Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Đồng Đăng
Bài Viết Của
Lm. Jos Đồng Đăng
CON ĐÃ YÊU NGÀI QUÁ MUỘN
HÃY MỞ RỘNG CÁNH CỬA TRÁI TIM ĐỂ ĐÓN VUA GIÊSU
TRỜI ĐẤT QUA ĐI, LỜI CHÚA CÒN MÃI
CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG
SỐNG GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN
THEO CHÚA ĐỂ ĐƯỢC ‘TIẾN THÂN’ HAY ĐỂ ‘DẤN THÂN’?
CHỈ CÓ CHÚA LÀ GIA NGHIỆP
Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly
ĐỪNG LOẠI TRỪ NHAU
SỨ ĐIỆP TỪ THẬP GIÁ
NGƯỜI CHẾT NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
CHỦNG SINH: CÂY BÚT CHÌ TRONG TAY HỌA SĨ GIÊSU
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI (phỏng theo Video bài giảng của Hồng Y Tagle)
TỬ TƯỞNG CỦA THÁNH CYPRIAN VỀ SỰ HIỆP NHẤT TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ ƠN CỨU ĐỘ TRONG ĐỨC KI-TÔ
GIA ĐÌNH - NGÔI NHÀ DÀNH CHO TRÁI TIM BỊ TỔN THƯƠNG
LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG
ĐỨC GIÊSU ĐEM ‘BÌNH AN’ HAY ‘GƯƠM GIÁO’ ĐẾN CHO THẾ GIAN?
NGƯỜI ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TÔI
SỐNG HIỆP THÔNG THEO GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đức Maria, Mẹ Hội Thánh và Mẹ các tín hữu
BIẾN CỐ THĂNG THIÊN VÀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO
HÒA HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
CÓ NHIỀU “TIA SÁNG” NHƯNG CHỈ CÓ MỘT “MẶT TRỜI” CỨU ĐỘ
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG CỨU ĐỘ DUY NHẤT
MỤC TỬ THẬT, MỤC TỬ GIẢ
Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
GIÊ-RÊ-MI-A, MẪU GƯƠNG CHO NGƯỜI NGÔN SỨ
NIỀM VUI CÓ CHÚA PHỤC SINH
HÃY ĐỂ CHO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHẠM ĐẾN CHÚNG TA
LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ THẾ GIỚI
NÃO TRẠNG ‘VỨT BỎ' VÀ SỰ HUỶ HOẠI PHẨM GIÁ CỦA TÍNH DỤC
CHIÊN VƯỢT QUA LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Đức Tin, Một “Bảo Vật” Đầy Mong Manh Nơi Người Ki-tô Hữu Trẻ Hôm Nay
GIU-ĐA, CON NGƯỜI ‘ĐÁNG THƯƠNG’ HAY ‘ĐÁNG GHÉT’?
HÃY ‘RỬA TAY’ NHƯNG XIN ĐỪNG ‘PHỦI TAY’
NGƯỜI CHẾT NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI



Trong bài hát Nối Vòng Tay Lớn, cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết một câu trứ danh như sau:  “Người chết nối linh thiêng vào đời”. Tôi muốn dùng cầu này như là lời dẫn nhập giúp chúng ta đi sâu vào mối tương quan giữa chúng ta với những người đã khuất và trách nhiệm của chúng ta đối với các ngài.


1. Tương quan giữa chúng ta với những người đã khuất

Chúng ta biết rằng, “con người được tạo dựng để sống với và sống cho người khác.”[1] Theo nhãn quan Kitô giáo, con người mang trong mình mầm mống linh thiêng: “đầu đội trời, chân đạp đất”. Vì là xác đất vật hèn, con người phải chết; thân xác con người phải hư hoại theo quy luật tất yếu. Tuy nhiên, phần hồn của con người vẫn còn sống mãi, vì “thác là thể phách, còn là tinh anh.”[2] Vì được đâm rễ sâu trong trái tim của Ba Ngôi Thiên Chúa, nên mọi người dù còn sống hay đã qua đời đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.[3] Dù ông bà cha mẹ hay người thân của chúng ta đã qua đời, nhưng các ngài vẫn nối kết với chúng ta bằng một sợi dây linh thiêng. Đó là sự hiệp nhất sâu thẳm của mọi người trong nhân loại mà lời tuyên tín của các tông đồ diễn tả bằng thành ngữ “các thánh thông công. Điều khoản hiệp thông các thánh này, một mặt nói lên rằng các tín hữu được hợp nhất với nhau thành một cộng đoàn cả đời này lẫn đời sau, chỉ trừ những ai tự tách mình khỏi ơn thánh, khỏi những tế bào nuôi sống mình. “Vì tất cả mọi người đều được tháp nhập vào với Đức Kitô và nhờ Chúa Thánh Thần cũng được tháp nhập vào với nhau, như chính Chúa Giêsu vào lúc cuối đời đã cầu xin cho ý nguyện ấy được thành sự (x. Ga 17,21-23).[4] Được quy tụ trong Đức Kitô (Ep 1,10), sự hiệp thông giữa những người thánh gồm có ba thành phần: những người đang sống trên dương thế (Giáo Hội Lữ Hành), những người đang chịu thanh luyện ở chốn luyện hình (Giáo Hội Thanh Luyện) những người đã được hưởng phúc Thiên Đàng (Giáo Hội Hiển Thắng).

Như vậy, trong niềm tin Kitô giáo, chết không phải là hết nhưng là cửa ngõ để ta bước sang sự sống mới. Kinh Tiền Tụng của Phụng vụ cầu cho các tín hữu đã qua đời diễn tả một cách rất sâu sắc rằng: “Dù buồn sầu vì số phận chắc chắn phải chết, chúng con vẫn được ủi an, bởi Chúa đã hứa ban phúc trường sinh bất diệt. Vì lạy Chúa, đối với chúng con, là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi.”[5] Những người thân yêu của chúng ta không mất hút trong bóng hư không; đức cậy bảo đảm với chúng ta rằng họ ở trong bàn tay tốt lành và mạnh mẽ của Thiên Chúa. Và họ đang trông chờ những thiện ích mà chúng ta làm được để giúp đỡ họ.

2. Trách nhiệm của chúng ta với những người đã khuất

Trách nhiệm đó chính là thể hiện tình yêu của chúng ta với họ một cách cụ thể. Tình yêu như bắc một nhịp cầu giữa kẻ sống và kẻ chết; giữa những người thuộc Giáo Hội Lữ Hành và những ai đang ở Giáo Hội Thanh Luyện. Sự hiệp nhất giữa họ với nhau được củng cố nhờ việc trao đổi những thiện ích thiêng liêng.[6] Một cách để chúng ta duy trì mối dây liên kết với những người quá cố đó là cầu nguyện, là dâng những hy sinh và nhất là xin lễ để cầu nguyện cho họ.[7] Đó là cách tốt nhất để chúng ta tỏ lòng tưởng nhớ và tri ân người quá cố, nếu không chúng ta sẽ trở thành kẻ phụ nghĩa vong ân. Vì thế, chúng ta cần nhớ và suy gẫm câu này: “Lãng quên người đã khuất là khiến họ phải chết hai lần”. Vậy, thưa anh chị em, một cách cụ thể, ta cần làm mấy việc sau đây:

Thứ nhất, ta hãy yêu những người quá cố của chúng ta bằng lời cầu nguyện. Thánh Augustinô kêu gọi chúng ta một cách mạnh mẽ: “đừng quên những người đã chết, và hãy mau chóng cầu nguyện cho họ.” Lời cầu nguyện của chúng ta như hương trầm bay lên tòa Chúa, để Chúa khứng nhận mà xóa bỏ những tôi lỗi của người thân yêu của chúng ta. Nếu người thân của chúng ta còn ở luyện ngục, vì không được thấy Thiên Chúa, nên họ không thấy được chúng ta. Tuy không thấy nhau nhưng vẫn không xa cách nhau. Họ vẫn có thể chuyển cầu cho ta và ta vẫn có thể yêu thương và cầu nguyện cho họ. Sách Giáo Lý Công Giáo viết: “Lời cầu nguyện của chúng ta không chỉ giúp đỡ các linh hồn trong chốn luyện hình mà còn làm cho sự chuyển cầu của họ cho chúng ta nên hữu hiệu.”[8]

Thứ hai, ta hãy gắng sống hy sinh, từ bỏ tội lỗi, như là một món quà tặng cho người đã khuất. Thánh Catarina thành Sienna nói: Thiên Chúa quan phòng đã cho phép chúng ta sử dụng thời gian và các việc lành phúc đức của ta ở trần gian này để rút ngắn thời gian cực hình của các thân nhân của chúng ta nơi luyện tội; những phương thế hữu hiệu nhất để giúp đỡ họ là từ bỏ những lỗi lầm khuyết điểm của chúng ta để đền bù tội lỗi của họ và làm tất cả những gì họ đã chưa làm trong nhiệm vụ đối với Thiên Chúa, cha mẹ và tha nhân để bù lại những thiếu sót của họ.[9]

Thứ ba, Thánh Lễ Misa có giá trị đặc biệt cho việc giải thoát các linh hồn trong Luyện ngục. Đức Kitô phục sinh đã nối kết chúng ta nên một, người sống cũng như kẻ chết. Mỗi Kitô hữu như một mắt xích, một tế bào sống động trong thân thể Giáo hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta kết hợp với Chúa, đồng thời cũng kết hợp với các thánh trên trời và những tín hữu còn ở trong luyện ngục; chúng ta cùng cầu nguyện để cuối cùng ta và tất cả những người thân của chúng ta đều được sum họp với Chúa và các thánh trong bàn tiệc vĩnh cửu.[10] Thánh Mônica, mẹ của thánh Augustinô, đã nhận ra chân lý này, và nói với con trên giường hấp hối rằng: “Con đừng nghĩ về việc phải chôn cất thân xác mẹ sao cho linh đình, nghĩ về việc ướp xác mẹ, và phải chôn mẹ ở đâu. Mẹ xin con hãy nghĩ một điều duy nhất, là hãy nhớ đến mẹ trước bàn thờ Chúa, và dâng lễ Misa cho lợi ích của linh hồn mẹ.”[11]

Thứ tư, việc làm bác ái cũng giúp ích rất nhiều cho các linh hồn trong luyện ngục. Điều này đã được Chúa Thánh Thần khẳng định: “Như nước dập tắt lửa thế nào, việc bố thí cũng đền bù tội lỗi như vậy” (Hc 3,30). Thánh Augustinô cũng rất chí lý khi nói rằng: “Việc bố thí của người tín hữu là một hy lễ đền bù, nhờ đó cơn thịnh nộ của Chúa được giảm thiểu đối với tội nhân”. Thánh Gioan Kim Khẩu (Chrysostom) cũng cho hay: “Việc bố thí còn làm hơn thế nữa. Nó đứng trước toà phán xét của Chúa và cầu xin Chúa không chỉ cho lòng thương xót, nhưng còn khiến cho Người tuyên án cách độ lượng.”[12]

Kết luận

Tóm lại, sự hiệp thông giữa chúng ta và những người đã khuất là không bao giờ đứt. Chúng ta đặt niềm tin tưởng vào Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đã đập tan xiềng xích tử thần và xin Người dủ lòng thương xót mà cho những người thân yêu của chúng ta nếu còn đang chịu thanh luyện ở chốn luyện hình được vào hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Và chúng ta cũng không quên nhiệm vụ của chúng ta là: cầu nguyện, hy sinh, làm việc bác ái và nhất là dâng lễ để cầu nguyện cho những người thân yêu của chúng ta đã qua đời. Cuối cùng, xin Chúa mở lượng hải hà của Người mà xóa bỏ mọi tội lỗi cho những người thân yêu của chúng ta và dẫn đưa họ vào hưởng kiến tôn nhan Chúa muôn đời.

Lm. Jos. Đồng Đăng

 

 



[1] Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Kerygma II, trong Thedule Rey-Mermet, Cssr, Kinh Tin Kính, Theo nguyên tác Croire I, Linh mục Đaminh Nguyễn Đức Thông biên soạn 1990, tr. 217.

[2] Nguyễn Du, Truyện Kiều

[3] Thedule Rey-Mermet, Cssr, Kinh Tin Kính, tr. 218.

[4] X. Thedule Rey-Mermet, Cssr, Kinh Tin Kính, tr. 218. Điều khoản này của bản tuyên tín đã được thêm vào cách muộn màng, khoảng cuối thế kỷ thứ tư, nên không có trong bản tuyên tín của Nicêa.  Tuy nhiên, đây cũng không phải là điều khoản thứ yếu. 

[5] Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sách Lễ Rô-ma (1992), Kinh Tiền Tụng cầu cho các tín hữu đã qua đời.

[6] X. Lumen Gentium, s. 49.

[7] X. GLHTCG, s. 958.

[8] GLHTCG, s. 958

[9] X. Thedule Rey-Mermet, Cssr, Kinh Tin Kính, tr. 230-231.

[10] Lm. Carôlô, Hạt Giống Nảy Mầm, Mùa Vọng &Mùa Giáng Sinh; Mùa Chay & Mùa Phục Sinh, tr. 409.

[11] X. Những Bài Giảng Bất Hủ của Cha thánh Gioan Maria Vianney, nd. Phaolô Vũ Đức Thánh (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2012), tr. 445.

[12] X. Những Bài Giảng Bất Hủ của Cha thánh Gioan Maria Vianney, tr. 448.

Tác giả: Lm. Jos Đồng Đăng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!