|
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung
|
HAI ĐỨC GIÁO HOÀNG NÓI VỀ SỰ PHẢN BỘI CHÚA GIÊSU CỦA GIUĐA ÍTCARIỐT
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3Kr0XyV
|
|
7 ĐIỀU NÊN KIÊNG THEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Tác giả: Isabella H. de Carvalho, www.Aleteia.org Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3ZVpD7W
|
|
CHÚA KITÔ LÀ ĐẤNG ĐEM LẠI SỰ SỐNG
Khi một người mà chúng ta yêu thương qua đời, cõi lòng của chúng ta dường như tan nát, khiến chúng ta cảm thấy như thể cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa. Cuộc sống giống như đã kết thúc đối với chúng ta. Lúc chúng ta đang chìm trong nỗi buồn thương và đau khổ, không lời nào có thể mang lại cho chúng ta bất cứ cảm giác an ủi nào, vì chúng ta cảm thấy tan nát trong lòng, như tiên tri Êdêkiel tuyên sấm trong bài đọc thứ nhất: “Xương cốt chúng tôi đã khô, hy vọng của chúng tôi đã tiêu tan, chúng tôi đã rồi đời !” (Ed 37: 11). Tuy nhiên, việc Thiên Chúa nhà Israel cải tử hoàn sinh dân Ngài cũng đã được phán hứa: “Thiên Chúa là Chúa Thượng phán như sau: Hỡi dân Ta, này chính Ta mở huyệt cho các ngươi, Ta sẽ đưa các ngươi lên khỏi huyệt và đem các ngươi về đất Israel. Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Thiên Chúa, khi Ta mở huyệt cho các ngươi và đưa các ngươi lên khỏi huyệt, hỡi dân Ta. Ta sẽ đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh” (Ed 37: 12-3).
|
|
CON ĐƯỜNG NÀO THỰC SỰ DẪN ĐẾN HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC?
Có thể có nhiều con đường dẫn đến hạnh phúc, nhưng chỉ có một con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực. Khát vọng hạnh phúc đã khắc sâu trong mỗi chúng ta. Và vì lý do chính đáng, chính Thiên Chúa đã đặt khát vọng đó vào trái tim của con người. Do đó, việc khát khao hạnh phúc là điều bình thường: chúng ta được tạo dựng nên để khát khao hạnh phúc đó! Điều quang trọng là đừng nhầm lẫn hạnh phúc. |
|
ĐƯỢC NHÌN THẤY ÁNH SÁNG LÀ CHÍNH CHÚA KITÔ
Xuyên suốt Tin Mừng theo thánh Gioan, thánh sử kể lại Chúa Giêsu trả lời những câu hỏi của những người Pharisêu chất vấn Ngài và của những kẻ gièm pha khác. Nhưng trong chương thứ chín mà Giáo hội cho chúng ta nghe hôm nay, một người khác, một người mù, đã trả lời những câu hỏi của những người Pharisêu về Chúa Giêsu và anh đã trả lời rất tốt đến nỗi người ta thấy Chúa Giêsu không lên tiếng giảng giải gì thêm: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!... Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?” (Ga 9: 25-26). |
|
CHÚA GIÊSU GIÚP KHÁM PHÁ VÀ GIẢI TỎA CƠN KHÁT VÔ BIÊN NƠI CÕI LÒNG TA
Vào thế kỷ thứ I, cách gọi “một tên Samari” là điều kinh khủng nhất người ta có thể gọi một người Do thái, có thể coi đây là một lời “xỉa xói, khinh bỉ” - điều mà những kẻ gièm pha Chúa Giêsu gọi Ngài trong Tin mừng Gioan: “Chúng tôi bảo ông là người Samari và là người bị quỷ ám thì chẳng đúng lắm sao?” (Gn 8: 48). Cách gọi đó là một trong những cách sỉ nhục trầm trọng nhất đối với một người Do Thái; nó đồng nghĩa với gọi người ấy là đồ con hoang, một kẻ bỏ đạo, một kẻ lạc giáo. Vậy nên thật táo bạo biết bao khi Chúa Giêsu kể câu chuyện về người Samari nhân hậu! (Lc 10: 30). Và hôm nay, Ngài tham gia cuộc trao đổi kéo dài với một phụ nữ Samari mà Ngài gặp bên bờ giếng, rồi sau đó chào đón cả cộng đồng Samari của cô khi họ tìm gặp Ngài: “Họ ra khỏi thành và đến gặp Ngài” (Gn 4: 30). |
|
CÙNG CHÚA KITÔ, CHÚNG TA ĐƯỢC BIẾN HÌNH
Đôi khi cuộc sống của chúng ta thay đổi theo cách chúng ta muốn nhưng có nhiều lúc đó lại là những thay đổi mà chúng ta không bao giờ muốn. Đôi khi chúng ta cảm thấy thay đổi là tích cực và tốt. Lại có những lúc, sự thay đổi gây đau đớn và làm mất đi điều chúng ta coi trọng hoặc mong ước. Cho dù chúng ta thấy sự thay đổi là tốt hay xấu, mong muốn hay không mong muốn, nó luôn đi kèm với những hậu quả, thách thức và vấn đề. |
|
BỐN CÁCH HÀNG ĐẦU ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Tác giả: Philip Kosloski, www.aleteia.org Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung Kính mời theo dõi video tại đây: http://bit.ly/3Kz7ZCa
|
|
SỨC MẠNH ĐỂ CHIẾN THẮNG NHỮNG CÁM DỖ
Theo các sách Tin Mừng, việc Chúa Giêsu bị cám dỗ ngay trước khởi đầu cuộc đời công khai của Ngài cho thấy một cách rất rõ ràng sẽ có sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống của con người, vốn lâu nay nằm dưới ách thống trị của Thần dữ. Ngài mang đến cho nhân loại sự giải thoát qua công trình cứu chuộc của Ngài. Chúa Kitô, Thủ lãnh mới của nhân loại, đã bắt đầu cuộc giải thoát đó và sẽ chiến thắng quyền lực của Satan hoành hành nơi Ađam sa ngã. Vào giờ khổ nạn của Ngài, “hoàng tử của thế gian này” sẽ bị loại bỏ. Tin Mừng nói về cuộc cám dỗ báo trước sự chiến thắng của Đức Kitô.
|
|
MÙA CHAY CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Ngày tháng tiếp tục xoay vần, thời tiết bắt đầu thay đổi, những ngày lễ hội mừng Năm mới trôi xa hơn vào quá khứ. Tất cả đều là dấu hiệu Mùa Chay đang đến gần. Mùa Chay là một trong năm mùa của lịch phụng vụ Công giáo, cùng với Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh , Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên. |
|
TÌNH YÊU CHIẾN THẮNG MỌI SỰ ÁC
Trong bài Tin mừng tuần trước, Chúa Giêsu sửa chữa những kiểu dạy dỗ sai lạc liên quan đến Lề luật Môsê. Những gì các thầy luật sĩ và người Pharisêu đã làm vào thời của họ là điều mà chúng ta cũng muốn làm ngày nay. Chúng ta lấy mệnh lệnh của Chúa và giải thích chúng theo cách sao cho chúng ta có vẻ như đang làm đúng những gì Chúa đã dạy bảo. Chúng ta tập trung vào việc không giết người trong khi Chúa Giêsu dạy không được tức giận. Chúng ta tập trung vào việc không ngoại tình trong khi Chúa Giêsu dạy ham muốn trong lòng đã là ngoại tình. Chúng ta nói rằng có thể ly dị vì bất kỳ lý do gì trong khi Chúa Giêsu dạy: “ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình” (Mt 5: 32). Chúng ta chỉ tập trung vào việc giữ lời hứa nếu chúng ta đã thề hứa nhưng Chúa Giêsu nói rằng phải làm theo mọi lời chúng ta đã nói. Những điều này đưa chúng ta hôm nay đến Mátthêu 5:38-48 nơi Chúa Giêsu chỉ ra cho chúng ta thấy chúng ta hạ thấp tiêu chuẩn của Thiên Chúa. |
|
BẠN CÓ TIN VÀO PHÉP LẠ KHÔNG?
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Tác giả: Tom Clements, www.ncregister.com. Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung Kính mời theo dõi video tại đây: http://bit.ly/3YLE79j
|
|
SỰ CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA KITÔ
Có một câu chuyện kể về một nhà thờ cổ ở Ucraina có tiền sảnh với một bức tường trắng và khi mọi người bước vào họ luôn cung kính cúi đầu trước bức tường đó và tất nhiên điều này đã diễn ra trong nhiều thế kỷ và đã trở thành một truyền thống mà mọi người đều làm theo. Điều buồn cười là không ai thực sự biết tại sao họ lại cúi đầu trước bức tường. Mãi cho đến khi một trận động đất làm vỡ bức tường thì người ta mới khám phá ra rằng đằng sau bức tường là một bức ảnh Mẹ Maria tuyệt đẹp.
|
|
LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ CÔNG LÝ CỦA THIÊN CHÚA KHÔNG ĐỐI KHÁNG NHAU
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Tác giả: Nicholas Senz, www.aleteia.org Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3Rnna2O
|
|
TRỞ NÊN MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO NHỮNG NGƯỜI CHUNG QUANH
Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật tuần này, ngay sau bài giảng Tám Mối Phúc Thật của Chúa Nhật tuần trước, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Các con là muối cho đời… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13-14). Điều này làm cho chúng ta nghĩ đến những người đang có mặt trước Chúa Giêsu khi Ngài nói những lời này. Họ là những người đánh cá, những người đơn giản chỉ nghĩ đến những công việc mưu sinh cụ thể mỗi ngày … Nhưng Chúa Giêsu nhìn họ bằng đôi mắt Thiên Chúa của Ngài, và quả quyết của Ngài “Các con là muối cho đời… Các con là ánh sáng thế gian” có thể được hiểu chính xác là kết quả của các Mối phúc. Ngài muốn nói rằng: Nếu anh em có tinh thần khó nghèo, nếu anh em hiền lành, nếu anh em có tâm hồn trong sạch, nếu anh em có lòng thương xót… anh em sẽ là muối và là ánh sáng thế gian! |
|
HẠNH PHÚC THEO CHUẨN MỰC CỦA THIÊN CHÚA
Người ta thường nói rằng mục tiêu trong đời có thể được tóm tắt trong bốn điều sau: lợi lộc, quyền lực, thú vui và danh vọng. Tất cả những gì trần thế cung cấp cho chúng ta, nếu chúng ta muốn, đều thuộc một hoặc tất cả các loại này. Tuy nhiên, như chúng ta gặp trong Tin Mừng Thánh Mátthêu (Mt 5:1-12), Chúa Giêsu đã đảo ngược điều người ta mong muốn. Ngài đưa ra một chìa khóa giúp hiểu ra những khuynh hướng của con người chúng ta, đó là muốn lấp đầy cuộc sống bằng những điều danh lợi thú như vậy. |
|
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CHÚA QUAN PHÒNG
Bài Tin mừng hôm nay giúp chúng ta duyệt lại những tương quan với của cải vật chất và trình bày hai chủ đề có tầm quan trọng khác nhau:· tương quan của chúng ta với tiền bạc (Mt 6, 24) · và tương quan của chúng ta với Thiên Chúa Quan Phòng: “ (Mt 6, 25-34). |
|
CẢM THẤY CHÚA NHƯ XA CÁCH
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Phêrô Phạm Văn Trung. Kính mời theo dõi video tại đây: http://bit.ly/403acv0 |
|
BIẾT CHÚA GIÊSU KITÔ NHỜ CHÚA THÁNH THẦN
Trong trình thuật của thánh Gioan chương 1 từ câu 29 đến câu 34, nói về Chúa Giêsu, Gioan Tẩy Giả đã thốt lên hai lần: “Tôi đã không biết Ngài” (Ga 1: 31, 33). Điều đó rất đáng ngạc nhiên! Người ta có lý khi nghĩ rằng Gioan Tẩy giả biết rất rõ Chúa Giêsu là ai, vì ông là anh họ của chính Chúa Giêsu và là người đã từng “nhẩy mừng” trong lòng mẹ mình là bà Êlisabét khi Mẹ Maria đang mang thai Chúa Giêsu đến thăm: “Vì này đây tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (Lc 1: 44). Sự thiếu hiểu biết mà Gioan bộc lộ ở đây cho chúng ta thấy một điều quan trọng: chúng ta không đến với Chúa Kitô chỉ bằng cách hiểu biết qua cảm nhận thông thường của con người bởi vì, như Thánh Phaolô viết: “Vì thế, từ đây chúng tôi không còn biết một ai theo quan điểm loài người. Và cho dù chúng tôi đã được biết Chúa Kitô theo quan điểm loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Ngài như vậy nữa. nếu chúng ta đã biết Ngài theo xác thịt, thì bây giờ chúng ta không còn biết Ngài theo cách đó nữa” (2 Cr 5, 16). |
|
ÁNH SÁNG CHÚA KITÔ SOI CHIẾU MỌI DÂN TỘC
Theo Thánh Mátthêu, trong khi rao giảng Nước trời, Chúa Giêsu khẳng định khuôn phép cũ của Cựu ước luôn có hiệu lực: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5, 17), hay chính xác hơn, giao ước xưa kia của Thiên Chúa chủ yếu hướng về Israel, dân riêng của Ngài. |
|
[1]
5
6
7
8
9 10
11
12
13
14 [10/22] |