|
|
Bài Viết Của Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
|
HÃY PHỤC SINH ĐỨC TIN
Hãy làm cho ơn phục sinh vươn mạnh, lớn lên và bung ra cả trong chiều sâu nội tâm của đức tin, trong các sinh hoạt đạo đức cá nhân hay tập thể, lẫn trong đời sống thường ngày của mình. Đó là cách tốt nhất để diễn tả niềm tin phục sinh. Đó cũng là cách tốt nhất để cùng với Chúa Kitô, ta làm cho đời sống của ta, xung quanh ta tràn ngập niềm vui phục sinh.
|
|
TIN LÀ HỒNG ÂN
Một giáo lý viên đã lớn tuổi thật thà chia sẻ: Trước kia, khi mới dạy giáo lý dự tòng, cầm cuốn giáo lý là ông dạy từ đầu đến cuối. Nhưng sau này, ông lại làm ngược lại: dạy phần cuối cùng trước, rồi đi lên dần. Có nghĩa là ông bắt đầu dạy các dự tòng cầu nguyện trước tiên, sau đó dạy về luân lý, cuối cùng mới là phần tín lý. |
|
THẬP GIÁ NGẤT CAO
Cùng Hội Thánh, chúng ta bước vào tuần lễ đỉnh cao mừng mầu nhiệm Vượt qua sau một thời gian chuẩn bị tâm hồn bằng việc sống mùa Chay: ăn chay, cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, đền tội, sống bác ái… Hành trình mùa Chay kết thúc bằng thời điểm suy tôn Thánh giá Chúa, cũng có nghĩa là qua việc suy tôn Thánh giá, chúng ta muốn được đồng kết hợp, đồng dâng hiến việc sống mùa Chay của mình với Chúa nơi Thánh giá. |
|
CAN ĐẢM NHÌN MÌNH, ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI
Nhìn vào bản thân, để nhận ra mình tốt hay xấu. Tốt đến mức nào, và xấu ra làm sao? Can đảm tự nhận ra mình, nhận ra nội tâm của mình, đó chính là sự can đảm của nghị lực, của ý chí mà Thiên Chúa ban cho ta. |
|
TIN NƠI TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA
Dụng ý của thánh Luca khi viết dụ ngôn này, đã cho thấy vai trò của Người Cha chủ động trong tình yêu của ông, một tình yêu lớn không thể tưởng, không thể hiểu nổi bởi nó vượt quá sức những gì ta có thể tưởng nghĩ, có thể hiểu được: một tình yêu vĩ đại không gì sánh bằng. |
|
CHÚA GIÊSU LÀ CHỦ LỊCH SỬ
Cả Mô-sê và Ê-li-a đều có mặt bên Chúa Kitô. Như vậy, trong Tân Ước, không cần phải là hai nhân vật như Cựu Ước, mà chỉ một mình Chúa Kitô, vừa là Mô-sê Mới và là Ê-li-a mới của thời đại mới, Thời Cứu Độ. Có nghĩa là Lịch Sử hay Giao Ước Cứu Độ, từ nay chỉ cần một mình Chúa Kitô là đủ. Người vừa là Giao Ước mới, vừa là lề luật mới. |
|
THIÊN CHÚA – MỘT HUYỀN NHIỆM
Khi dạy giáo lý cho người lớn, nhất là các đôi bạn chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân, tôi hay hỏi nửa đùa, nửa thật: “Các bạn yêu nhau lắm, đúng không? Yêu đến mức nếu ngày nào không gặp nhau, ta nhớ thương, nhớ tiếc, nhớ da, nhớ diết, nhớ như có ai xé lòng mình, đúng không?”. Tất cả các bạn đều mỉm cười bẻn lẻn. Tôi nói tiếp: “Các bạn yêu nhau lắm, tưởng như người này hòa trộn trong người kia, nhưng người kia nghĩ gì, bạn có biết không?”. Tất cả trả lời: “thưa không!”. |
|
“LÀM”
Làm! Một động từ rất ngắn gọn: chỉ một tiếng, nhưng là cả một con đường dài, khởi đi từ suy nghĩ, đến cái miệng, hoặc cái tai và đến bàn tay. |
|
TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN
Trong đời thường, chúng ta nghe nói nhiều đến Tết: Tết Nguyên Đán, Tết Khai hạ (mùng 7 tháng Giêng), Tết Rằm tháng Giêng, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5), Tết Trung thu… Nhưng có lẽ ít ai nói đến Tết trong phụng vụ, cũng có thể là không nghe nói bao giờ. |
|
TRỞ VỀ NHÀ CHA
Khoảng cuối mùa Phục Sinh năm 2002, giáo phận Phú Cường và cả Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, đón nhận chung một tin buồn: Thầy Q.T.H., một chủng sinh của giáo phận P.C. qua đời. Tính đến ngày ra đi, Thầy đang học năm thứ III thuộc khóa VI Đại Chủng viện thánh Giuse. Thầy chết sau một thời gian rất ngắn bị bệnh nặng, có thể coi như một cái chết bất ngờ. Cộng thêm một yếu tố đáng tiếc thương hơn nữa: Thầy mới ở tuổi 37, nghĩa là còn rất trẻ, còn có khả năng để phục vụ nhiều, vì thế rất nhiều người thương tiếc, quý mến, cảm động... |
|
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ: PHÚC THẬT
Các thánh quá nhiều, không thể mừng mỗi vị một ngày riêng. Chỉ tính 25 năm đầu triều đại Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã có đến 476 vị tân hiển thánh và 1315 vị chân phước do Đức Gioan Phaolô II tuyên phong. Mỗi một năm chỉ 365 ngày. Nếu mừng mỗi ngày một vị thánh, chỉ tính thời Đức Gioan Phaolô II, đã không đủ ngày, huống hồ là suốt hơn hai ngàn năm qua. Bởi con số những vị thánh trong Hội Thánh sẽ nhiều vô kể. |
|
KINH MÂN CÔI - LỜI KINH HÒA BÌNH
Những năm gần đây, thế giới đã xảy ra quá nhiều những thương đau, mất mát. Chúng ta chưa thể nguôi ngoai được những đau đớn của nhân loại trong cuộc đánh úp mà chủ nghĩa khủng bố gây ra tại nước Mỹ ngày 11.9.2001, giết chết trên 3.000 người. Càng không thể nguôi ngoai trước cơn giận dữ của thiên nhiên đã gây nên trận cuồng phong động đất và sóng thần ngày 26.12.2004, giết chết gần 20 vạn người ở Nam Á. |
|
NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ
Trong Tin Mừng, có lần Chúa mời gọi: Hãy nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng Thánh. Bởi thế, ơn gọi nên thánh là ơn gọi dành cho từng người không trừ ai. Dù vậy không ai được quyên rằng, cuộc sống hôm nay của ta có một giá trị vĩnh cửu. Vì thế, nếu tội lỗi hôm nay sẽ theo ta đi vào vĩnh cửu thì giá trị của việc lành cũng đưa ta tiến về hạnh phúc vĩnh cửu... |
|
VÌ SAO CHÚA PHỤC SINH KHÔNG HIỆN RA VỚI HẾT MỌI NGƯỜI.
Các lãnh đạo tôn giáo Do thái do lòng ganh tỵ, họ không chỉ thủ tiêu Chúa của họ, giờ đây, họ còn thủ tiêu cả niềm tin Phục Sinh đang bừng dậy cho toàn thế giới: “Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ dàn xếp với quan, và lo cho các anh được vô sự”. |
|
XIN VÂNG TRONG ĐỨC TIN
Như vậy có ba yếu tố cần được nhấn mạnh trong khi cử hành ngày Thiên Chúa sai thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ba yếu tố ấy là: Thiên Chúa là chủ đích, là tác giả của ơn cứu độ. Chúa Kitô vâng phục và thực hiện quyền năng cứu độ đúng như thánh ý Thiên Chúa muốn. Đức Maria đã cộng tác bằng sự đáp trả trong vai trò làm Mẹ của Con Thiên Chúa làm người. Từ nay, người thôn nữ nghèo ấy được cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế là Con Thiên Chúa, nhưng giờ đây cũng trở thành con mình, lại cũng là chính Đấng cứu chuộc mình. |
|
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
|
|
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
|
|
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
|
|
GIÁ TRỊ CỦA MỘT CÁI CHẾT
Nhìn vào thập giá Chúa Kitô, người ta tự hỏi: Điều gì đã làm cho cái chết của Chúa Kitô có sức tẩy xóa tội lỗi loài người? |
|
VẺ ĐẸP HIỂN DUNG
|
|
[1]
1
2
3 4
5 [4/5] |
|