Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
SỐNG VÀ LOAN BÁO NIỀM VUI, BÌNH AN
CHÚNG TA MẠNH KHỎE KHÔNG?
ĐỨC TIN VÀ ƠN GIẢI THOÁT
THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ
ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ SỰ PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
BÍ TÍCH THÁNH THỂ BAN SỰ SỐNG THẦN LINH
YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA BA NGÔI YÊU THƯƠNG
BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
CHÚA THÁNH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG VÀ QUA CHÚNG TA
CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
ƠN GỌI LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA KITÔ
CHÚA THĂNG THIÊN: KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI KẾT THÚC
CHÚA GIÊSU VÀ CON ĐƯỜNG BÌNH AN
YÊU MẾN CHÚA GIÊSU VÀ TUÂN GIỮ LỜI NGÀI
AGAPE - TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
THỰC THI VÀ LOAN BÁO GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
ĐGH LÊÔ XIV VÀ DI SẢN CỦA ĐGH LÊÔ XIII: MỘT TÊN GỌI MANG MỘT TẦM NHÌN
LẮNG NGHE VÀ BƯỚC THEO VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
TẠI SAO LẠI LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN?
THOÁT KHỎI BÓNG TỐI ĐỂ ĐÓN NHẬN ÁNH SÁNG
ĐẤNG PHỤC SINH ĐẦY SỰ QUAN TÂM CHU ĐÁO
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH VÀ NHẬN LẤY THÁNH THẦN CỦA NGÀI
SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
SỰ TIN TƯỞNG CỦA MỘT TÊN TRỘM
MỘT BUỔI BÌNH MINH NẰM NGOÀI THỜI GIAN
Chúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
CHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
CÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
TÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
TIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
LẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
HỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
ĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
THÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
CĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
XIN CHO CON BIẾT CON
NIỀM HY VỌNG CỦA KITÔ GIÁO LÀ MỘT CUỘC HÀNH HƯƠNG


 Giá như tôi đã đạt được sự hoàn thiện của Kitô giáo. Giá như tôi không phải chiến đấu với tội lỗi đó nữa. Giá như tôi có thể đắm mình vào lời cầu nguyện mà không bị chia trí. Giá như tôi có thể hiểu đoạn Kinh thánh khó hiểu đó một lần và mãi mãi.

 

Một dấu hiệu chắc chắn cho thấy chúng ta đang đi chệch khỏi con đường hoàn thiện của Kitô giáo là tin rằng khi chúng ta đạt được điều đó, sẽ không có gì thay đổi đối với chúng ta nữa và không có gì có thể cám dỗ chúng ta nữa. Trong Chương 38 của tác phẩm Con đường hoàn thiện, Thánh Têrêsa thành Avila viết, “Tôi khá chắc chắn rằng những người đạt được sự hoàn thiện không cầu xin Chúa giải thoát họ khỏi những thử thách, cám dỗ, đàn áp và xung đột.” Thánh nữ tiếp tục nói rằng “những tâm hồn hoàn thiện không hề bị những thử thách đẩy lùi, mà thay vào đó họ mong muốn những thử thách đó, cầu nguyện xin những thử thách đó và yêu mến những thử thách đó.” Nếu chúng ta không mong đợi gì từ lời cầu nguyện ngoài sự an ủi và ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta sẽ mắc phải “ảo tưởng” rằng “chúng ta đang cho đi và phục vụ, và Thiên Chúa sẽ buộc phải thưởng cho chúng ta” (đã dẫn).

 

Một cách khác để hình dung về con đường sai lầm này là nghĩ rằng sự hoàn thiện của Kitô giáo không để lại chỗ cho niềm hy vọng, vì hy vọng luôn hàm ý một sự khao khát và khuynh hướng hướng tới một điều gì đó chưa đạt được. Đây chính xác là lý do tại sao Thánh Têrêsa tìm thấy một phép so sánh quân sự rất phù hợp để hiểu con đường đi đến sự hoàn thiện. Những tâm hồn đã đạt được sự hoàn thiện của Kitô giáo “giống như những người lính: càng có nhiều chiến tranh, họ càng vui mừng, bởi vì họ hy vọng sẽ ra khỏi các cuộc chiến với sự giàu có lớn hơn. Nếu không có chiến tranh, họ phục vụ để kiếm tiền, nhưng họ biết rằng họ sẽ không tiến xa được theo cách đó” (đã dẫn).

 

Đức cậy tương ứng với lòng khao khát hạnh phúc mà Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng ta. Càng gần gũi Chúa Kitô, chúng ta càng nhận ra sâu sắc rằng hạnh phúc như vậy, xét cho cùng,  không thể tìm thấy ở thế gian này, mà chỉ có thể tìm thấy ở bên Chúa Kitô trong thế gian sau này. CS Lewis viết: “Thiên Chúa không thể ban cho chúng ta hạnh phúc và bình an ngoài chính Ngài, vì điều đó không có ở đó. Không có điều gì như vậy” (Mere Christianity). Lòng khao khát được ở bên Chúa Kitô chính là điều truyền cảm hứng cho các hoạt động của chúng ta trên thế gian này, thanh tẩy chúng để chúng hướng đến Vương quốc Thiên đàng. Tóm lại, nhờ đức cậy, chúng ta “được bảo vệ khỏi tính ích kỷ và được dẫn đến hạnh phúc tuôn chảy từ lòng bác ái” (GLHTCG, số 1818).

 

Không phải ngẫu nhiên mà kiệt tác tâm linh của Têrêsa lại có tên là Con đường Hoàn thiện chứ không phải Tình trạng Hoàn thiện. Người bạn đồng hành Cát minh của thánh nữ, thánh Gioan Thánh giá, đã viết Lên núi Cát minh chứ không phải Đỉnh núi Cát minh. Cách diễn đạt theo Kinh thánh là nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều là những người hành hương.

 

Abraham là người hành hương tiêu biểu. Thiên Chúa gọi ông rời bỏ quê cha và định cư tại đất Canaan. Ông được thúc đẩy bởi niềm hy vọng vào lời hứa của Thiên Chúa rằng con cháu ông sẽ đông như sao trên trời và như cát dưới bờ biển (St 15:5; 22:7). Thánh Phaolô ca ngợi Abraham như một tấm gương về niềm hy vọng, vì “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc” (Rm 4:18). “Hy vọng khi không còn hy vọng” có nghĩa là Abraham hy vọng vượt ra ngoài hy vọng đơn thuần của con người. Theo cách nói của thế gian, thật vô nghĩa khi một người đàn ông trăm tuổi lại hy vọng có con, đặc biệt là với một người vợ vô sinh. Quan điểm của Phaolô là hy vọng thế gian này phải đối mặt với một hy vọng mới, một hy vọng thiêng liêng, một hy vọng không thể có nếu không có đức tin. “Ông đã chẳng mất niềm tin, chẳng chút nghi ngờ lời Thiên Chúa hứa; trái lại, nhờ niềm tin, ông đã nên vững mạnh và tôn vinh Thiên Chúa, vì ông hoàn toàn xác tín rằng: điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Ngài cũng có đủ quyền năng thực hiện” (Rôma 4:20).

 

Còn một yếu tố hoàn toàn thiết yếu nữa trong câu chuyện về Abraham - và lời kể lại của thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Rôma: niềm hy vọng và cuộc hành hương mà niềm hy vọng đòi hỏi có tính cộng đoàn. Cuộc hành hương của Abraham được sắp đặt để sinh ra nhiều con cháu, và lời dạy của thánh Phaolô rằng đức tin của Abraham được kể là công chính cho ông cũng là “cả chúng ta nữa: chúng ta sẽ được kể là công chính, vì tin vào Đấng đã làm cho Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết” (Rôma 4:24). Chúng ta cùng nhau thực hiện cuộc hành hương đức tin này hoặc không có gì cả.

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thể làm rõ hơn điều này trong Tông sắc chỉ thị cho Năm Thánh Hy vọng, Spes non confundit - Hy vọng không làm thất vọng - khi ngài ra sắc lệnh rằng:

 

· Vào Chúa Nhật, ngày 29 tháng 12 năm 2024, tại mỗi nhà thờ chính tòa và nhà thờ phụ, các giám mục giáo phận sẽ cử hành Thánh lễ như lễ khai mạc trọng thể của Năm Thánh... Một cuộc hành hương khởi hành từ một nhà thờ được chọn để qui tụ các tín hữu và sau đó tiến đến nhà thờ chính tòa, cuộc rước này có thể tượng trưng cho hành trình hy vọng, được soi sáng bởi lời Chúa, sẽ đoàn kết tất cả các tín hữu (đoạn 6).

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn tất cả các tín hữu trải nghiệm ý nghĩa của việc cùng nhau bước đi trong hy vọng, ý nghĩa của việc trở thành một người hành hương. Với lễ khai mạc Năm thánh Thường lệ vào Đêm Giáng sinh, khi Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được mở ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết rằng “chúng ta sắp thực hiện một cuộc hành hương được đánh dấu bằng những biến cố lớn, trong đó ân sủng của Thiên Chúa đi trước và đồng hành với dân Ngài khi họ tiến bước vững vàng trong đức tin, tích cực trong đức ái và kiên định trong hy vọng (1 Tx 1:3).”

 

Niềm hy vọng Kitô giáo đích thực nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta luôn luôn trên đường đi. Chúng ta không thể nghỉ ngơi cho đến khi đạt được vinh quang của thiên đàng mà Chúa đã hứa. Thánh Têrêsa viết, “Hãy ước mơ rằng bạn càng chiến đấu, bạn càng chứng minh được tình yêu mà bạn dành cho Chúa của bạn, thì bạn sẽ càng vui mừng với Người Yêu Dấu của bạn một ngày nào đó trong một hạnh phúc và sự sung sướng không bao giờ kết thúc” (Exclamaciones del alma a Dios – Tiếng kêu của linh hồn lên Chúa, 15, 3).

 

Daniel B. Gallagherm, 27 tháng 12 năm 2024

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung.

Từ https://catholicexchange.com

 

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!