|
|
Bài Viết Của Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
|
LINH MỤC: MỤC TỬ VÀ CHIÊN (SUY TƯ NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
Thời gian gần đây, tôi nhận được rất nhiều thư của các bạn trẻ, có khi thư gởi qua bưu điện, nhưng đa số là thư điện tử. Hầu hết những lá thư ấy đều chất chứa một tâm sự nào đó, các bạn trẻ muốn chia sẻ với tôi. Hôm nay nhân dịp lễ Chúa chăn chiên nhân lành, tôi muốn trích ghi lại một vài tâm sự đáng trân trọng ấy của các bạn. Xin các bạn trẻ là tác giả của những bức thư ấy cho phép tôi là việc này. |
|
CAN ĐẢM NHÌN VÀO MÌNH, ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI
Vì muốn nối liền chủ đề nghị lực, ý chí cần cho việc ăn năn hối cải, mà chúng ta đang suy niệm từ đầu mùa Chay đến nay, tôi mời anh chị em cùng tôi chia sẻ một gợi ý nằm trong chủ đề này: “Can đảm nhìn vào bản thân, chứ đừng lên án người khác”. |
|
TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHO TA NGHỊ LỰC
Tuần rồi, dựa trên Lời Chúa Giêsu: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ bị hủy diệt”, chúng ta đề nghị nhau, mỗi người tự tin nơi bản thân, để hun đúc nghị lực, hun đúc ý chí, trở về với Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hướng tới một đề nghị cao quý hơn, làm cơ sở cho sự ăn năn thống hối, đó là: Hãy cậy dựa vào lòng thương xót của Thiên Chúa, mà trở về với Người. Một mặt tin vào khả năng sám hối của chính mình, nhưng mặt khác, hãy nhớ lại lòng thương xót của Chúa để làm cho nghị lực nơi ta dồi dào hơn, ý chí mạnh mẽ hơn. |
|
TỰ TIN ĐỂ THÊM NGHỊ LỰC
Trong hai Chúa nhật vừa qua, chúng ta đã đề cập đến nghị lực và ý chí của mỗi cá nhân cần thiết để vượt qua những rào cản của đức tin. Hôm nay cũng vậy, dựa vào Tin Mừng, bạn hãy cùng tôi tự tin vào bản thân mình. Vì cùng với Lời Chúa, cùng với sực cầu nguyện, tin vào bản thân sẽ tạo thêm nghị lực và ý chí giúp sống đức tin. |
|
CHÚA GIÊSU LÀ CHỦ LỊCH SỬ
Bức tranh của cuộc Hiển dung trên núi cao có ba nhân vật chính, đáng để chúng ta chiêm ngắm: Đó là hai nhân vật vĩ đại bước ra từ Cựu Ước, cả hai cùng là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa: ông Môsê và tiên tri Êlia. Và một nhân vật đại diện Tân Ước, mang tầm mức vĩnh cửu, là trung tâm của lịch sử cứu độ: Chúa Giêsu. |
|
KHIÊM NHƯỜNG ĐỂ KHÁM PHÁ SỰ THẬT
Tắc… tắc… tắc… cụp! Đêm đã khuya lắm, những âm thanh nghe khô khốc ấy còn vang. Một chú bé dáng nhỏ nhắn, đi mải miết vào lòng con hẻm nhỏ cùng với những tiếng gõ. Chú bé bước nhanh, nhưng gật gà gật gù, chắc cậu ta buồn ngủ. - Ê! hủ tíu mì…! Bộ điếc hả? |
|
SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
Đó là sứ điệp về ơn hiệp thông. Nhưng chắc bạn thắc mắc lắm khi nghe nói: “Một sứ điệp được ban hành trên một dòng sông”, bởi có bao giờ Đức Thánh Cha đến bờ sông nào để ban hành bất cứ sứ điệp nào? Nếu có, đa số các văn kiện đều được ban hành tại thành Vatican. |
|
ĐỪNG ĐÁNH GIÁ NHAU DỰA TRÊN VẬT CHẤT
Chúng ta đang sống trong thời buổi kinh tế thị trường. Nền kinh tế này, bây giờ
đã đi vào từng nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người từ lúc nào không hay, đến nỗi nó
làm cho con người ta cuống theo nó như một cái máy, cố làm sao phải tạo được
nhiều của cải, càng nhiều, càng tốt, nhưng phải rẻ, bền, đẹp để bán nhanh nhất,
đủ sức cạnh tranh, đủ sức tồn tại, để ông chủ có thể đứng vững, không những
không bị phá sản mà còn phải giàu, giàu hơn nữa. |
|
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
Tôi muốn phân biệt giữa niềm tin và đức tin. Niềm tin chỉ để nói tới một sự tin
tưởng của riêng mình hay một sự tin tưởng vào con người, vào cuộc sống. Đức tin
nhắm đến một niềm xác tín nơi một Đấng Toàn năng nào đó bên trên mình. Cụ thể,
tôi muốn suy nghĩ về đức tin Kitô giáo. Vì thế, Đấng Toàn năng mà tôi đặt trọn
lòng phó thác là chính Thiên Chúa của chúng ta. |
|
“KẾT NỐI” VỚI CHÚA
Trong Hội Thánh, có thói quen cầu nguyện bằng Thánh vịnh, nhưng đối với đại đa
số người, 150 Thánh vịnh dài quá không thể đọc được. Từ thế kỷ XII, người ta
thay thế bằng việc đọc 150 kinh Lạy Cha. Dần dần người ta đọc 150 kinh Kính Mừng
thay 150 kinh Lạy Cha. Do đó Thánh Đaminh gọi là “Thánh vịnh Đức Mẹ”.
|
|
NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ
Trong Tin Mừng, có lần Chúa mời gọi: Hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng
Thánh. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi dành cho từng người không trừ ai. Dù vậy không
ai được quên rằng, cuộc sống hôm nay có một giá trị vĩnh cửu. Vì nếu tội lỗi hôm
nay sẽ theo ta đi vào vĩnh cửu thì giá trị của việc lành cũng đưa ta tiến về
hạnh phúc vĩnh cửu. |
|
LÒNG TRUNG THÀNH
Chắc bạn vẫn nghe thường xuyên về người này hứa dỏm, người
kia hứa lèo. Hoặc chính bản thân nhều khi cũng tỏ ra bực mình vì ai đó không giữ
đúng lời hứa. Từ những chuyện nhỏ nhất, tầm thường nhất của cuộc sống đến những
vấn đề quan trọng nhất, người ta đều cóp thể thất trung, bất tín. Ví dụ: Ai cũng
biết, hôn nhân là mối giây ràng buộc chặt, nhưng người ta vẫn phản bội nhau... |
|
TRÚT BỎ
Nếu có lần đi cắm trại, nhất là trại huấn luyện, chắc bạn sẽ hiểu: Ý nghĩa đúng
của việc cắm trại là hòa hợp với thiên nhiên, là sống hết mình cho thụ tạo, là
thở hơi thở của hoang dã, là sống sức sống của ngàn xanh, là đi vào lòng của tự
nhiên để khám phá siêu nhiên, đắm mình với tự nhiên để vươn hồn lên tới siêu
nhiên, gọi về lòng biết ơn thụ tạo đã cho nhau sự sống và dâng muôn muôn lời cảm
tạ Tạo Hóa ân ban cho muôn loài sự sống toàn hảo. Vì thế, đi cắm trại cũng đồng
nghĩa với việc
trút bỏ một cách tự nguyện. |
|
NHỮNG CÚ NHẢY HOAN CA TÌNH THƯƠNG ( Lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita )
Vai trò của thánh Gioan Baotixita là dọn tâm hồn dân chúng chuẩn bị đón nhận
Chúa Cứu Thế. Vì thế, nội dung của sứ mạng mà thánh Gioan lãnh nhận gần giống
Chúa Kitô: Kêu gọi mọi người nhìn nhận tội lỗi của mình và ăn năn sám hối. Chính
thánh Gioan tự giới thiệu mình là tiếng kêu trong hoang địa. Qua đó, thánh nhân muốn nhấn mạnh rằng, hoang địa là tâm hồn con người, nơi thiếu
vắng Thiên Chúa. Lời kêu gọi sám hối là tiếng kêu trong hoang địa đòi con người
phải cải tạo hoang địa lòng mình cho phù hợp với ơn cứu độ đang đến.
|
|
THIÊN CHÚA DUY NHẤT BA NGÔI
Thiên Chúa đã mạc khải chính mình và đối thoại với con người. Mạc khải ấy cho ta
biết Người là Thiên Chúa duy nhất Ba Ngôi. Đồng thời với mạc khải, Người mời gọi
ta là đoàn dân đông đảo của Người, hãy sống mầu nhiệm mà ta đã đón nhận. |
|
XÂY DỰNG TRẦN THẾ
Thánh Phaolô khi ca ngợi sự được vinh thăng trên trời của Chúa Kitô, cũng cho
hay:
“Thiên Chúa đã tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu trên hết mọi danh
hiệu, để khi nghe danh thánh Giêsu, trên trời, dưới đất và nơi âm phủ, mọi đầu
gối phải quì xuống và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng: Đức Giêsu Kitô là Chúa”
(Phil 2:9-11). |
|
CHỈ CÓ YÊU NHƯ THẦY…
Không để lại tài khoản ngân hàng, không hề có một tài sản có thể đong đếm, chẳng
bao giờ là một kho tàng có thể đấu giá…, nhưng trên tất cả, quang trọng hơn tất
cả, quý giá hơn tất cả: Đó là tâm tư, là nỗi lòng, là trăn trở, là thao thức, là
lời dạy thấm thía vừa của một người bạn, vừa của một người Thầy, vừa của một nhà
lãnh đạo tâm huyết, vừa của một nhà linh hướng:
“Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”.
|
|
ĐỂ CÀNH NHO SINH HOA TRÁI
Mạc khải của Thánh Kinh lại luôn luôn mang tính biểu tượng và hình ảnh rất cao,
lại không bao giờ thích dùng những gì xa lạ, khó hiểu đối với đời sống dân chúng.
Vì thế, cành nho, cây nho, vườn nho… đã gắn liền với mạc khải, cho đến mức, dẫu
trong số chúng ta, hình như có người còn chưa một lần nhìn thấy cây nho, nhưng
do suy niệm Lời Chúa, chúng ta cũng quên đi cả thắc mắc: nho là như thế nào.
Nghĩa là cách nào đó, chúng ta cũng đã quen nhiều với hình ảnh cây nho… |
|
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
Chúa Kitô đã Phục Sinh. Tin Mừng theo thánh Gioan tường thuật khá chi tiết, và
đầy xác tín: Chúa đã sống lại (x.Ga 20,1-31). Với tôi, Tin Mừng theo thánh Gioan như một nhân chứng vừa sung sướng, vừa hãnh
diện thuật lại những gì mắt thấy tai nghe.
|
|
HẠT LÚA PHẢI CHẾT ĐỂ SINH KẾT QUẢ
Với Chúa nhật V mùa Chay, chúng ta bước vào thời gian cuối cùng của mùa Chay, và
đang càng lúc càng tiến đến gần đỉnh cao của mầu nhiệm Vượt Qua. Trên đỉnh cao
đó, mầu nhiệm Vượt Qua loan báo một tình yêu lớn đến vô cùng của Thiên Chúa.
|
|
[1]
1 2
3
4
5 [2/5] |
|