hiểu là sự hiệp thông sống động của Tam vị – Nhất thể. Căn tính Kitô
Giáo xoay quanh thực tại thần linh này. Đại đa số các Kitô hữu trên
thế giới đã được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần khi họ
gia nhập cộng đoàn Kitô hữu, là Giáo Hội. |
|
[1] 1
2 [1/2] |
|