Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
CẢM NGHIỆM NIỀM VUI TRONG CHÚA KITÔ

 

 

Niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần: “Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ(Galát 5:22-23) nhưng thường các Kitô hữu có vẻ khó nắm bắt được. Trước khi có thể cảm nghiệm sâu xa niềm vui trong đời sống Kitô hữu, chúng ta phải nhận ra rằng niềm vui không dựa trên hoàn cảnh. Trên thực tế, niềm vui thậm chí có thể không giúp cho chúng ta tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực. Đúng hơn, niềm vui là cảm thức hạnh phúc sâu xa về những gì Thiên Chúa đã làm và còn đang làm. Trong tiếng Hy Lạp từ “niềm vui” có liên quan đến từ “ân huệ”. Quả thật, niềm vui là một ân huệ Chúa ban cho chúng ta. Vậy làm thế nào chúng ta có thể đón nhận và cảm nghiệm ân huệ niềm vui?

Về nhiều mặt, điểm then chốt là cách chúng ta quan niệm niềm vui như thế nào. Khi nhìn vào những gì Thiên Chúa đã làm cho mình, chúng ta tự nhiên đáp lại bằng tâm tình tạ ơn và niềm vui. Khi nhìn vào những hoàn cảnh khó khăn hay những thất vọng trong cuộc sống, chúng ta tự nhiên phản ứng bằng sự bất mãn. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thừa nhận những khó khăn của cuộc sống này hoặc những thiếu sót trong thế giới của chúng ta. Đúng hơn, dù chúng ta thừa nhận những khó khăn và những thiếu sót đó, nhưng chúng ta vẫn nhận ra rằng Chúa đang kiểm soát mọi việc và Ngài yêu thương chúng ta. Các bài Thánh vịnh thể hiện sự thật này một cách tuyệt vời. Chẳng hạn, Đavít đã trút hết lời phàn nàn của mình lên Thiên Chúa. Ông không phủ nhận những khó khăn của cuộc sống, sự chán nản, tổn thương hay thất vọng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, cuối mỗi bài thánh vịnh, ông có vẻ được khích lệ, ví dụ: “Tôi vừa cất tiếng kêu lên cùng Chúa, Chúa liền đáp lại từ núi thánh của Ngài. Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ, rồi thức dậy, vì Chúa đỡ nâng tôi. Tôi chẳng còn phải sợ lũ người đông vô số đang vây bọc quanh tôi” (Tv 3: 5-7), “Chúa đã nghe tiếng ta cầu khẩn, Chúa đón nhận lời ta nguyện xin” (Tv 6: 10), “Tôi xin tạ ơn Chúa, bởi vì Ngài công minh chính trực, tôi đàn ca mừng danh Chúa Tối Cao” (Tv 7: 18), “Phần con đây, con tin cậy vào tình thương Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa, vì phúc lộc Ngài ban” (Tv 13: 6), “Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan,

thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!” (Tv 16: 9-11).

Khi chúng ta nói lên mối quan tâm của mình và để cho Chúa nhắc nhở về sự tốt lành của Ngài, chúng ta sẽ trút bỏ được gánh nặng của mình. Chúa Giêsu phán: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30). Chúng ta có thể cảm nghiệm niềm vui khi trao gánh nặng của mình cho Chúa Giêsu. Ngài giúp chúng ta mang vác gánh nặng. Ngài cũng nhắc nhở chúng ta biết Ngài là ai. Biết được sự quan tâm của Ngài dành cho chúng ta và chiến thắng cuối cùng của chúng ta trong Ngài, chúng ta có thể cảm nghiệm niềm vui ngay cả trong những khó khăn của mình.

Thánh Phaolô không lạ gì với gian khổ: “Họ là người phục vụ Chúa Kitô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” (2 Côrintô 11:23-27).

Tuy nhiên, ngài cũng viết rất nhiều về niềm vui, đặc biệt là trong thư gửi tín hữu Philíp, Ngài viết: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Chúa  Kitô Giêsu” (Philíp 4:4-7). Chúng ta trao gánh nặng của mình cho Chúa qua lời cầu nguyện và làm việc đó với lòng tạ ơn.

Nhưng chúng ta không dừng lại ở đó. Thánh Phaolô nói tiếp: “Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Philíp 4:8). Sau khi dâng lời cầu xin của mình lên Thiên Chúa, chúng ta phải giữ quan niệm cho đúng đắn. Chúng ta hãy nghĩ đến những điều trong sạch, đầy vẻ huy hoàng, ưu việt, đúng đắn và đáng khen ngợi. Chúng ta không tập trung vào nỗi đau khổ của mình mà tập trung vào sự tốt lành của Thiên Chúa và vẻ đẹp mà Ngài truyền ban vào cuộc sống của chúng ta.

Ngoài lời cầu nguyện và quan niệm cho đúng đắn, chúng ta còn thu nhận được niềm vui từ cộng đoàn: “Hai người thì hơn một, vì hai người làm việc cực khổ sẽ thu nhập khá hơn. Người này ngã đã có người kia nâng dậy. Nhưng khi chỉ có một mình mà bị ngã thì thật là khốn, vì chẳng có ai nâng dậy cả! Cũng vậy, hai người nằm chung thì ấm; một mình làm sao mà ấm được? Một mình dễ bị tấn công, có hai người, ắt sẽ đương đầu nổi; dây chập ba đâu dễ gì đứt?” (Giảng viên 4: 9-12).   Chúng ta được tạo dựng cho cộng đoàn, như việc Thiên Chúa tạo dựng Eva để giúp đỡ Ađam và trong mô tả của Thánh Phaolô về hội thánh như một tập thể các tín hữu: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo, thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân phát, thì phải chân thành. Ai chủ toạ, thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm. Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện. Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà” (Rôma 12:3-13).

Kitô hữu được hướng dẫn khuyến khích lẫn nhau: “Thưa anh em, hãy đề phòng, đừng để người nào trong anh em có lòng dạ xấu xa chối bỏ đức tin mà lìa xa Thiên Chúa hằng sống. Trái lại, ngày ngày anh em hãy khuyên bảo nhau bao lâu còn được gọi là ngày hôm nay, kẻo có ai trong anh em ra cứng lòng vì bị tội lỗi lừa gạt” (Hípri 3:13) và: “Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ... Vì thế, anh em hãy an ủi nhau và xây dựng cho nhau, như anh em vẫn làm” (1 Têsalônica 5:11). Chúng ta có thể chia sẻ những khoảnh khắc đau đớn cũng như hạnh phúc của mình với bạn bè: “vui với người vui, khóc với người khóc” (Rôma 12:15).

Cuối cùng, những lời khuyên thiết thực này vốn giúp cảm nghiệm được niềm vui chỉ là một phần nhỏ để có một cuộc sống có niềm vui. Chúa Giêsu mô tả ý nghĩa của việc ở lại trong Ngài: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn…Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được..Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy..Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Ngài” (Gioan 15:1-10), liên kết việc ở lại trong Ngài với việc ghi nhớ lời Ngài, sống trong tình yêu của Ngài, nương cậy vào Ngài và tuân theo các điều răn của Ngài. Rồi Ngài nói: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Gioan 15:11). Chúng ta trải nghiệm niềm vui trong đời sống Kitô hữu bằng cách dâng trọn cuộc đời mình cho Chúa Giêsu, đón nhận món quà ân sủng của Ngài. Khi chúng ta thực sự ở trong Ngài, chúng ta sẽ biết được niềm vui trọn vẹn của Ngài.

 

Phêrô Phạm Văn Trung

(theo compellingtruth.org)

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!