Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
Bài Viết Của
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
ĐỪNG SỢ (KÍNH NHỚ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)
TIN LÀ HỒNG ÂN
CHÚA VẪN TRUNG THÀNH MÃI
TỪ MỐI PHÚC THỨ BA ĐẾN GIỜ GIAO THỪA
CHÚA LÀ ĐẤNG GIẢI THOÁT
NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT
KHÔN NGOAN CỦA CON CÁI SỰ SÁNG
HỘI ĐOÀN LEGIO TRONG GIÁO HẠT CỦ CHI 10 NĂM THÀNH LẬP CURIA
MẤT VÀ ĐƯỢC
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA KITÔ
KHIÊM NHƯỜNG VÀ BÁC ÁI
“HÃY VÀO QUA CỬA HẸP”
CHUYỂN LỬA CHO LỬA BÙNG LÊN
SỐNG HAY TIẾN ĐẾN CHẾT?
TÌM GẶP CHÚA TRONG CẦU NGUYỆN
HÃY LÀ MATTHA VÀ LÀ MARIA
YÊU VÀ LÀM
DÂNG HIẾN LỄ
“HÃY NHÂN DANH NGƯỜI MÀ RAO GIẢNG”
CÁI MỚI CỦA TÌNH YÊU
LINH MỤC: MỤC TỬ VÀ CHIÊN (SUY TƯ NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
CAN ĐẢM NHÌN VÀO MÌNH, ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI
TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHO TA NGHỊ LỰC
TỰ TIN ĐỂ THÊM NGHỊ LỰC
CHÚA GIÊSU LÀ CHỦ LỊCH SỬ
KHIÊM NHƯỜNG ĐỂ KHÁM PHÁ SỰ THẬT
SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
ĐỪNG ĐÁNH GIÁ NHAU DỰA TRÊN VẬT CHẤT
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
“KẾT NỐI” VỚI CHÚA
NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ
LÒNG TRUNG THÀNH
TRÚT BỎ
NHỮNG CÚ NHẢY HOAN CA TÌNH THƯƠNG ( Lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita )
THIÊN CHÚA DUY NHẤT BA NGÔI
XÂY DỰNG TRẦN THẾ
CHỈ CÓ YÊU NHƯ THẦY…
ĐỂ CÀNH NHO SINH HOA TRÁI
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
HẠT LÚA PHẢI CHẾT ĐỂ SINH KẾT QUẢ
THIÊN CHÚA DUY NHẤT BA NGÔI

 

LỄ CHÚA BA NGÔI

Thiên Chúa đã mạc khải chính mình và đối thoại với con người. Mạc khải ấy cho ta biết Người là Thiên Chúa duy nhất Ba Ngôi. Đồng thời với mạc khải, Người mời gọi ta là đoàn dân đông đảo của Người, hãy sống mầu nhiệm mà ta đã đón nhận.

1. TUYÊN XƯNG THIÊN CHÚA DUY NHẤT BA NGÔI

Niềm tin Thiên Chúa duy nhất đã có từ trong Cựu Ước. Khi chọn dân Israel làm dân riêng, Thiên Chúa ban lề luật cho họ. Lề luật thứ nhất và quan trọng nhất là: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ. Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Đnl 5, 6-7).

Người Israel tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất mỗi ngày trong lời kinh: “Nghe đây, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết dạ, hết sức anh em…” (Đnl 6, 4-5).

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu nhắc lại niềm tin này khi mời gọi hãy yêu mến Thiên Chúa duy nhất “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức” (Mc 12, 30). Nhưng Chúa không dừng lại ở tín điều Thiên Chúa duy nhất. Người tiến xa hơn khi mạc khải Thiên Chúa ấy là “Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19). Chúa Giêsu không dùng ý niệm “Ba Ngôi” của triết học để diễn tả Thiên Chúa. Nhưng mạc khải của Người giúp ta hiểu Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi.

Và khi tuyên xưng “Tôi tin kính một Thiên Chúa”, Giáo Hội, cũng là chính chúng ta, tuyên xưng đức tin  vào Đấng đã yêu thương, gọi ta vào đời qua bàn tay tạo dựng của Người. Người cũng là Thiên Chúa cứu độ khi cho ta được sống đời đời. Người là Đấng thánh hóa, khi làm cho con người thuần túy của ta sống chính sự sống của Người. Nghĩa là ơn thánh hóa của Chúa làm cho ta được thần hóa.

Tương ứng với ba công trình: tạo dựng, cứu chuộc, thánh hóa, Thiên Chúa biểu lộ Người là Cha, Con, Thánh Thần. Dù có sự phân biệt, nhưng cả Ba Ngôi cùng hoạt động trong mọi công trình và thể hiện nơi những công trình chung ấy, những nét riêng của ngôi vị mình. Chính vì vừa chung nhưng cũng vừa riêng, toàn bộ công trình của Thiên Chúa vừa cho thấy đặc tính của từng Ngôi vị, vừa cho thấy bản tính duy nhất của Ba Ngôi.

Giáo lý về Thiên Chúa duy nhất  Ba Ngôi là trung tâm của Kitô giáo, đặt nền tảng cho đức tin Công giáo. Vì thế, ai cho rằng, mình thuộc về Giáo Hội Công giáo, lại suy nghĩ, hay nói điều gì có ý đi ngược lại giáo lý này, người ấy sai lạc đức tin.

2. SỐNG LỜI TUYÊN XƯNG

Nói gì thì nói, cố gắng giải thích đến đâu, ta vẫn không thể hiểu hết mầu nhiệm Thiên Chúa. Mãi mãi Người là một huyền nhiệm lớn lao, cao cả. Thiên Chúa là cả một bầu trời mênh mông. Chúng ta chỉ là một cánh én chao nghiêng giữa bầu trời ấy. Nhỏ bé là thế, những gì cánh én có thể hiểu được chỉ là giới hạn khôn cùng.

Vì thế, nhận ra thân phận bé nhỏ, hèn kém và tội lỗi của mình bao nhiêu, người tín hữu cần phải có lòng khiêm tốn, vâng phục và quyết tâm tôn thờ Thiên Chúa đến cùng bấy nhiêu. Đó phải là thái độ căn bản và thường xuyên của từng người chúng ta.

Tấm gương của Môisen hoàn toàn để cho Chúa thu phục khi hiểu ra mình đang đối diện với Đấng Chí Thánh, Thần trên các thần, là bài học lớn cho bạn và tôi.

Thánh Kinh kể, một ngày, khi Môisen đang chăn đàn vật tại núi Khorep, bỗng ông nhận thấy một quang cảnh hết sức lạ thường: bụi gai rực lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Tò mò, ông chạy đến xem cho tường. Từ giữa bụi gai, có tiếng nói, gọi đúng tên ông: “Môisen! Môisen!”. Tiếng gọi ấy ra lệnh cho ông phải bỏ dép ra và không được đến gần, vì nơi ấy là nơi thánh. Tiếng nói ấy tự xưng là Thiên Chúa của tổ tiên ông. Ông sợ hãi che mặt, không dám diện kiến với uy nghi của Đức Chúa chí thánh của ông.

Ông càng sợ hãi hơn khi Đức Chúa ngỏ lời sai ông đi giải thoát dân của Người ra khỏi cảnh lầm than nôi lệ cho người Ai-cập. Dù biết mình yếu đuối, nhỏ nhoi, nhưng tin tưởng vào lời Chúa: “Ta sẽ ở với ngươi” (Xh 3, 12), ông đã đáp trả bằng cả một đời trung thành, yêu mến, tùng phục, tôn thờ Đức Chúa của ông. Có thể nói, ông đã sống chết cho sứ mạng đã lãnh nhận.

Tuy nhiên, sứ mạng ấy không dễ chút nào. Biết bao lần Môisen như chẳng còn sức đâu mà chịu đựng lòng dân. Sự bội phản, thái độ thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa, những lời kêu trách xúc phạm đến Chúa… của dân, làm cho ông mệt mỏi, đuối sức.

Đó là chưa kể 40 năm ròng rã sống trong sa mạc, không chịu nỗi sự khắc nghiệt, dân chúng trút lên ông những lời, thái độ, hành động, suy nghĩ… thù hằn của họ.

Chính vì thế, dù là một nhà giải phóng lừng danh, Môisen cũng đã từng quặn thắt tâm hồn, kêu than cùng Chúa và muốn chết đi: “Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu?… Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn…” (Ds 11, 12 tt).

Học lấy mẫu gương của Môisen, nhận ra sự uy nghi cao cả của Chúa, bạn và tôi hãy để Chúa làm chủ cuộc đời mình, và quyết tâm sống một đời trung thành với ơn Chúa ban. Chúng ta hãy khiêm nhường đón nhận tất cả những nghịch cảnh xảy ra cho mình mà phó thác trong bàn tay quan phòng dìu dắt của Chúa.

Chắc chắn cuộc đời sẽ không thiếu những nhức nhối, những thương đau, những oan khuất. Dù ta từ chối hay chấp nhận, cuộc đời vẫn cứ thế. Nhưng nếu trong đức tin và niềm phó thác, trước những nghịch cảnh, ta sẽ bình an hơn, bớt khổ sở hơn. Chúng ta hãy nhớ rằng, loài người đã được Chúa yêu thương. Nhưng những ai tin tưởng, khiêm tốn, vâng phục, sẽ là người đầu tiên đón nhận tình yêu ấy.

Bởi vậy, chúng ta hãy tập sống như thánh Phaolô dạy: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1Tx 5, 18).                        

Lm. VŨ XUÂN HẠNH


 

Tác giả: Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!