Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Gắn kết với Chúa Giêsu như cành nho với cây nho
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
PHỤC SINH VÀ Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI (CHI TIẾT TỪ “SỰ PHỤC SINH” (1715) CỦA SEBASTIANO RICCI.)


Anh em đã được trỗi dậy cùng với Chúa Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Chúa Kitô nơi Thiên Chúa. Khi Chúa Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Ngài, và cùng Ngài hưởng phúc vinh quang” (Côlôsê 3:1-4). 

Mỗi cõi lòng con người đều khao khát được biết ý nghĩa của cuộc đời riêng mình. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều người cảm thấy rằng niềm khao khát của họ là vô ích. Lòng họ đau đớn vì chán nản, thậm chí tan vỡ vì tuyệt vọng.

Đức Giám mục Erik Varden của Trondheim, Na Uy, viết về thời điểm ngài chưa tròn mười sáu tuổi và tự cho mình là người theo thuyết bất khả tri. Trong cuốn sách năm 2018 của mình tựa đề Sự tan vỡ của sự cô đơn: ký ức Kitô giáo, Đức Giám mục Varden nhớ lại mình trở nên quan tâm đến âm nhạc của Mahler ở một cấp độ thẩm mỹ và kỹ thuật thuần túy.

Thiên Chúa thường sử dụng những hiểu biết phiến diện của chúng ta về những đặc tính có sẵn và tất yếu nơi những điều chân, thiện,mỹ để làm thủng bức tường phòng thủ của chúng ta chống lại Ngài. Ngài đi vào tâm trí và cõi lòng của chúng ta và nắm lấy chúng bằng ân sủng. Ngài đã làm như vậy với Giám mục Varden, dẫn vị giám mục đến nghe Bản giao hưởng thứ hai của Mahler, Sự  phục sinh.

Những lời của Bản giao hưởng làm chứng cho quyền năng bất khuất của sự sống đã phục sinh:

“Bạn được gieo để nở hoa lần nữa.

Chúa của mùa gặt đi và tập hợp chúng ta lại,

vốn là những kẻ đã chết, như những bó lúa.

Hãy có đức tin, trái tim, hãy có đức tin:

bạn sẽ không bị mất điều gì cả. Những gì bạn hằng khao khát là của bạn,

vâng, là của bạn; những gì bạn đã yêu thương và đấu tranh là của bạn.

Hãy có đức tin: bạn không sinh ra một cách vô ích.

Bạn không sống hay đau khổ một cách vô ích.” 

Thông điệp về sự chiến thắng của sự sống trước đau khổ và cái chết đã tác động mạnh mẽ đến chàng thanh niên Varden. Thế là bắt đầu một trải nghiệm mạnh mẽ và lâu dài về metanoiahoán cải: 

· Khi nghe những lời này, một điều gì đó bùng nổ. Lời khẳng định lặp đi lặp lại “không vô ích, không vô ích” là không thể cưỡng lại được. Không phải chỉ là tôi muốn tin vào điều đó. Tôi biết đó là sự thật. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng ngay lúc đó, ý thức của tôi đã thay đổi. Với một sự chắc chắn không xuất phát từ cảm xúc quá mức hay phân tích lạnh lùng, tôi biết mình mang trong mình một điều gì đó vượt quá giới hạn của mình. Tôi nhận thức được mình không đơn độc. Không có sự bừng cháy đặc biệt, không có chuyển động nội tâm ngây ngất. Không có nước mắt. Nhưng tôi không thể nghi ngờ những gì tôi đã tìm thấy là sự thật, còn thật hơn là tôi không thể nghi ngờ sự tồn tại của mình. Cảm giác về sự thật đó chưa bao giờ rời bỏ tôi. Điều này vẫn làm tôi ngạc nhiên. 

Tin vui mừng và vinh quang về sự Phục Sinh của Chúa Kitô có sức mạnh làm bùng vỡ những tâm hồn vốn tràn ngập chán nản và tuyệt vọng. Từ những trái tim như vậy tuôn ra chất độc của tội lỗi, sự nghi ngờ và cảm giác mòn mỏi về sự vô nghĩa của chính mình. Những cõi lòng trống rỗng như vậy sẵn sàng được Thiên Chúa lấp đầy bằng ân sủng cứu độ và chữa lành của Ngài. Chúng được lấp đầy bởi Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trong chúng ta. 

Lời công bố về ngôi mộ trống của Chúa Kitô cho các tông đồ như một tia sét đánh vào họ và khiến họ có phản ứng ngay lập tức. Phêrô và Gioan chạy đến mộ: “Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước” (Ga 20:4), thấy mộ trống, cuộc sống của họ được thay đổi mãi mãi bởi đức tin Phục Sinh: “Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20:8). 

Việc các tông đồ rao giảng rằng Chúa Giêsu đã sống lại cũng có tác dụng biến đổi tương tự đối với những người nghe chứng tá của họ. Người Do Thái cũng như người ngoại đều nhận thấy Chúa Giêsu thực hiện những lời hứa của Giao Ước Cũ, cũng như thực hiện những mong ước sâu xa nhất của tâm hồn họ. Ngay cả giữa những đau khổ khủng khiếp, sự tươi mới của đức tin Kitô giáo vào sự Phục sinh trong những năm đầu tiên đó đã biến những con người thấp hèn và nhút nhát thành những nhà hùng biện về quyền năng Thiên Chúa và thành những con người có ý chí sắt đá và lòng can đảm anh hùng.

Ý nghĩa của cuộc đời một người là gì? Câu hỏi được đặt ra như thế bởi vì một người chán nản hoặc tuyệt vọng thường ít nghĩ đến ý nghĩa cuộc sống con người nói chung hơn là nghĩ đến ý nghĩa cuộc sống của chính mình.

Thông điệp của Lễ Phục Sinh là Thiên Chúa đã chịu đau khổ, đã chết và đã sống lại vì tất cả chúng ta, và cũng vì mỗi người chúng ta. Lễ Phục sinh tuyên bố rằng vượt trên tất cả những gì dường như là thất bại trong cuộc đời, có một chiến thắng cuối cùng. Theo câu ngạn ngữ cổ, ngày lễ lớn nhất này trong các ngày lễ cho chúng ta biết rằng Satan sẽ tới giờ của hắn, nhưng Thiên Chúa sẽ có ngày của Ngài. Đau khổ đến với mọi người, nhưng trong Chúa Kitô, đau khổ trở thành công cụ cứu rỗi chúng ta.

Có lẽ vượt trên tất cả, Lễ Phục Sinh hướng tâm trí con người về với Thiên Chúa. Để diễn giải những lời của Đức Giám Mục Varden, người nào nhìn thấy quyền năng của sự Phục sinh sẽ thấy nơi mình điều gì đó vượt quá giới hạn của chính mình. Người nào tin Chúa Kitô phục sinh sẽ biết rằng mình không đơn độc. Chúa Giêsu phục sinh hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mátthêu 28:20).

Tự do khỏi cái chết, ân sủng trong đau khổ, biết được tình yêu hoàn hảo nhất, biết được tình bạn tốt nhất và lời hứa về cuộc sống vô biên vượt ra ngoài giới hạn của thế giới này? Sống đời mai ẩn trong Chúa Kitô thật là vinh quang.

 

Tác giả: LM Charles Fox, 31 tháng 3 năm 2024  

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung,

theo https://www.catholicworldreport.com

 

 

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!