Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
MẸ TÊRÊSA Calcutta GIÚP THĂNG TIẾN TRONG SỰ KHIÊM NHƯỜNG
CHÚA GIÊSU ĐÃ XUỐNG VỊ TRÍ RỐT HẾT
LẦN ĐẦU PHÊRÔ CHỐI CHÚA
Adam, Eva và Kế hoạch quan trọng của Thiên Chúa
CHA MẸ CÔNG GIÁO TỐT LÀNH NUÔI DƯỠNG ĐỨC TIN CỦA CON CÁI
BIẾT NGHE VÀ NÓI LỜI THIÊN CHÚA
TẤM LÒNG CHÂN THÀNH
KHIÊM NHƯỜNG: NỀN TẢNG CỦA SỰ THÁNH THIỆN
CHỌN THEO CHÚA GIÊSU KITÔ
Chúa Giêsu chăm lo đến hạnh phúc của chúng ta.
Thức ăn cũ hay lương thực mới
TIN YÊU TRONG CHÚA GIÊSU KITÔ
Khám phá ơn gọi của bạn!
Thương xót và bình an
Biến công việc thành một lời cầu nguyện không ngừng
Được sai đi làm chứng cho niềm vui và hy vọng
KIÊU NGẠO ĐỐI LẬP VỚI ĐỨC TIN
Thánh Thể gây sửng sốt
CHINH PHỤC NỖI SỢ HÃI
Thực thi Thánh Ý của Thiên Chúa
Kiên nhẫn gieo trồng điều thiện hảo để có mùa bội thu
Người này là ai?
HIỂU LÒNG SÙNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÙNG KÍNH
CÁI GIÁ ĐẮT ĐỂ TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ CỦA CHÚA GIÊSU
Mẹ Maria và Bí Tích Thánh Thể
Bí tích Thánh Thể, tình yêu trở thành lương thực
“KHÔNG CÓ THẦY, ANH EM CHẲNG LÀM GÌ ĐƯỢC”
“Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”
Chúa Ba Ngôi: Một Thiên Chúa hiệp thông trong tình yêu
CHÚA THÁNH THẦN, ĐẤNG BẢO TRỢ.
Chúa Kitô Phục Sinh ban Thánh Thần của Ngài
CHÚA KITÔ LUÔN HIỆN DIỆN BÊN CHÚNG TA
THÁNG NĂM, THÁNG HOA DÀNH CHO MẸ MARIA
Cốt tủy của cuộc đời Kitô hữu
Gắn kết với Chúa Giêsu như cành nho với cây nho
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
THIÊN TÍNH HIỂN VINH CỦA CHÚA GIÊSU.

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

 Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/49PhIOb

 

Trong khi bài Tin Mừng Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay tuần trước nói về việc Chúa Giêsu vào trong sa mạc và chịu Satan cám dỗ, thì bài Tin Mừng Chúa nhật thứ hai Mùa Chay hôm nay đưa chúng ta lên núi với Chúa Giêsu để chiêm ngắm vinh quang của Ngài. Câu chuyện được Thánh Máccô kể lại. Sách Tin Mừng của Thánh Máccô là cuốn ngắn nhất trong ba sách Tin Mừng nhất lãm, các trình thuật thường ngắn gọn, thậm chí bất ngờ khi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Trình thuật cuộc Biến Hình của Chúa Giêsu cũng ngắn gọn, bất ngờ như vậy. Thánh Máccô cho chúng ta thoáng thấy Chúa Giêsu trong vinh quang của Thiên Chúa. 

 

1. Thoáng thấy Chúa Giêsu trong vinh quang của Thiên Chúa.

Trong trình thuật cuộc biến hình này, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao. Ba vị tông đồ này không biết điều gì sắp xảy ra. Rất có thể, trên đường đi các ông đã than phiền âm thầm trong lòng và thắc mắc tại sao lại phải leo lên núi như thế. Đang vất vả leo núi bỗng đột nhiên ba vị tông đồ đứng sững lại, không thể bước tiếp, một cảnh tượng phi thường xảy ra khiến họ chấn động và kinh hãi tận cùng. Trước mặt họ vẫn là Chúa Giêsu, nhưng “Ngài biến đổi hình dạng trước mắt các ông” (Mc 9:2). Ngài đã biến đổi thật lạ lùng, tràn ngập vinh quang.

Thánh sử Máccô đưa vào một chi tiết nhỏ mà hai Tin Mừng Nhất Lãm khác - Mátthêu và Luca - không nói đến. Mặc dù nội dung của câu chuyện đều giống nhau trong cả ba sách Tin Mừng, nhưng Thánh Máccô thuật lại rằng y phục của Chúa Giêsu “trở nên rực rỡ, trắng tinh” và nói thêm rằng “không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy (Mc 9:3). Máccô có lẽ đang cố gắng truyền tải bản chất phi thường của khung cảnh, nghĩa là nằm ngoài kinh nghiệm bình thường, vượt xa những gì con người chúng ta có thể tưởng tượng.

Leo lên Núi Chúa là biểu tượng cho cuộc hành trình của chúng ta hướng về Thiên Đàng. Để đến được Thiên Đàng, vốn là một cõi cao vời, người ta cần phải tập trung nỗ lực, cam kết quyết tâm tránh xa và buông bỏ những lối nghĩ thực dụng, những cách ăn nói vô bổ, những thói tật thường ngày trong cuộc sống. Thị kiến này là một lời hứa về những gì sẽ đến; một thị kiến nâng đỡ chúng ta trải qua Mùa Chay cuộc đời và hướng chúng ta đến Vinh Quang của Thiên Chúa trong sự Phục Sinh huy hoàng của Chúa Kitô.

 

2. Chúa Giêsu là Đấng hoàn tất lề luật và các lời tiên tri. 

Ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu (Mc 9:4). Hai nhân vật trong Cựu Ước này đại diện cho Lề Luật và các Ngôn Sứ mà người Do Thái thường viện dẫn từ Sách Thánh của họ. Môsê, vị lãnh đạo vĩ đại đã đem Lề Luật của Thiên Chúa từ đỉnh núi Sinai xuống cho dân, và Êlia, vị Đại Tiên Tri, xuất hiện ở đó ngay trước mặt các ông, đàm đạo với Chúa Giêsu. Qua cuộc đàm đạo của Chúa Giêsu với Môsê và Êlia, thánh sử có ý nói Chúa Giêsu là Đấng hoàn tất lề luật và các lời tiên tri, là Đấng Mêsia mà dân Israel trông đợi.

LM David Neuhaus, SJ, bề trên Dòng Tên tại Thánh địa và là giáo sư tại Học viện Giáo hoàng về Kinh thánh ở Giêrusalem viết: Kitô hữu chúng ta nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia bởi vì Ngài tập hợp tất cả niềm hy vọng về một vị vua mới, một vị tư tế mới, một vị tiên tri mới nơi con người của Ngài và là hiện thân của lòng trung thành của Thiên Chúa với những lời hứa của Ngài. Chính bằng ngôn ngữ của những lời hứa này mà người ta viết về Chúa Giêsu và vì thế không có gì ngạc nhiên khi chúng ta có thể nhận ra Ngài giữa những hàng chữ của Cựu Ước và trong các dòng chữ của Tân Ước.” (https://www.vaticannews.va)

Phêrô, thay mặt cho hai môn đệ kia: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay!” (Mc 9:5). Đây là một ví dụ khác về những khác biệt nho nhỏ giữa ba sách Tin Mừng Nhất Lãm, cho chúng ta biết điều gì đó về cách các tác giả Tin Mừng nhìn nhận Chúa Giêsu như thế nào. Trong Mátthêu, Phêrô xưng hô với Chúa Giêsu: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay!” (Mt 17:4), cũng là từ ngữ mà hai người mù ngồi ở vệ đường sử dụng khi kêu lên: “Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương chúng tôi” (Mt 20:30). Trong Thánh Luca là “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay!” (Lc 9:33). Như thế, cách thưa của Phêrô với Chúa Giêsu bộc lộ sự tôn kính dành cho một nhân vật đáng kính. Trong khi đó, Máccô và Luca muốn coi Chúa Giêsu là một Rábbi, Thầy dạy vĩ đại, một nhà Lãnh đạo tôn giáo.

Tôi có như Thánh Phêrô dành cho Chúa Giêsu một sự tôn kính hết mực không,  hoặc như kẻ mù lòa kêu cầu vị lương y Giêsu thần linh chữa lành đôi mắt tâm hồn tăm tối không? Tôi có nhận Chúa Giêsu là Thầy dạy, là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6) dẫn đưa vào ánh sáng rực rỡ của chân lý không?

 

3. Niềm vui phấn khởi được chứng kiến cuộc biến hình.

Điều gì diễn ra trong đầu Phêrô? Ông đang cảm nhận điều gì? Ông thoáng cảm nhận được vinh quang và sự huy hoàng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu, cho đến lúc này vẫn che giấu thiên tính của mình, đã vén bức màn lên một cách nhẹ nhàng, và bản tính Thiên Chúa của Ngài chiếu sáng hơn bất cứ điều gì mà thế giới này có thể có. Phêrô, Giacôbê và Gioan không biết phải nghĩ thế nào, nói năng ra sao. Thế là Phêrô buột miệng thốt lên rằng: Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia (Mc 9:5). Ông muốn ở lại trong cảm nghiệm đó mãi mãi.

Vậy tại sao Chúa Giêsu lại ban cho các Tông Đồ kinh nghiệm thoáng qua này về vinh quang của Ngài? Bởi vì các ông cần phải nhớ mãi cảm nghiệm siêu nhiên này, nhớ mãi số mệnh cuối cùng của mình, cần phải giữ chặt kinh nghiệm này để có thể đi tiếp con đường sứ mệnh có rất nhiều thập giá và đau khổ phía trước. Và các ông sẽ sử dụng kinh nghiệm này để nhắc nhở bản thân rằng bất cứ điều gì họ phải chịu đựng trên hành trình theo Chúa Kitô đều đáng giá. Bởi vì trên đỉnh núi sẽ là vinh quang lớn lao đến mức không có khó khăn nào các ông phải chịu đựng có thể được coi là quá lớn. Chúa Giêsu cũng muốn gửi thông điệp đó cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta tin tưởng và suy ngẫm kinh nghiệm các Tông Đồ đã có để chúng ta cũng có thể sẵn lòng tiếp tục cuộc hành trình theo Ngài, vốn không thiếu những gian nan.

Trong Mùa Chay, chúng ta suy ngẫm Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, nhưng không dừng lại ở đó, vì chính vinh quang của Thiên Chúa, được tỏ lộ qua sự Hiển Dung của Chúa Giêsu, mới khiến cho những thập giá mà chúng ta chịu đựng trở nên đáng giá. Chúa Giêsu muốn khích lệ chúng ta đừng bao giờ quên rằng vinh quang đó đã được Ngài hứa ban cho tất cả những ai sẵn lòng bước theo Ngài.

 

4. Tham dự vào thiên tính của Đấng đã thông phần nhân tính của chúng ta.

Một chi tiết khác của Máccô khi thánh sử giải thích về Phêrô và các môn đệ: Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng(Mc 9:6). Các ông vừa mới được thoáng nhìn thấy và cảm nhận được vinh quang và vẻ huy hoàng của Chúa Giêsu. Thiên tính của Chúa Giêsu tỏ lộ, chiếu sáng hơn bất cứ điều gì mà thế giới này có thể có. Chính vì thế, các ông kinh hoàng, bị choáng ngợp và thất thần đến độ không biết phải nói gì, có lẽ hơn bất cứ sự sửng sốt nào mà các ông từng trải qua trước đây: Khi các ông thấy Ngài đi trên mặt biển... “Các ông cảm thấy bàng hoàng sửng sốt (Mc 6:49-51). Điều này mang lại cho chúng ta cảm giác gần gũi với các môn đệ khi các ông bộc lộ “tính cách người” của các ông. Trong Cựu Ước, khi Môsê xin với Chúa “Xin Ngài thương cho con được thấy vinh quang của Ngài” (Xh 33:18) thì chính Thiên Chúa trả lời cho ông: Ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống (Xh 33:20). Ở đây, Phêrô và các môn đệ vẫn sống, nhưng không thể không kinh hoàng. Chắc hẳn Chúa Giêsu, dù tỏ lộ Thiên Tính uy nghi của Ngài, vẫn cho thấy Ngài đầy lòng xót thương đối với các môn đệ phàm nhân mà Ngài kêu gọi theo Ngài, vẫn giữ cho các ông được sống.

Còn tôi thì sao? Đã bao lần tôi tham dự Thánh Lễ, thậm chí tiến lên rước chính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu trên miệng lưỡi của mình, với tâm hồn chưa chuẩn bị chu đáo, tôi có nghĩ tới Lời Thiên Chúa nói với Môsê không: con người không thể thấy Ta mà vẫn sống? Tôi vẫn còn sống và sống dồi dào hơn nữa, nhưng tôi có biết cúi mình thẳm sâu và kêu lên: Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở Lời Ngài (Tv 130: 3-5).

Còn hơn thế nữa, điều này khiến người ta liên tưởng đến những khoảnh khắc chỉ diễn ra trong vài phút nhưng dường như kéo dài vô tận khi thời gian dường như ngừng lại. Biến hình là một trải nghiệm cá nhân độc đáo khi chúng ta được sự hiện diện của Thiên Chúa chạm đến, ban tràn ngập ân sủng. Đó là một khoảnh khắc biến đổi sâu sắc và giải phóng người lãnh nhận khỏi mọi thứ phàm trần. Cuộc Biến Hình trên Núi Tabor cực kỳ đặc biệt bởi nó cho thấy trước Ngày của sự Phục Sinh, “Ngày Thứ Nhất” của cuộc sáng tạo mới, mà hoa trái đầu tiên là nhân tính được phục sinh của Chúa, bảo chứng cho việc biến hình cuối cùng của tất cả thực tại thụ tạo” (Laudato Si’, số 237). Những khoảnh khắc thiêng liêng được cho không như thế có thể được chuẩn bị bằng cuộc sống vâng theo Lời Thiên Chúa: Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe Lời Ngài (Mc 9:7). Chúng ta vâng nghe Lời Chúa Giêsu mỗi khi chúng ta tuân theo Lề Luật và Giao Ước của Thiên Chúa và lắng nghe lời của các chủ chăn trong Giáo Hội mà Ngài gửi đến cho chúng ta. Khi ấy chúng ta sẽ cảm nghiệm được ánh sáng chiếu soi trong tâm trí và linh hồn, dù thoáng qua, biểu lộ quyền năng uy nghi cao vời của Thiên Chúa. Những khoảnh khắc biến đổi này vẫn được cảm thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta: một “khoảnh khắc vỡ òa” khi ngạc nhiên khám phá ra một điều gì đó đẹp đẽ tinh tế nơi thiên nhiên; một cái chạm nhẹ nhàng của bàn tay cảm thông trong lúc đau đớn, buồn phiền; cảm xúc sốt sắng thiêng liêng sau một cuộc tĩnh tâm hoặc sau một lần xưng tội thành tâm. Vào những khoảnh khắc như vậy, khuôn mặt của chúng ta như ngời sáng, như được bước vào cõi thánh thiêng. Nếu cuộc tiếp xúc với điều thánh thiêng đã ngời sáng như vậy thì việc chiêm ngắm Dung Nhan Thiên Chúa “mặt giáp mặt” (1 Cr 13:12) còn phải huy hoàng hơn biết bao nhiêu?

Mùa Chay mời gọi chúng ta cùng Chúa Giêsu bước vào cuộc chiến đấu thiêng liêng gian khổ, nhưng cũng mời gọi chúng ta nâng tâm trí và linh hồn lên tới Chúa Giêsu để nhận ra Thiên tính rực rỡ vinh quang của Ngài. Nhờ đó chúng ta được củng cố trong cuộc hành trình trần gian nhiều bóng tối, luôn biết hướng về cùng đích hiển vinh trong sự Phục Sinh của Chúa Kitô.

 

Phêrô Phạm Văn Trung,

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!