Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung

SỬA SAI BẰNG TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA
Sách Tin mừng theo Mátthêu đôi khi được gọi là Sách của Giáo hội vì dường như cho thấy rõ ràng hơn các sách Tin mừng khác về các vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo, tổ chức, quyền bính và trật tự trong cơ cấu và đời sống của Giáo hội. Trong Mátthêu chương 18, chúng ta có thể nhận ra các vấn đề và những tranh chấp trong các cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên mà Mátthêu viết cho họ. Trong số những vấn đề như vậy có tranh giành quyền lực: “Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Chúa Giêsu rằng: ‘Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?’ Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (1-4); hành vi gây cớ vấp phạm khiến người khác đi chệch khỏi con đường ngay chính: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã” (5-7); sự cần thiết phải mang những người lạc lối về với cộng đoàn: “Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?...” (12-14) và trên hết là nhu cầu được tha thứ vì không có tha thứ thì không cộng đoàn nào có thể vững bền lâu dài được: “Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Chúa Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? " Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (21-22). 

Ngay cả các vị thánh cũng phải thắng vượt sự nghi ngờ
Thánh Tôma Tông đồ có thể đã bị mang tiếng xấu: mọi người nhớ đến thánh nhân  vì nghi ngờ lời kể đầy phấn khích của các Tông đồ khác rằng họ đã nhìn thấy Chúa phục sinh (Ga 20: 24-25), nhưng chúng ta thường bỏ qua việc thánh nhân sẵn lòng chết vì Chúa Giêsu trước đó (Ga 11:16) và hoạt động truyền giáo sau này của ngài cũng như cái chết tử vì đạo của ngài. 

SUY NGHĨ THEO CÁCH CỦA THIÊN CHÚA

Trong bài Tin Mừng tuần trước, khi các môn đệ, qua Phêrô, thừa nhận Chúa Giêsu là: “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16: 16) thì Chúa Giêsu đã trao cho Phêrô và các ông một quyền hạn cao nhất. Các ông được trao quyền của chính Thiên Chúa trên cộng đoàn tương lai của họ, một quyền năng lớn lao đến nỗi “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16: 18): “Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16: 19). Chính Thánh Phêrô được nói đến như một tảng đá, vững chắc và không thể lay chuyển: “Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16: 18). 

NGƯỜI CÔNG GIÁO NÊN ĐỌC KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀO
Người Công giáo nên đọc Kinh thánh như thế nào?  Như một cuốn tiểu thuyết? Hoặc như một cuốn sách khoa học? 

CON TIN: “THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG”
Phần lớn sách Tin mừng của thánh Mátthêu được viết là để trả lời cho ba khía cạnh sau: Chúa Giêsu là ai? Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu theo căn tính của Ngài nghĩa là gì? Người ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn nào trước lời mời gọi của Chúa Giêsu?

KHIÊM HẠ VÀ KIÊN TRÌ TRONG NIỀM CẬY TIN
Tia và Siđôn là những thành phố trên bờ biển Địa Trung Hải, thuộc Liban ngày nay. Siđôn nằm cách Tyrô 36km về hướng Bắc, có độ tuổi khoảng 4000 năm trước Công nguyên, được đặt theo tên của Siđôn, con trai của Canaan; Canaan là con trai của Kham, một trong ba người con trai của Noê; Nôê là người đã đóng một chiếc tàu khổng lồ cứu muôn loài khỏi trận đại hồng thủy: “Các con trai ông Nôê ra khỏi tàu là: Sêm, Kham và Giaphét; ông Kham là cha của ông Canaan…Ông Kham, cha ông Canaan, thấy chỗ kín của cha mình và báo cho hai anh ở ngoài biết…Ông Sêm và ông Giaphét lấy cái áo choàng, cả hai đặt áo lên vai mình, rồi đi giật lùi mà che chỗ kín của cha. Mặt họ quay về phía sau, nên họ không trông thấy chỗ kín của cha. Khi tỉnh rượu, ông Nôê hay biết điều mà đứa con nhỏ nhất của ông đã làm đối với ông; ông liền nói: "Canaan đáng bị nguyền rủa! Nó phải là đầy tớ các đầy tớ của các anh em nó!" Rồi ông nói:"Chúc tụng Chúa, là Thiên Chúa của Sêm; Canaan phải là đầy tớ nó! Xin Thiên Chúa mở rộng Giaphét, nó hãy ở trong lều của Sêm, và Canaan phải là đầy tớ nó!" (Stk 8: 18-27)). Đối với người Do Thái vào thời Chúa Giêsu, Siđôn đồng nghĩa với sự gian ác. Còn Tia được xây dựng bởi những người ban đầu đến từ thành phố Siđôn với nhiệm vụ thiết lập một bến cảng mới, cho nên được coi là thành phố chị em của Siđôn. Những thành phố này chưa bao giờ là một phần của Galilê nhưng ở gần biên giới đông bắc của Galilê. Vào thời Chúa Giêsu, hai thành này ở bên ngoài lãnh thổ của Hêrôđê Antipater, biệt danh Antipas, thủ hiến của Galilê và Pêrêa sau cái chết của cha mình là Hêrôđê Cả (Hêrôđê Cha). Hêrôđê Antipas cai trị Galilê và Pêrêa với tư cách là chư hầu của La Mã và xây dựng các công trình bao gồm thủ phủ Tiberia trên bờ Biển hồ Galilê, còn gọi là hồ Ghennêxarét, để vinh danh người bảo trợ của mình là Hoàng đế La mã Tiberius bấy giờ. Như vậy, Siđôn và Tia là hai thành phố của dân ngoại. Chúa Giêsu “lui về miền Tia và Siđôn” (Mt 15:21) này, là để tránh sự chú ý của Hêrôđê Antipas, kẻ vừa cho chém đầu Gioan Tẩy giả, có thể gây hại cho sứ mạng của Ngài: “Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ” (Mt 14: 1-2). Chúa Giêsu cũng muốn tránh đối đầu với nhà cầm quyền Do Thái khi chưa thực sự cần thiết, vì “Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Đức Giêsu và nói rằng: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?” (Mt 15: 1-2). Nhất là Ngài muốn tiếp tục tập trung vào việc huấn luyện các Tông đồ của Ngài như Ngài đã làm trong khoảng thời gian vừa qua: các bài giảng bằng dụ ngôn về Nước Trời (Mt 13), phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 14: 13-21), đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ (Mt 15: 22-33), và rao giảng cho những người Do Thái sống tha hương tại đó. 

TẠI SAO VIỆC ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LẠI QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, mà chúng ta cử hành vào ngày 15 tháng 8, không chỉ là một phần bổ sung hay thêm vào của Công giáo đối với các nguyên tắc cơ bản của đức tin. Đó là một giáo huấn cực kỳ quan trọng có nguồn gốc sâu xa trong Kinh thánh và liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ý nghĩa của Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời dựa vào 8 lý do sau:

CHÚA KITÔ HIỆN DIỆN TRONG CƠN HOẢNG LOẠN CỦA TÔI
Chúng ta đã nghe khá nhiều bài giảng về đoạn Kinh thánh này, có người khen ngợi đức tin của Phêrô vì đã can đảm “từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Chúa Giêsu” (Mt 14: 29) dù ông mới chỉ được nghe bóng người ấy nói: “Cứ đến!” (Mt 14:29) và chưa mấy tin rằng người đang đi trên mặt biển là Thầy Giêsu: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài” (Mt 14:28). Dường như ông không đặt vấn đề, lỡ ra đó không phải là Thầy Giêsu mà là một bóng ma hay một ảo ảnh gì đấy thì sao. Hành động của ông thật liều lĩnh nhưng cũng thật tin tưởng! Tuy nhiên, vấn đề mà người ta thường đặt ra là khi ông không nhìn vào Chúa Giêsu, thì đức tin của ông bắt đầu lung lay, và Chúa Giêsu ở đó để cứu ông. Vì vậy, bài giảng kết luận: hãy can đảm, ra khỏi thuyền, nhưng hãy tập trung vào Chúa Giêsu.

Được Chúa Giêsu đem lên núi cao
Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta được mời bước vào những giây phút riêng tư với Chúa Giêsu mà Phêrô, Giacôbê và Gioan đã trải qua. Là người Do Thái, các ông hẳn đã quen thuộc với các thị kiến được tường thuật trong Sách Thánh, và điều này sẽ giúp các ông hiểu ý nghĩa của những gì các ông đã trải qua trên ngọn núi đó. Chúa Cha đã mặc khải cho ba tông đồ thấy Chúa Giêsu là Đấng vĩ đại hơn cả Môsê hay Êlia. Chúa Giêsu thực sự là Con NgườiĐấng Mêsia mà dân Israel mong chờ từ lâu, như đã được mạc khải trong sách Đaniel: Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Ngài tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Ngài quyền thống trị, vinh quang và vương vị: muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Ngài. Quyền thống trị của Ngài là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một: vương quốc của Ngài sẽ chẳng hề suy vong” (Đaniel 7: 13-14).

HỌC CÁCH TRỞ NÊN ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

(Mt 10, 37)

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3XwTLpT

KHO BÁU NƯỚC TRỜI
Chúa Giêsu mặc khải Nước trời như một kho báu quý giá. Trong dụ ngôn thứ nhất, chúng ta thấy hình ảnh kho báu được giấu kín: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng” (Mt 13: 44). Trong dụ ngôn thứ hai, chúng ta thấy hình ảnh một viên ngọc trai rất giá trị: “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp” (Mt 13: 45). 

5 LỜI KHUYÊN ĐỂ THỰC HIỆN GIỜ CẦU NGUYỆN CHUNG TRONG GIA ĐÌNH
Một số người có thể dễ dàng chứng thực điều sau đây: cầu nguyện chung trong gia đình không phải là một dòng sông dài êm đềm. Nếu việc thao luyện này nguy hiểm, liệu chúng ta có nên buông tay hay không? Dưới đây là một số lời khuyên để giúp cha mẹ và con cái sống giờ phút cầu nguyện này, trong hồi tâm và thanh thản.

HÃY CHẬM LẠI. ĐỢI ĐÃ. HÃY KIÊN NHẪN.
Giống như câu chuyện dụ ngôn về người gieo giống và hạt giống trong bản văn Tin mừng tuần trước, hôm nay Chúa Giêsu cũng dùng các câu chuyện dụ ngôn khác để thách thức người nghe phải suy nghĩ. Ở đây Chúa Giêsu kể dụ ngôn thứ hai về việc gieo hạt giống, lần này là về hai người gieo giống - một người gieo hạt giống để mọc lên lúa tốt, và kẻ thù gieo cỏ lùng vào giữa lúa tốt.

NHỮNG LỜI KHUYÊN ĐỂ TÌM KIẾM VÀ GIỮ ĐƯỢC SỰ BÌNH AN
Có thể trải nghiệm sự bình an và sống sự bình an đó một cách thánh thiêng không, khi mọi thứ trong cuộc sống của bạn dường như đang nổ tung?

HẠT GIỐNG SẼ SINH HOA KẾT QUẢ THÀNH MÙA GẶT BỘI THU
Trong các chương trước bản văn Tin mừng nàythánh Mátthêu đã tập trung vào những người Pharisêu chống đối Chúa Giêsu và cho thấy họ đã tấn công Ngài như thế nào:

NHỮNG NGƯỜI BÉ MỌN ĐƯỢC CHO BIẾT ĐIỀU KHÔN NGOAN
Chúa Giêsu dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11 : 25-26). Chỉ những kẻ bé mọn mới hiểu và đón nhận được Tin Mừng Nước Trời. Những người khôn ngoan, các tiến sĩ luật Do thái giáo thời Chúa Giêsu, đã tạo ra một loạt luật lệ mà họ nhân danh Thiên Chúa áp đặt lên con người. Họ nghĩ rằng Thiên Chúa yêu cầu dân tuân giữ điều này. Nhưng Luật Yêu Thương do Chúa Giêsu đưa ra lại nói ngược lại: Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Ngài cho mặt trời của Ngài mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5: 43-45). Điều quan trọng không phải là chúng ta làm gì cho Chúa, mà là Chúa làm gì cho chúng ta, cùng với tình yêu bao la của Ngài! Khi mọi người hiểu lời của Chúa Giêsu, họ sẽ tràn ngập niềm vui. 

NHỮNG PHƯƠNG CÁCH ĐỂ LỚN LÊN TRONG ĐỨC TIN

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

chuyển ngữ và tổng hợp từ

www.aleteia.org và  www.amadorcatholic.com

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3PnE3eG

ƠN GỌI CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC THỰC HIỆN NƠI CHÚNG TA ĐANG SỐNG

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/46lJDEu

HỌC CÁCH TRỞ NÊN ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA (Mt 10, 37)

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3XwTLpT

DẠN DĨ SỐNG VÀ RAO GIẢNG TIN MỪNG CỦA CHÚA KITÔ
Trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước Chúa Giêsu nói: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10: 7-8), sau đó Ngài bảo các môn đệ: “Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10: 16).

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [5/19]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!