Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Đồng Đăng
Bài Viết Của
Lm. Jos Đồng Đăng
CON ĐÃ YÊU NGÀI QUÁ MUỘN
HÃY MỞ RỘNG CÁNH CỬA TRÁI TIM ĐỂ ĐÓN VUA GIÊSU
TRỜI ĐẤT QUA ĐI, LỜI CHÚA CÒN MÃI
CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG
SỐNG GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN
THEO CHÚA ĐỂ ĐƯỢC ‘TIẾN THÂN’ HAY ĐỂ ‘DẤN THÂN’?
CHỈ CÓ CHÚA LÀ GIA NGHIỆP
Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly
ĐỪNG LOẠI TRỪ NHAU
SỨ ĐIỆP TỪ THẬP GIÁ
NGƯỜI CHẾT NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
CHỦNG SINH: CÂY BÚT CHÌ TRONG TAY HỌA SĨ GIÊSU
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI (phỏng theo Video bài giảng của Hồng Y Tagle)
TỬ TƯỞNG CỦA THÁNH CYPRIAN VỀ SỰ HIỆP NHẤT TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ ƠN CỨU ĐỘ TRONG ĐỨC KI-TÔ
GIA ĐÌNH - NGÔI NHÀ DÀNH CHO TRÁI TIM BỊ TỔN THƯƠNG
LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG
ĐỨC GIÊSU ĐEM ‘BÌNH AN’ HAY ‘GƯƠM GIÁO’ ĐẾN CHO THẾ GIAN?
NGƯỜI ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TÔI
SỐNG HIỆP THÔNG THEO GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đức Maria, Mẹ Hội Thánh và Mẹ các tín hữu
BIẾN CỐ THĂNG THIÊN VÀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO
HÒA HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
CÓ NHIỀU “TIA SÁNG” NHƯNG CHỈ CÓ MỘT “MẶT TRỜI” CỨU ĐỘ
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG CỨU ĐỘ DUY NHẤT
MỤC TỬ THẬT, MỤC TỬ GIẢ
Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
GIÊ-RÊ-MI-A, MẪU GƯƠNG CHO NGƯỜI NGÔN SỨ
NIỀM VUI CÓ CHÚA PHỤC SINH
HÃY ĐỂ CHO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHẠM ĐẾN CHÚNG TA
LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ THẾ GIỚI
NÃO TRẠNG ‘VỨT BỎ' VÀ SỰ HUỶ HOẠI PHẨM GIÁ CỦA TÍNH DỤC
CHIÊN VƯỢT QUA LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Đức Tin, Một “Bảo Vật” Đầy Mong Manh Nơi Người Ki-tô Hữu Trẻ Hôm Nay
GIU-ĐA, CON NGƯỜI ‘ĐÁNG THƯƠNG’ HAY ‘ĐÁNG GHÉT’?
HÃY ‘RỬA TAY’ NHƯNG XIN ĐỪNG ‘PHỦI TAY’
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI (PHỎNG THEO VIDEO BÀI GIẢNG CỦA HỒNG Y TAGLE)


(Chúa nhật 20 thường niên - Is 56:6-7; Rm 11:13-15, 29-32; Mathêu 15:21-28)

 L.m Jos. Đồng Đăng

(phỏng theo Video bài giảng của Hồng Y Tagle)[1]

Kính thưa anh chị em,

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt phụng vụ Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay là lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho hết thảy mọi người, dù là dân Do Thái hay dân ngoại, miễn sao họ tin vào Chúa, vâng phục và sống theo giáo huấn của Ngài.

Bài đọc một được trích từ sách tiên tri Isaia. Chúng ta hãy suy niệm xem làm thế nào mà đức tin của một người ngoại đạo lại có thể chạm đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng, người Do Thái thực sự là dân riêng của Thiên Chúa. Nhiều người Do Thái rất tự tôn và họ xem những ai không thuộc dân Do Thái chỉ là những người ngoài cuộc, những dân ngoại, không được hưởng những ơn lành của Thiên Chúa. Nói cách khác, người Do Thái rất nặng về tính kỳ thị chủng tộc; họ ghét cay ghét đắng những kẻ ngoại và cho kẻ ngoại như là “đồ chó” vì họ tự hào mình là dân riêng, là người có đặc quyền đặc lợi, là dân được hưởng lời chúc phúc của Thiên Chúa.   

Điều này có đúng không? Có phải ơn cứu độ chỉ dành cho những người Do Thái là dân riêng của Chúa còn những người ngoại đạo không có cơ hội để liên kết với Chúa, có thể đụng chạm tới trái tim của Chúa. Chúng ta hãy để ý, Chúa đã nhắc nhủ dân Do Thái những gì làm đẹp lòng Chúa. Chúng ta thấy điều này được nhắc đi nhắc lại trong lời ngôn sứ Isaia: “Hãy tuân giữ điều chính trực, thực hành điều công chính” (Is 56,1). Đó là những điều làm đẹp ý Chúa. Nhưng hãy để ý thì ta sẽ thấy dường như Thiên Chúa biết sự công chính, điều chính trực, điều thiện hảo có thể đạt được thậm chí nơi những người không thuộc về dân Do Thái. Họ chính là những người ngoại kiều, là những người không nằm trong ranh giới hay những con số có thể thấy được như dân riêng của Chúa. Và ở bài đọc thứ nhất chúng ta thấy một viễn tượng tuyệt vời về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho dân ngoại: “Người ngoại bang nào gắn bó cùng ĐỨC CHÚA để phụng sự Người và yêu mến Thánh Danh, cùng trở nên tôi tớ của Ngài, hết những ai giữ ngày sabát mà không vi phạm, cùng những ai tuân thủ giao ước của Ta, đều được Ta dẫn lên núi thánh và cho hoan hỷ nơi nhà cầu nguyện của Ta. Trên bàn thờ của Ta, Ta sẽ ưng nhận những lễ toàn thiêu và hy lễ chúng dâng, vì nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân.” (Is 56,6-7).

Họ sẽ được Thiên Chúa đón nhận trong Đền Thánh, trong Nhà của Ngài. Họ sẽ không bị lãng quên trước sự hiện diện của Thiên Chúa trên Núi Thánh và trong Đền Thánh dành cho dân riêng của Ngài. Đó quả thực là một sự quan phòng đầy ghanh tỵ của Thiên Chúa. Nhưng Chúa cũng nói, sự quan phòng này cũng dành cho dân ngoại và những điều thiện hảo, những lễ dâng, những lời cầu nguyện của họ sẽ được Chúa thương chấp nhận. Hãy để ý xem, Thiên Chúa không nhìn đến người dâng tiến lễ vật, Chúa không nói “ồ lễ vật này đến từ người Do Thái nên tự động họ làm đẹp lòng Ta”. Chúa cũng không nói “ồ lễ vật đến từ dân ngoại vì thế Ta chẳng đoái hoài”.   Không! Có điều gì đó xảy ra ở đây. Thiên Chúa vượt lên trên các tiêu chí được kỳ vọng bên ngoài. Bạn có thể là người ngoại đạo, là người bên ngoài nhưng nếu bạn làm đẹp lòng Chúa bạn có thể được vào ngụ trong nhà Chúa.

Bài đọc hai được trích từ thư của Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Rôma. Trong bài đọc này, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh dân Do Thái đích thực là dân Thiên Chúa, và theo thánh nhân, đó là món quà mà Chúa không thu hồi; Thiên Chúa không đổi ý. Chúa không nói: “Ta đã cho ngươi món quà nhưng giờ thì không”. Không. Thiên Chúa không phải như vậy. Thiên Chúa luôn một mực trung thành và với dân Do Thái Chúa đã coi họ là dân riêng của Ngài. Lời kêu gọi vẫn giữ nguyên; Giao Ước vẫn còn đó, Lề Luật và ân sủng Chúa luôn luôn dành cho dân Do Thái. Và chính điều này đã làm cho Phaolô hơi buồn bởi vì không phải tất cả mọi người dân Do Thái đều đã đón nhận Thiên Chúa là Đấng Mêsia. Ai sẽ là người đón nhận hồng ân nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia? Không phải là dân Do Thái nhưng là những người bị coi là dân ngoại. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô sử dụng lối diễn tả rằng: vì dân Do Thái không vâng phục Thiên Chúa nên những người ngoại đạo, thuộc về dân mới của Thiên Chúa, là dân của Giao Ước Mới. Chân lý này có thể làm cho những người ngoại tự hào và tự xem họ như là những người ở trong cuộc và chúng ta có quyền tự hào vì được biết Chúa chứ không phải như người Do Thái dương dương tự đắc cho mình là dân riêng và rốt cuộc không nhận biết Chúa. Vì thế chúng ta được gọi là người bài xích Do Thái chủ nghĩa (antisemitism); chúng ta là người bài người duy lối sống Do Thái cổ hủ. Chúng ta có quyền tự hào trong Chúa là người mới trong cuộc, là dân mới của Chúa. Còn dân Do Thái chính là những người ở ngoài. Một sự đối nghịch đảo ngược. Những người ở trong trở thành người ở ngoài và ngược lại. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nhắc nhở dân ngoại rằng: rốt cuộc, những người Do Thái và anh em, những dân ngoại là những người đều đã phạm tội không vâng phục Thiên Chúa; tất cả chúng ta đều có lỗi; tất cả chúng ta đều là tội nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta kíp quay về với Chúa, Thiên Chúa sẽ dủ lòng thương xót chúng ta. Bất luận chúng ta là dân ngoại, là người ngoài cuộc hay là ai đi chăng nữa, thì chúng ta đáng được Chúa yêu thương. Đó là lòng thương xót của Thiên Chúa; lòng thương xót làm cho tôi đáp trả lời mời gọi của đức tin. Vậy, chúng ta hy vọng rằng, lòng trung thành của dân ngoại có thể là một lời chứng, là tin mừng cho người Do Thái. Thiên Chúa là món quà và Thiên Chúa là Đấng xót thương.

Bài Tin mừng mà chúng ta nghe trong Chúa nhật này là của Thánh Mathêu. Bài Tin Mừng chúng ta thấy lòng thương xót Chúa được thể hiện một cách rõ nét đành cho người phụ nữ xứ Canaan, là một người dân ngoại. Cô ta là người ngoài cuộc bởi vì cô không phải là người Do Thái. Cô ta đã tuân theo một cách nghiêm ngặt về luật sạch dơ, sự thánh thiện và sự báng bổ. Người phụ nữ này bị xếp vào hạng người ô uế [là “đồ chó” theo nghĩa ám chỉ dân ngoại – chú thích của người dịch]. Trong mắt người Do Thái, chị bị coi là ô uế và xấu hổ. Vậy mà chúng ta thấy thái độ của chị thế nào? Chị đã khóc lóc và cầu xin Chúa Giêsu dù cho việc làm của chị có thể làm phiền Chúa Giêsu. Và chúng ta thấy cách phản ứng của Chúa Giêsu thật là kỳ lạ. Trong khi tất cả mọi người chung quanh đều tảng lờ người phụ nữ thì Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương và thậm chí các môn đệ còn xin Chúa Giêsu hãy bỏ qua người phụ nữ này, hãy bảo cô ta về cho êm chuyện bởi vì cô ta làm phiền chúng ta quá, chỉ đi theo và kêu la mãi điếc tai. Rồi sau đó, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Do Thái mà thôi” (Mt 15,24).

Thật vậy, Chúa Giêsu được sai đến với dân được tuyển chọn là dân Do Thái và đặc biệt là đến với những người lầm đường lạc lối của dân Do Thái. Ngài đã không ngoảnh mặt làm ngơ trước lời van nài của người phụ nữ. Trái lại, Ngài động lòng thương, đã nhìn người phụ nữ. Chị ta đã nài xin Chúa Giêsu: “xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” (Mt 15,22). Chị đang ở trong tình trạng vô vọng chợt nhận ra có một người có thể làm điều gì đó cho đứa con yêu quý của chị. Và Chúa đã trả lời: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con” (Mt 15,26). Nói rồi Chúa Giêsu để ý nghe xem người phụ nữ nói gì. Trước hết, người phụ nữ này đã đến bái lạy Chúa hay nói cách khác đến thờ phượng Ngài và thưa rằng: con đồng ý rằng, cha mẹ không nên lấy bánh của con cái mình mà quăng cho lũ chó con. Tôi tin điều đó nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. (Mt 15,27). Nếu Ngài nhìn con như là chó con cũng không sao. Con không xin nguyên cả chiếc bánh đâu, chỉ xin những mảnh vụn mà thôi. Chỉ như thế thôi cũng đủ cho con rồi! Và trái tim của Chúa đã bị tan chảy vì một đức tin mạnh mẽ như vậy. Người phụ nữ này dù là người ngoài cuộc đã gọi Thầy là Chúa, nhìn nhận thân phận của chị. Như vậy chị đã sẵn sàng đón nhận món quà dù là nhỏ nhất. Chị tin rằng đây là người có thể giúp chị và con gái của chị. Dù là người ngoại, chị đã tín thác hoàn toàn vào Chúa. Người phụ nữ này là mô mẫu của đức tin cho tất cả chúng ta.

Kết: Như vậy, phụng vụ Lời Chúa hôm nay, nhất là sự kiện Chúa chữa lành bệnh quỷ ám cho con gái người phụ nữ xứ Canaan nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù Thiên Chúa đã chọn dân Do Thái làm dân riêng của Người. Tuy nhiên, qua Chúa Giêsu, lòng nhân hậu và ơn cứu độ của Thiên Chúa luôn tuôn tràn xuống trên tất cả mọi người không trừ một ai. Biên giới của việc phân biệt chủng tộc, sự chia cắt và sự bất công sẽ biến mất. Thiên Chúa đã chọn lựa mọi người và ban dư tràn ơn cứu độ cho họ theo thánh ý không dò của Ngài. 

Thưa anh chị em, hãy để cho mọi người trên thế giới nhận ra rằng, từ nơi Chúa Giêsu, chúng ta đừng tỏ lòng khinh bỉ những ai khác biệt chúng ta; họ có thể thể hiện cho chúng ta thấy đức tin chân thật. Điều quan trọng là, mỗi người chúng ta luôn biết tin và vâng phục thánh ý Chúa trong mỗi giây phút của cuộc sống chúng ta, để rồi tình yêu không biến giới của Chúa luôn chạm tới cõi lòng chúng ta và chúng ta có thể trở nên chứng nhân loan báo lòng thương xót của Ngài cho muôn dân.

 

 

Tác giả: Lm. Jos Đồng Đăng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!