Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
THÁNG NĂM, THÁNG HOA DÀNH CHO MẸ MARIA
Cốt tủy của cuộc đời Kitô hữu
Gắn kết với Chúa Giêsu như cành nho với cây nho
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
“ANH EM ĐẾN MÀ ĂN!” (LÀM SÁNG TỎ MẦU NHIỆM CỦA THỨC ĂN TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU)


 

Có điều gì đó kỳ lạ về thân thể phục sinh của Chúa Kitô, điều này là khá rõ ràng. Nhưng có điều gì đó hơn là việc thân thể của Chúa Kitô đã sống lại, trong khi hầu hết các thân xác đã chết khác vẫn chết.

Thân thể Chúa Kitô Phục Sinh vừa có thể được nhận ra vừa không thể nhận ra, ví dụ như cuộc gặp gỡ với hai môn đệ trên đường Emmau ở cuối Tin Mừng Thánh Luca và cái kết của chuyến đi đánh cá ở cuối Tin Mừng Thánh Gioan. 

Tất nhiên, một điểm chung khác mà hai sự kiện kỳ lạ này nói đến là việc ăn uống. Hai môn đệ nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài bẻ bánh, thực ra đó là bữa ăn thứ tám Chúa Giêsu ăn trong Tin Mừng. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết, bữa ăn thứ bảy là Bữa Tiệc Ly, và bữa ăn thứ tám này chúng ta có thể gọi là Bữa Ăn Đầu Tiên của công trình sáng tạo mới. 

Chúng ta được biết rằng, trong cuộc gặp gỡ với hai môn đệ trên đường Emmau, khi Chúa Giêsu bẻ bánh (một tiếng vọng lại rõ ràng của Bữa Tiệc Ly và việc thiết lập Bí tích Thánh Thể), mắt các môn đệ đã mở ra. Đây cũng là một tiếng vọng lại, nhưng của một sự kiện rất lâu trước đó: trong Vườn Địa Đàng, đôi mắt của Adam và Eva được mở ra để thấy sự trần trụi của họ sau khi họ ăn trái cấm, và họ xấu hổ. Thật thú vị khi đây là tiếng vọng duy nhất bằng lời nói đề cập đến một đoạn cụ thể trong Cựu Ước mà Thánh Luca trình thuật về những lần hiện ra của Chúa Giêsu phục sinh. 

Ở lần sáng tạo đầu tiên, thức ăn mang đến sự hiểu biết, nhưng cùng với ân huệ đó là lời nguyền khủng khiếp của sự sa ngã, của sự trục xuất ra khỏi Vườn Địa đàng và cái bóng xấu hổ bao phủ nhân loại kể từ thời điểm đó. Ở cuộc sáng tạo thứ hai, tức là Sự Phục Sinh và là điều mà Sự Phục Sinh kích hoạt, thì thức ăn từ cây sự sống - Thập Giá -  mang theo sự hiểu biết về những mầu nhiệm của Thiên Chúa ẩn giấu từ mọi thời đại, Sự Phục Sinh đó đảo ngược sự sa ngã, kết thúc sự lưu đày của nhân loại và xóa bỏ sự xấu hổ. 

Vì vậy, chúng ta kết luận rằng Bí tích Thánh Thể mở mắt chúng ta trước thực tại mới được sự phục sinh mở ra. Nhưng chúng ta nên lưu ý rằng các môn đệ phải mời Chúa Giêsu ở lại với họ. Chúng ta nên nghiêm túc xem xét những gì Thánh Luca nói với chúng ta, rằng Chúa Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa mà không có họ. Thánh Luca cho chúng ta thấy, xuyên suốt Tin Mừng của ngài, ngài quan tâm đặc biệt đến điều được gọi là “tình bạn cùng bàn”. 

Bữa ăn đầu tiên trong tám bữa ăn mà Chúa Giêsu chia sẻ trong Tin Mừng là bữa tiệc được Lêvi dọn cho Ngài sau khi ông hoán cải, khiến những người Pharisêu đặt ra câu hỏi: “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” (Lc 5:30). Tất nhiên, câu trả lời là “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn” (5: 32). Như trong bữa ăn đầu tiên đó, trong “Bữa Ăn” này, Chúa Giêsu cũng được mời, và Thánh Luca chắc chắn đang nói với chúng ta rằng chỉ những ai đón tiếp Chúa Giêsu, những người tích cực mong muốn được thông công cùng bàn với Ngài, mới biết được Ngài là ai và hưởng được hoa trái của công trình sáng tạo mới. 

Tuy nhiên, đồng thời, mọi lời nói và hành động của Chúa Kitô về cơ bản đều có chức năng như những lời mời gọi: chúng ta có thể nói rằng toàn bộ cuộc đời và sứ vụ của Chúa Kitô là một lời mời chúng ta bước vào sự sống của Thiên Chúa. Chính Thánh Gioan là người nắm bắt điều này rõ ràng nhất trong chương cuối cùng của Tin Mừng của ngài, với những lời đầy ấn tượng từ Chúa Kitô nói với Simon Phêrô và sáu người bạn đồng hành của ông: “Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau” (Gioan 21:2 – bảy cộng với Chúa Giêsu là tám, chắc chắn không phải ngẫu nhiên): “Anh em đến mà ăn!”

Bữa ăn sáng này bao gồm bánh mì và cá mà Chúa Giêsu đã nướng trên bãi biển. Bữa ăn sáng này rõ ràng làm vang vọng lại việc cho năm ngàn người ăn hơn là làm vang vọng lại Bí tích Thánh Thể, nhưng phép lạ vĩ đại đó báo trước Bí tích Thánh Thể và tiếp theo là bài giảng vĩ đại của Chúa Kitô về Bánh Sự Sống, là thịt của chính Ngài.

Có một sự tương phản gần như vui nhộn giữa ý nghĩa thần học hiển nhiên của những gì đang diễn ra ở đây và tính chất bình thường trong lời mời khá ngắn gọn của Chúa Kitô, như thể việc Chúa Giêsu tổ chức chuyến dã ngoại sáng nay cho các môn đệ vốn đang kiệt sức của Ngài là điều tự nhiên nhất trên thế giới. Điều gây ngạc nhiên là sự tương phản tương tự này cũng được tìm thấy trong Giáo hội ngày nay.

Bên ngoài mỗi nhà thờ đều có bảng thông báo về thời gian của Thánh lễ, như thể Thánh lễ là một điều gì đó rất bình thường. Tuy nhiên, mỗi khi chúng ta đi dự Thánh lễ là chúng ta dùng bữa ăn trong ngày với chính Chúa Giêsu, Đấng đã sống lại từ cõi chết, lên trời, thực sự hiện diện trên bàn thờ để nuôi sống chúng ta như con cái của của công trình tạo dựng mới. Đó là điều Chúa Giêsu mời gọi chúng ta khi Ngài nói với chúng ta vào mỗi Chúa nhật: “Anh em đến mà ăn!” (Ga 21;12).

 

Tác giả: Richard Ounsworth OP

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung.

theo https://catholicherald.co.uk

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!