|
|
Bài Viết Của Elisabeth Nguyễn
|
SỐNG CHO SỰ THẬT
Sống cho sự thật là làm những việc đúng
lương tâm, đúng theo Lời Chúa dạy, làm đẹp ý Chúa |
|
Cầu nguyện và tập sống tinh thần của Anh Charles de Foucauld
„Những đôi mắt dịu dàng nhất mà con thấy, những nụ cười an
ủi lòng con nhất, những con người làm con say đắm nhất, tất cả những thứ đó chỉ
là một chút xíu vẻ đẹp của Chúa, mà Chúa muốn cho con thấy, để khi trông thấy
chúng, con tự nhủ: chúng phát xuất từ Thiên Chúa (….) Lạy Chúa, Chúa thương con
biết bao khi cho con thấy vẻ đẹp của Chúa trong các tạo vật! Xin ban cho con ơn
này là chỉ nhìn thấy Chúa, một mình Chúa thôi, nơi các tạo vật…“ |
|
Chiêm niệm trong hoạt động
Đời sống của mỗi Kitô hữu là một vườn nho sinh hoa trái làm ích lợi cho Chúa, cho Giáo Hội. Vì vậy chúng ta phải có một tâm hồn chiêm niệm. Chiêm niệm cho chúng ta có một trực giác nhậy bén với Chúa, để biết Ý Chúa và theo Ý Chúa vì lúc nào chúng ta cũng kết hợp với Chúa. |
|
Những giọt nước mắt nam nhi
„Bằng
những giọt nước mắt, những giọt nước mắt nam nhi nóng hổi, anh em có thể thanh
tẩy được quá khứ và siêu nhiên hóa cuộc sống hiện tại của mình“ (Thánh José
Escriva)
|
|
Thánh Vịnh, thi ca cầu nguyện
Thánh Vịnh là nguồn gốc các tuyển tập
thánh ca của đền thờ Gierusalem. Vua David là người sáng tác toàn bộ Thánh Vịnh
và quy định các nguyên tắc của phụng vụ. Các Thánh Vịnh đã từng nuôi dưỡng lòng
đạo đức của người Do Thái, đã từng là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, là thành
phần căn bản của các Giờ Kinh Phụng Vụ mà các tu sĩ nam nữ, linh mục, phó tế và
nhiều giáo dân tụng niệm hằng ngày. |
|
Lương tâm
Lương tâm là một tiếng nói sâu thẳm trong đáy lòng tất cả mọi con người sống trên mặt đất, giàu nghèo sang hèn, theo tôn giáo nào hay không tôn thờ chi cả, không phân biệt mầu da chủng tộc… Lương tâm là sự ý thức đạo đức, là một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai, thúc giục con người phải làm điều thiện, xa tránh điều ác, mà con người phải vâng phục, đơn thuần là sự phản chiếu những gì cha ông chúng ta đã dạy bảo chúng ta biết cái gì đúng và cái gì sai, sự phản chiếu này dựa trên sự phán đoán của cá nhân qua lý trí hay trực giác.
|
|
Đức Tin là một Hồng Ân
„Đức
tin là một món quà không dành riêng cho ai, nhưng được trao ban một cách quảng
đại. Tất cả mọi người đều có thể trải nghiệm niềm vui được Chúa yêu thương,
niềm vui của ơn Cứu Rỗi. Đó là món quà mà người ta không thể giữ cho riêng
mình, nhưng là để chia sẻ“ (Đức Thánh Cha
Phanxicô - Sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2013).
|
|
Thảo Kính Cha Mẹ
„Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi“ (Xh 20,12)
|
|
Đức tin chết
“Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc2,26) |
|
Truyền Tin cho Đức Maria
Vào một buổi chiều mùa Xuân tại miền Giu-đê, trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ như tất cả mọi ngôi nhà ở làng Narareth, cô Maria, một trinh nữ khiêm nhu đạo đức sống Lời Chúa rất tôn nghiêm, nàng đang cầu nguyện, đang chiêm niệm Lời Chúa, đoạn văn tiên tri Isaia viết: „Vì vậy Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây, người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel“ (Is 7,14). |
|
Mùa vọng
Lịch phụng vụ của Công Giáo được tính theo khía cạnh đạo đức thần học dựa trên công trình cứu chuộc của Đấng Giêsu Kitô. Bắt đầu một năm phụng vụ là Mùa Vọng Giáng Sinh kéo dài 4 tuần, bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng, và kết thúc vào trước ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Một năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo khởi đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và kết thúc vào Chúa Nhật thứ 34 Mùa Thường Niên, đúng vào Chúa Nhật Lễ Kitô Vua. |
|
Tin Mừng Giáng Sinh 2019
Từ thuở khai thiên lập địa, người đầu tiên Thiên Chúa tạo dựng là Adam, khi thấy Adam mồ côi lẻ loi một mình, Ngài chạnh lòng thương nên tặng cho chàng Eva, người đẹp mỹ miều đầu tiên của nhân loại, là một phần „xương của xương tôi, thịt của thịt tôi“ của chàng Adam. Hai người đã phản bội tình yêu cao cả Ngài ban tặng cho họ. Lòng thương xót và quảng đại, Ngài đã tha thứ tất cả, vì Ngài hiểu sự yếu đuối của bụi đất và thông cảm sự mỏng dòn trong những tạo vật Ngài làm ra, nó vẫn rất tốt đẹp dưới mắt thương yêu của Ngài. Tội thì Ngài tha, nhưng vạ thì Ngài ban cho Adam và Eva công ăn việc làm là lao động, cai quản mặt đất (x. St 1,26-30), và trồng trọt cùng chăm sóc ngôi vườn (x. St 3,16-19). Một ngôi vườn rất giàu, có cây cối, sông nước, đồi núi, những vùng đất giàu tài sản dưới lòng đất đầy vàng, nhũ hương và đá ngọc (x. St 2,9-17). |
|
Giêsu, ông là ai?
Tôi là một người trong đám đông dân chúng đang nô nức theo ông Giêsu lên núi bên cạch bờ hồ Tiberia. Tôi chưa hề biết ông Giêsu là ai. Tôi chỉ nghe dân chúng trong làng đồn thổi, ông ta là một thanh niên khoảng chừng ba mươi tuổi, đẹp trai, cương nghị, ăn nói chững chạc, hùng hồn, ngay thẳng. |
|
Bận rộn
„Càng bận rộn con càng phải dành thời giờ để suy tư học hỏi và nhất là để cầu nguyện. Con sẽ được bình an“ (Bậc Đáng Kinh HồngY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận) |
|
Tự Do Nội Tâm.
Nhu cầu sâu xa nhất của con người là nhu cầu căn tính. Tôi là ai? Tôi thế nào? Tôi ra sao? Nhu cầu này thường dẫn con người đến sự chú trọng ngoại hình: cách ăn mặc… sự hiểu biết, giàu có, thành công, đạo đức v.v…và những việc lành đang hiện hữu trong đời sống. |
|
„Thầy là ai đối với con?“ (Lc 9,20)
Thánh Giêrônimô: „Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô“, Đọc được lời này, tự thấy mình thật thiếu sót và xấu hổ khi đức tin mình đặt duy nhất vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng mình tôn thờ mà không biết tường tận về Ngài. Muốn biết Ngài thì phải biết Thánh Kinh, mà tìm ra đâu một khóa học Thánh Kinh cơ chứ! Tìm tòi trên mạng không thấy có khóa Thánh Kinh nào dành cho người Việt nói tiếng Việt, chỉ có khóa học online bằng tiếng Đức, mà mình thì làm sao đủ tiếng Đức mà theo học chứ. Qua đây chỉ được học tiếng Đức có sáu tháng rồi đi cày cho đến ngày về hưu. |
|
Cảm Xúc khi Cầu Nguyện
Trong khi cầu nguyện, nguồn cảm xúc của chúng ta bộc lộ tự nhiên trong nhiều cách, khi thì cảm nếm sự biết ơn Thiên Chúa, „dâng lời chúc tụng Chúa, câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi“ (Tv 34,2), nhất là lúc chúng ta có sự thành công, niềm vui và bình an „như trẻ thơ nép mình vào lòng mẹ, trong con hồn lặng lẽ an vui“ (Tv 131,2b), đôi khi rơi nước mắt sung sướng vì được thứ tha tội lỗi tày trời „Người đã giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng“ (Tv 34,8b). Khả năng biểu lộ cảm xúc từ trong sâu thẳm nội tâm hòa quyện với suy tư của lý trí và ý chí rất quý giá trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Chính nhờ sự cầu nguyện liên lỉ và trung thành, khả năng cảm xúc được thanh luyện trở nên nhạy cảm hơn, tình yêu giữa ta và Thiên Chúa thắm thiết hơn, ta cảm nếm được Thiên Chúa hiện diện với ta dù Người luôn vắng bóng. |
|
Sống Thánh Thể
“Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (…) “Chén này là chén giao ước mới, lập bằng máu Thầy, Máu đổ ra vì anh em”. |
|
Khao Khát Cầu Nguyện
Hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo ta thấy số đông tín hữu lơ là trong cầu nguyện, nhất là ở Âu Châu, vì thế nhà thờ nào cũng dần dần vắng bóng tín hữu trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Chỉ có Thánh Lễ ngày Phục Sinh và Thánh Lễ ngày Giáng Sinh thì nhà thờ đông hơn thường nhật. |
|
CẦU NGUYỆN
„Cầu nguyện là linh hồn của đời sống Kitô hữu, giúp chúng ta kín múc từ Thiên Chúa một sức sống luôn luôn mới. Trong cầu nguyện chúng ta không ngừng được tái sinh và mọi khía cạnh của đời sống được đổi mới“. (DGH Gioan Phaolo II). |
|
[1]
1
2
3
4 5
6
7
8 [5/8] |
|