Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Đồng Đăng
Bài Viết Của
Lm. Jos Đồng Đăng
CON ĐÃ YÊU NGÀI QUÁ MUỘN
HÃY MỞ RỘNG CÁNH CỬA TRÁI TIM ĐỂ ĐÓN VUA GIÊSU
TRỜI ĐẤT QUA ĐI, LỜI CHÚA CÒN MÃI
CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG
SỐNG GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN
THEO CHÚA ĐỂ ĐƯỢC ‘TIẾN THÂN’ HAY ĐỂ ‘DẤN THÂN’?
CHỈ CÓ CHÚA LÀ GIA NGHIỆP
Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly
ĐỪNG LOẠI TRỪ NHAU
SỨ ĐIỆP TỪ THẬP GIÁ
NGƯỜI CHẾT NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
CHỦNG SINH: CÂY BÚT CHÌ TRONG TAY HỌA SĨ GIÊSU
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI (phỏng theo Video bài giảng của Hồng Y Tagle)
TỬ TƯỞNG CỦA THÁNH CYPRIAN VỀ SỰ HIỆP NHẤT TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ ƠN CỨU ĐỘ TRONG ĐỨC KI-TÔ
GIA ĐÌNH - NGÔI NHÀ DÀNH CHO TRÁI TIM BỊ TỔN THƯƠNG
LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG
ĐỨC GIÊSU ĐEM ‘BÌNH AN’ HAY ‘GƯƠM GIÁO’ ĐẾN CHO THẾ GIAN?
NGƯỜI ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TÔI
SỐNG HIỆP THÔNG THEO GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đức Maria, Mẹ Hội Thánh và Mẹ các tín hữu
BIẾN CỐ THĂNG THIÊN VÀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO
HÒA HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
CÓ NHIỀU “TIA SÁNG” NHƯNG CHỈ CÓ MỘT “MẶT TRỜI” CỨU ĐỘ
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG CỨU ĐỘ DUY NHẤT
MỤC TỬ THẬT, MỤC TỬ GIẢ
Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
GIÊ-RÊ-MI-A, MẪU GƯƠNG CHO NGƯỜI NGÔN SỨ
NIỀM VUI CÓ CHÚA PHỤC SINH
HÃY ĐỂ CHO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHẠM ĐẾN CHÚNG TA
LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ THẾ GIỚI
NÃO TRẠNG ‘VỨT BỎ' VÀ SỰ HUỶ HOẠI PHẨM GIÁ CỦA TÍNH DỤC
CHIÊN VƯỢT QUA LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Đức Tin, Một “Bảo Vật” Đầy Mong Manh Nơi Người Ki-tô Hữu Trẻ Hôm Nay
GIU-ĐA, CON NGƯỜI ‘ĐÁNG THƯƠNG’ HAY ‘ĐÁNG GHÉT’?
HÃY ‘RỬA TAY’ NHƯNG XIN ĐỪNG ‘PHỦI TAY’
NIỀM VUI CÓ CHÚA PHỤC SINH


(Suy niệm Tin mừng theo Thánh Luca (24,13-35) trong Chúa nhật III Phục sinh)

Dẫn nhập: Chuyện kể rằng, đêm nọ, người kia có một giấc mơ lạ. Anh thấy mình đang đi trên bãi biển với Chúa. Những lúc vui, trời yên biển lặng, anh thấy có hai đôi chân in trên cát, một của Chúa và một của anh. Nhưng lúc bão tố nổi lên, sóng xô vào bờ cát. Mệt. Mỏi. Đuối. Anh anh gắng gượng bước đi, miệng lẩm bẩm than trách Chúa rằng: “Lạy Chúa, tại sao những lúc khó khăn, thất bại, Chúa lại bỏ con?” Chúa trả lời: “con ơi, khoan vội trách Cha nhưng hãy nhìn cho kỹ dấu chân in trên cát là của ai?” Anh nhìn kỹ và nhận ra đó là dấu đôi bàn chân của Chúa. Thì ra, lúc gặp hoạn nạn, Chúa đã cõng anh trên vai.

Trong lúc gặp thử thách gian truân, dù là ốm đau, bệnh tật, mất mùa, giặc giã, chiến tranh, loạn lạc, hận thù, ghen ghét, huynh đệ tương tàn, v.v, Thiên Chúa vẫn luôn ở cùng chúng ta và bênh đỡ chúng ta. Dù ta một mực phản bội, Chúa vẫn một mực xót thương; dù ta thoái lui, nản chí, Chúa vẫn chờ đợi chúng ta. Dù ta trở thành kẻ ăn chơi đàng điếm, ngoại tình trong tư tưởng, Chúa vẫn rộng lòng thương xót thứ tha. Có những lúc ta trốn chạy cuộc đời, có nhiều khi ta muốn đánh bật Chúa ra khỏi cuộc sống của ta nhưng cũng chính lúc đó ta mới thấy, ta cần Chúa dường nào. Ta không thể nào cất cánh bay khỏi quỹ đạo của Thiên Chúa, và rồi, có khi ta cũng thốt lên như lời Thánh Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, vì thế tâm hồn chúng con sẽ không được ngơi nghỉ cho tới khi nó tìm được sự nghỉ ngơi nơi Ngài”[1].

Bài Tin mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Luca mà chúng ta được nghe trong Chúa Nhật III Phục Sinh thuật lại hành trình về Emmau của hai môn đệ và có Chúa Kitô Phục Sinh đồng hành. Lòng hai môn đệ chất chứa tâm trạng và sự hiện diện của Chúa Phục Sinh đã làm cho nỗi buồn của họ thành niềm vui hân hoan.

1. Nỗi buồn vì mất Chúa: Trước cái chết tức tưởi của Đức Giêsu trên thập giá như một tên tử tội, các môn đệ kinh hồn bạt vía và đóng kín cửa nhà, lòng bồn chồn lo lắng không biết số phận mình sẽ như thế nào đây. Các ông không ngờ rằng, Đức Giêsu - vị Thầy khả kính của họ, Đấng vốn có uy thế trong lời nói và việc làm, đã cho người chết sống lại, đã chữa lành các bệnh nhân, cho kẻ mù được thấy, kẻ què chạy nhảy như hươu nai, Đấng đã có thể dẹp yên sóng gió ba đào, - vậy mà giờ đây lại có một kết cục thê thảm là bị treo trên thập giá nhục nhã ê chề. Họ lại càng sợ hãi hơn nữa là vì có người loan tin rằng, xác Chúa đã mất. Chúa có sống lại không thì các ông chưa biết nhưng nhà cầm quyền Do Thái đã phao tin các môn đệ đã lấy cắp xác Chúa khi lính canh đang ngủ. Vì sợ bị liên lụy nên các ông đành “đánh bài chuồn”, an phận thủ thường.

Cụ thể trong bài Tin mừng hôm nay, hai môn đệ, một người tên là Clêôpát, một người nữa không được gọi tên. Hai ông đã bỏ kinh thành Giêrusalem để về quê Emmau mà lòng vẫn chưa hết bàng hoàng, vừa đi vừa bàn tán với nhau về chuyện liên quan đến Thầy của mình. Và Đức Giêsu đã đồng hành với họ trên đường đi, cùng chuyện trò với họ nhưng họ không nhận ra Người. Chúa vào đề một cách tự nhiên, Người hỏi: “các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu và nói: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Các ông tưởng rằng mình là những người trong cuộc, biết tường tận mọi việc liên quan đến ông Giêsu từ đầu đến cuối, nhưng kỳ thực các ông chẳng biết gì cả. Dù thấy đường về quê, nhưng cặp mắt đức tin các ông đã ra mù lòa. Cũng như các môn đệ khác, hai ông thất vọng vì vỡ mộng, bởi lẽ Vị Sư Phụ của mình đã chết, đã thất bại nhục nhã trước mắt người đời. Cuộc hành trình của họ là một cuộc hành trình trở về. Họ đành bỏ lại đằng sau cảm nghiệm đau đớn về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Thập giá mà Đức Giêsu gánh chịu đối với họ là cái gì đó thực sự tệ hại, thực sự điên rồ (x. 1cr 1,18; 2,2). Cái chết của Người dường như chôn vùi mọi thứ hy vọng nơi họ. Trước mắt họ chỉ là vực sâu hun hút của buồn chán, của thất vọng, của u sầu, và của thê lương. Với họ, Đức Giêsu như mang tất cả xuống mộ phần, để họ lại như đàn con bơ vơ, như chiên không có người chăn. Nhưng thật kỳ diệu thay, khi các ông thất vọng, khi các ông bế tắc cũng là lúc các ông gặp được niềm vui. Đức Giêsu Phục Sinh đã thay đổi tâm trạng của các họ.

2. Niềm vui vì gặp Chúa: Cùng nhịp bước với hai môn đệ trên đường về Emmau, Chúa Giêsu đã khiêm nhường, từ tốn giải thích Kinh Thánh cho các ông được rõ, bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ. Người lấy lại những điểm đã được trưng dẫn trong Cựu Ước liên quan đến Người, để chứng minh Đấng Kitô phải chịu khổ hình như thế rồi mới vào trong vinh quang của Người. Được nghe cắt nghĩa Kinh Thánh, lòng hai ông bắt đầu bừng sáng. Và đến lúc gần vào làng hai ông muốn đến, Chúa Giêsu giả vờ như còn phải đi xa hơn nữa. Sự giả vờ ở đây không có ý nói Chúa Giêsu gian dối, không thật. Dụng ý của tác giả là nói đến lòng hiếu khách của hai ông. Giờ đây hai ông đã có thiện cảm với người bạn đi đường, sợ người bạn đường gặp nguy hiểm giữa đêm tối nên đã mời dùng bữa với họ. Và trong bữa ăn, họ đã mời Chúa cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng; đó là vai trò quan trọng nhất trong bữa tiệc người Do Thái. Ai cầm bánh mà đọc lời chúc tụng, đó là người được ưu tiên nhất. Như vậy, hai môn đệ, từ thái độ có vẻ khinh thường Chúa Giêsu, sau khi được nghe giảng Kinh Thánh, lòng bừng sáng lên và biết thương người, biết mời người khác vào dùng bữa với mình và còn nhường cho khách chỗ cao trọng trong bữa tiệc. Giờ đây, họ biết quan tâm người khác, không còn kiêu ngạo nữa. Chúa Giêsu biết đây là cơ hội thuận tiện cho việc tỏ mình là Đấng Phục Sinh. Người cầm lấy bánh, bẻ ra và trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người.

Như vậy, trong màn đêm u tối nhất, trong nỗi thất vọng ê chề nhất, Đức Kitô Phục Sinh đã đồng hành với hai môn đệ, để họ có thể nhận ra Người là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Cũng vậy, khi ta thất vọng, khi ta buông tay đầu hàng, khi ta lột khỏi tính kiêu ngạo, không còn cho mình là cái rốn của vũ trụ, nhưng khiêm tốn, khao khát Chúa, đó chính là lúc Chúa đưa tay ra cho ta nắm lấy. Có Chúa đồng hành, bóng tối dày đặc của con người trở thành bình minh chiếu sáng, biến u sầu của con người thành niềm vui hoan hỉ, biến cái chết của con người thành sự sống lại, biến cuộc ra đi của con người thành sự quay gót trở lại kinh thành Giêrusalem, nghĩa là hướng về sự sống và hướng về cuộc chiến thắng do Thánh giá mang lại  (x. Dt 11,34).[2] Và khi niềm vui phục sinh được đong đầy, hai môn đệ đã nhanh bước quay gót trở lại Giêrusalem để sẵn sàng làm chứng tá cho Chúa.

Chúng ta cũng vậy, cuộc đời chúng ta đầy những thánh giá nhưng nếu chúng ta biết đón nhận vui vẻ, thập giá sẽ nở hoa phục sinh. Chúng ta không thể cảm nghiệm được niềm vui phục sinh nếu chúng ta không có trải nghiệm của thánh giá. Chúng ta không thể nào gặp được Thiên Chúa nếu chúng ta không đóng đinh những ý tưởng hạn hẹp, những quan niệm lệch lạc, những ích kỷ hẹp hòi và những thói đời của chúng ta. Hai môn đệ lúc đầu có vẻ ngông nghênh tự đắc nên không nhận ra Chúa nhưng nhờ được Chúa đồng hành và cắt nghĩa Kinh Thánh, các ông đã trở nên khiêm nhường và nhận ra Người. Chi tiết đó phản ánh vẻ đẹp của Thánh lễ, vẻ đẹp của một cộng đoàn có Chúa ở cùng. Bí tích Thánh Thể hiện tại hóa sự hiện của Chúa Giêsu và những cử chỉ cứu độ của Người cho nhân loại. Điều này nhắc chúng ta một điểm quan trọng rằng, Thánh lễ không phải là sự quy tụ của một nhóm người có thái độ hời hợt, thụ động nhưng là một cộng đoàn hiệp thông chia sẻ đức tin, đức cậy và trong tình yêu Chúa Kitô.

Kết luận: Như vậy, từ tâm trạng não nề thất vọng trên hành trình về Emmau, hai môn đệ đã được Chúa Phục Sinh đồng hành, giải thích Kinh Thánh, cùng đồng bàn với họ và lòng họ được bừng sáng. Phần chúng ta, giữa những ồn ào náo nhiệt của cuộc sống nổi trôi, giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người, giữa những u hoài lo lắng cho cuộc sống mưu sinh như cơm áo gạo tiền, giữa những căng thẳng của việc miệt mài đèn sách, giữa những lo toan để tìm kiếm một lối đi cho hành trình ơn gọi, và giữa những chán nản, thất vọng, lê bước trong cuộc đời, khi con thuyền cuộc đời chúng ta chông chênh trôi dạt theo triều sóng, chúng ta hãy bỏ neo vào Đấng đã chiến thắng sự chết, đã chịu mai táng, bị chôn vùi một thời gian ngắn trong lòng đất và đã phục sinh để mang lại niềm hy vọng cho chúng ta. Và ngày nay, Ngài còn hiến tế mỗi ngày trên bàn thờ để làm của ăn của uống nuôi sống chúng ta. Chúng ta được mời gọi kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, và sau khi được gặp Chúa Giêsu trong nhiệm tích này, chúng ta cũng hãy trở về với Giêrusalem, đó là trở về với cuộc sống thường nhật của chúng ta để sống và làm chứng cho tình yêu. Xin cho niềm vui phục sinh đong đầy trái tim chúng ta để chúng ta trở nên chứng nhân tình yêu cho Chúa giữa lòng đời.

 



[1] Augustine, Tự Thuật (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010), tr. 32.

[2] X. ĐTC Phanxicô, Huấn Từ của Giáo Hoàng Phanxicô, J.B Lưu Văn Lộc chuyển ngữ (Đồng Nai: Nxb. Đồng Nai, 2019), tr. 164. 

Tác giả: Lm. Jos Đồng Đăng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!