Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
ĐỨC TIN VÀ ƠN GIẢI THOÁT
THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ
ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ SỰ PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
BÍ TÍCH THÁNH THỂ BAN SỰ SỐNG THẦN LINH
YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA BA NGÔI YÊU THƯƠNG
BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
CHÚA THÁNH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG VÀ QUA CHÚNG TA
CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
ƠN GỌI LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA KITÔ
CHÚA THĂNG THIÊN: KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI KẾT THÚC
CHÚA GIÊSU VÀ CON ĐƯỜNG BÌNH AN
YÊU MẾN CHÚA GIÊSU VÀ TUÂN GIỮ LỜI NGÀI
AGAPE - TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
THỰC THI VÀ LOAN BÁO GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
ĐGH LÊÔ XIV VÀ DI SẢN CỦA ĐGH LÊÔ XIII: MỘT TÊN GỌI MANG MỘT TẦM NHÌN
LẮNG NGHE VÀ BƯỚC THEO VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
TẠI SAO LẠI LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN?
THOÁT KHỎI BÓNG TỐI ĐỂ ĐÓN NHẬN ÁNH SÁNG
ĐẤNG PHỤC SINH ĐẦY SỰ QUAN TÂM CHU ĐÁO
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH VÀ NHẬN LẤY THÁNH THẦN CỦA NGÀI
SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
SỰ TIN TƯỞNG CỦA MỘT TÊN TRỘM
MỘT BUỔI BÌNH MINH NẰM NGOÀI THỜI GIAN
Chúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
CHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
CÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
TÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
TIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
LẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
HỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
ĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
THÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
CĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
XIN CHO CON BIẾT CON
NHƯ TRÁI TIM NHÂN TỪ CỦA THIÊN CHÚA
THỨ NĂM: THA KẺ KHINH DỂ TA
CHÚA GIÊSU CHĂM LO ĐẾN HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TA.

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung.

(Ga 6, 1-15)

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bitly.li/MGlF

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình (Ga 6:5) và ngay lập tức Ngài nghĩ ngay đến việc cho họ ăn. Ngài hỏi Philípphê: Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?(Ga 6:5). Câu hỏi Ngài đưa ra cho các môn đệ là các ông hãy tự mình kiếm thức ăn gì đó để đưa cho dân chúng ăn, hãy lục soát bao bị hoặc túi xách của các ông.

 

1. Chúa Giêsu lo đến hạnh phúc của chúng ta hơn chúng ta lo đến hạnh phúc của chính mình.

Thật cảm động khi thấy ai đó quan tâm đến mọi người hơn bản thân người ấy. Chúa Kitô là như vậy, Ngài mang lại lợi ích thiết thực cho những ai theo Ngài. Khi người ta ở trước sự hiện diện của Chúa Kitô, cái nhìn của Ngài thấu rõ tình trạng của người ta, thể xác cũng như tâm hồn. Chính khi ở trước sự hiện diện của Ngài, người ta được Ngài chẩn đoán và tìm ra những cơn đói khát trong cuộc sống của họ và Ngài mau chóng xem xét cách giải quyết những cơn đói khát đó. Ngài sẽ làm như vậy cho chúng ta nếu chúng ta noi gương đám đông này bằng cách đến với Ngài và để Ngài chỉ cho thấy những khát khao ẩn kín trong cuộc đời mình. Nơi hành động nuôi ăn này của Chúa Giêsu, chúng ta đừng chỉ thấy sự đáp ứng thuần vật chất. Nhưng đó là hình ảnh của một Đấng có quyền năng thỏa mãn nhiều cơn đói khác nữa của con người: cơn đói được tăng trưởng đích thực, trong đời thánh hiến, trong sứ vụ tông đồ, trong tình yêu hôn nhân, trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, trong công ăn việc làm, trong việc chữa trị bệnh tật, hòa hợp trong gia đình, hòa bình trong cộng đồng xã hội và giữa các quốc gia v.v…Thiên Chúa, nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu, mạc khải kế hoạch yêu thương của Ngài với mong muốn bất cứ ai cũng đều được cứu độ. 

Vinh quang của Chúa Cha và vinh quang của Chúa Con được biểu hiện trong việc phục vụ sự sống con người. Thánh Irênê, giám mục Lyon, trong chương thứ tư của cuốn “Adversus Haereses – Chống lại các lạc giáo” đã đúc kết thực tại này của Thiên chúa như sau: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống dồi dào.” Đức Cha Robert Barron, giám mục phụ tá tổng giáo phận Los Angeles diễn giải điều này: “Vinh quang của các thần ngoại không phải là con người sống dồi dào, nhưng là con người phải phục tùng, con người phải làm những gì họ được yêu cầu phải làm. Nhưng Thiên Chúa thật sự không chơi mấy trò quỷ quyệt này. Ngài thấy vui trong việc muốn điều tốt cho chúng ta theo mức độ trọn vẹn nhất… Các thần nam thần nữ của dân ngoại, là những thần vô cùng cần đến lời ca ngợi và đồ cúng tế của con người, và hậu quả của việc theo các thần này là con người sống trong sợ hãi. Bởi vì các thần cần chúng ta, họ quen thao túng chúng ta để thỏa mãn các khát vọng của họ, và nếu họ không được tôn kính đầy đủ, họ có thể trả đũa. Nhưng, Thiên Chúa trong Kinh Thánh, Đấng tự mình vô cùng hoàn hảo, không cần bất cứ điều gì. Thậm chí trong hành động vĩ đại Ngài thực hiện là tạo dựng vũ trụ, Ngài không cần đến bất cứ vật chất nào đã có để tác tạo; thay vào đó, Ngài tạo dựng vũ trụ từ hư không (ex nihilo). Ngài tạo ra thế giới bằng một hành động yêu thương vô cùng quảng đại. Tình yêu đó là một hành động của ý chí, nhắm đến sự thiện của tha nhân đúng như tha nhân ấy. Thiên Chúa, không có một chút tư lợi nào, chỉ có thể yêu thương mà thôi” (Wordonfire.org, 28.06.2023).

Đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy rõ ràng một Chúa Giêsu rất nhân bản, chú ý đến thân phận của mỗi người đến với Ngài để lắng nghe lời Ngài.

 

2. Mỗi người có thể góp phần vào công trình của Thiên Chúa

Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6:5). Thánh sử Gioan nói rõ câu hỏi này được gửi đến Philípphê nhằm thách thức ông: Ngài nói thế là để thử ông, chứ Ngài đã biết mình sắp làm gì rồi (Ga 6:7). Chúa Giêsu cũng thúc giục mỗi người chúng ta hôm nay dấn thân vì sự thiện hảo của Nước Trời. Làm việc cho Nước Thiên Chúa không phải là nhiệm vụ dành riêng cho một ai hoặc một nhóm người nào; mọi người đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng này. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta không cần chúng ta, nhưng không cứu được chúng ta nếu chúng ta không muốn. Ngài chờ đợi sự đáp trả tự do của chúng ta để hiện thực hóa kế hoạch cứu rỗi của Ngài nơi chúng ta.

Trong khi các môn đệ đang băn khoăn về số tiền để giải quyết công chuyện, theo cung cách thị trường mua bán: Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút (Ga 6:7), thì logic của Chúa Giêsu tập trung vào sự trao ban nhưng không: Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi!” (Mc 6:37). Chúng ta được kêu gọi đáp lại mệnh lệnh đó của Chúa. Đây là hành động tin tưởng phó thác mà Chúa Giêsu mong đợi từ mọi người: “Hãy cho họ ăn đi!” dù ít hay nhiều, nhưng với thiện chí của con người, Thiên Chúa có thể thực hiện một việc lớn lao. Để có thể cứu độ chúng ta, Thiên Chúa không thể không cần chúng ta đóng góp, dù chỉ là năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá (Ga 6:8). Năm chiếc bánh và hai con cá này không đáng gì nhưng đó lại là điều Thiên Chúa cần đến để nuôi đám đông khốn khổ ngày càng đông đúc chung quanh chúng ta đúng như Tông đồ Anrê nhận xét: Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” (Ga 6:9). Chúa Giêsu không xem nhẹ những vật phẩm nhỏ bé và ít ỏi đó. Ngài nhận thiện chí của chúng ta và làm cho những vật phẩm ấy hóa ra nhiều để nuôi sống đám đông. Khả năng của chúng ta không giống nhau. Vấn đề là, chúng ta có biết mở lòng ra cho hành động quyền năng và đầy quan tâm của Thiên Chúa không? Chúng ta có dám buông bỏ những gì chúng ta có, dù ít ỏi, để cống hiến cho công trình lớn lao hơn nhiều của Thiên Chúa không?

Ngày nay Thiên Chúa yêu cầu chúng ta nuôi sống dân Ngài bằng điều gì: thời gian, tiền bạc, sự dấn thân? Có những người muốn nhận lãnh mọi ơn lành từ Thiên Chúa mà ít khi dâng hiến gì cho Ngài. Nếu vậy thì Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta như thế nào? Chúng ta có nhiều hơn năm chiếc bánh và hai con cá. Thiên Chúa mong đợi sự chia sẻ của chúng ta để mang lại lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, vật chất và linh hồn, tùy theo mức độ mà Ngài xét là cần thiết. Khi nói đến việc đóng góp cho các dự án của Giáo Hội, chẳng hạn như khi một công việc bác ái của ban Caritas được tiến hành, liệu chúng ta có kêu ca, cằn nhằn, phản đối hoặc xì xào bàn lui, nói ngược, hoặc lặng thinh, cứ như không có chuyện gì phải quan tâm?

Chúng ta thường cho rằng những phương tiện của mình quá nhỏ bé, không làm được gì hoặc chẳng được bao nhiêu. Nếu không phải là cái cớ để thoái thác thì ít nhất đó là cách suy nghĩ tự phụ rằng mọi giải pháp đều nằm trong tay chúng ta, thiếu tin tưởng, cậy trông vào Thiên Chúa, như Anrê và Philípphê đã đánh giá thấp những gì có sẵn ở đó. Nhưng khi con người tin tưởng rằng mọi giải pháp nằm trong tay Thiên Chúa thì mọi việc đều có thể xảy ra, dù với chỉ một chút lòng tốt hoặc thiện chí của con người.

Ở đây Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy từ bỏ lối nghĩ của phàm nhân khi đối mặt với những khó khăn để đức tin của chúng ta được tỏa sáng. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề vật chất, nhưng cũng có giá trị đối với khả năng của chúng ta trong sứ vụ mà Ngài muốn giao phó cho chúng ta. Sứ mệnh này thường vượt quá khả năng của chúng ta. Nếu nhìn vào năng lực nhỏ bé của con người, chúng ta thường có cảm giác rằng mình sẽ khó hoặc không bao giờ thành công. Thực tế là như vậy! Cho nên chúng ta cần tin cậy không phải vào chính mình mà là vào Chúa Giêsu.

 

3. “Ngài đã biết mình sắp làm gì rồi” (Ga 6:6).

Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Ngài cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý đến độ no nê (Ga 6:11). Sự mệt mỏi của các tông đồ trước một đám đông đói khát như vậy khiến chúng ta nghĩ đến đám đông hiện tại, không chỉ đói khát về thể xác, nhưng tệ hơn nữa: đói tâm linh vì xa cách Thiên Chúa, mắc chứng “chán ăn tâm linh”, khiến họ không muốn tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, lãnh nhận các bí tích, cầu nguyện chung hoặc riêng tư. Chúng ta không biết làm thế nào để nuôi sống một số lượng lớn người như vậy. Tuy nhiên bài đọc này đem lại một tia hy vọng: dù chúng ta có thiếu nguồn lực nào đi chăng nữa, vật chất hay tâm linh, chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa. Ngài đã biết mình sắp làm gì rồi (Ga 6:6).

Đức Thánh Cha Phanxicô giảng giải cho chúng ta: “Đám đông kinh ngạc trước phép lạ hóa bánh ra nhiều; nhưng món quà mà Chúa Giêsu ban tặng là sự sống viên mãn cho nhân loại đang đói khát. Chúa Giêsu không chỉ làm thỏa mãn cơn đói vật chất, mà còn làm thỏa mãn cơn đói sâu xa nhất, cơn đói về ý nghĩa của cuộc sống, cơn đói về Thiên Chúa. Trước sự đau khổ, cô đơn, nghèo đói và khó khăn của rất nhiều người, bản thân chúng ta có thể làm gì? Than phiền không giải quyết được điều gì, nhưng chúng ta có thể dâng hiến những gì ít ỏi mà chúng ta có, giống như cậu bé trong Tin Mừng. Chắc chắn chúng ta có vài khoảng thời gian, một số tài năng, một số kỹ năng.... Ai trong chúng ta không có “năm chiếc bánh và hai con cá” của riêng mình? Tất cả chúng ta đều có chúng! Nếu chúng ta sẵn lòng trao chúng vào tay Chúa, chúng sẽ đủ để mang lại thêm một chút tình yêu, hòa bình, công lý và đặc biệt là niềm vui trên thế giới. Niềm vui cần thiết biết bao trên thế giới! Thiên Chúa có khả năng làm những hành động đoàn kết nhỏ bé của chúng ta hóa ra nhiều và cho phép chúng ta chia sẻ món quà của Ngài” (Kinh truyền tin, Chủ Nhật, 26 tháng 7 năm 2015).

 

Phêrô Phạm Văn Trung,

Hẹn gặp lại

 

     

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!