Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
SỐNG VÀ LOAN BÁO NIỀM VUI, BÌNH AN
CHÚNG TA MẠNH KHỎE KHÔNG?
ĐỨC TIN VÀ ƠN GIẢI THOÁT
THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ
ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ SỰ PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
BÍ TÍCH THÁNH THỂ BAN SỰ SỐNG THẦN LINH
YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA BA NGÔI YÊU THƯƠNG
BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
CHÚA THÁNH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG VÀ QUA CHÚNG TA
CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
ƠN GỌI LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA KITÔ
CHÚA THĂNG THIÊN: KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI KẾT THÚC
CHÚA GIÊSU VÀ CON ĐƯỜNG BÌNH AN
YÊU MẾN CHÚA GIÊSU VÀ TUÂN GIỮ LỜI NGÀI
AGAPE - TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
THỰC THI VÀ LOAN BÁO GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
ĐGH LÊÔ XIV VÀ DI SẢN CỦA ĐGH LÊÔ XIII: MỘT TÊN GỌI MANG MỘT TẦM NHÌN
LẮNG NGHE VÀ BƯỚC THEO VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
TẠI SAO LẠI LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN?
THOÁT KHỎI BÓNG TỐI ĐỂ ĐÓN NHẬN ÁNH SÁNG
ĐẤNG PHỤC SINH ĐẦY SỰ QUAN TÂM CHU ĐÁO
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH VÀ NHẬN LẤY THÁNH THẦN CỦA NGÀI
SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
SỰ TIN TƯỞNG CỦA MỘT TÊN TRỘM
MỘT BUỔI BÌNH MINH NẰM NGOÀI THỜI GIAN
Chúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
CHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
CÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
TÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
TIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
LẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
HỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
ĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
THÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
CĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
XIN CHO CON BIẾT CON
BIẾN CÔNG VIỆC THÀNH MỘT LỜI CẦU NGUYỆN KHÔNG NGỪNG


 

Làm thế nào để biến công việc thành một lời cầu nguyện không ngừng trong thời đại xao lãng này?

Bằng cách nghĩ đến Chúa suốt cả ngày, chúng ta tạo thói quen khen ngợi và biết ơn, trân trọng cả những điều tốt đẹp xảy ra cũng như những bài học rút ra từ những kinh nghiệm đầy thử thách trong công việc. 

Trong thế giới ngày nay có nhịp sống nhanh và bị phương tiện truyền thông thúc đẩy, nơi đó thông tin tấn công chúng ta từ nhiều nguồn khác nhau như TV, máy tính, điện thoại di động và bảng quảng cáo, thật đáng kinh ngạc khi nhận ra rằng một người bình thường xử lý tới 74 GB thông tin mỗi ngày. Tình trạng quá tải dữ liệu này, tương đương với việc xem 16 bộ phim, tiếp tục tăng khoảng 5% mỗi năm. Sabine Heim và Andreas Keil, tác giả của bài báo “Quá nhiều thông tin, quá ít thời gian” nêu bật hiện tượng này. 

Để so sánh, chỉ 500 năm trước, những năm 1500, một người có trình độ học vấn cao sẽ tiêu thụ khoảng 74 GB thông tin trong suốt cuộc đời của họ. Thông tin này sẽ đến từ sách, truyện, xem các vở kịch, buổi hòa nhạc, trình diễn công cộng - một hình thức giải trí, nhưng có lẽ không dành cho những người có trình độ học vấn cao - và những trải nghiệm khác trong cuộc sống hàng ngày. Ngày nay, các nền tảng giải trí như Netflix và Amazon cung cấp cho chúng ta một đại dương thông tin ngày càng tăng đủ mọi loại, tốt và xấu, tất cả đều nằm trong tầm tay của chúng ta mà không cần rời khỏi chỗ nằm. 

Hai ngàn năm trước, Thánh Phaolô đã yêu cầu chúng ta trong thư 1 Têsalônica 5:17 hãy “cầu nguyện không ngừng”. Bây giờ, tôi khá chắc chắn rằng đối với những người sống vào thời của thánh nhân mọi thứ không hề là một tấm thảm trải đầy hoa hồng. Vào thời đó, cũng như ngày nay, có vẻ thật điên rồ khi được yêu cầu “cầu nguyện không ngừng” khi bạn đang bị săn lùng bởi một chính quyền đàn áp những Kitô hữu đầu tiên vì niềm tin của họ. Thánh Phaolô cũng viết trong 1 Côrintô 10:31: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” 

Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng không ai có thể hiểu được những đoạn này của Thánh Phaolô! Làm sao mà có thể mong đợi người nào đó cầu nguyện không ngừng, đặc biệt là một đứa trẻ, có thể đang mắc phải một chút chứng rối loạn thiếu tập trung. Bây giờ khi đã là người trưởng thành tôi thường nghĩ lại hồi đó. Tuy nhiên, trong Kinh thánh, mọi chuyện đen trắng rõ ràng, hãy cầu nguyện không ngừng và làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa. 

Hồi đó thật khó để thực hiện điều này, và ngày nay, trong thế kỷ 21, trong thời đại của chúng ta, đời sống đức tin, gia đình và công việc của chúng ta đòi hỏi rất nhiều, đồng nghĩa với việc chắc chắn phải từ bỏ điều gì đó. Tất nhiên, khi đề cập đến thời gian riêng tư mà thụ tạo của Thiên Chúa dành cho Ngài, thì Thiên Chúa thường bị thiệt thòi.

Tuy nhiên, tạ ơn Chúa, Đấng đã thiết kế chúng ta một cách tốt đẹp, bộ não con người sở hữu một công cụ đặc biệt được gọi là Hệ thống Kích hoạt Dạng lưới (RAS) để hỗ trợ lọc thông tin. Hệ thống này cho phép chúng ta xác định điều gì là quan trọng và điều gì không quan trọng, cho phép chúng ta chỉ tập trung vào những vấn đề quan trọng. Bằng cách tinh chỉnh người gác cổng tinh thần (RAS), chúng ta tạo ra bộ lọc độc đáo của riêng mình để xác định những gì đi vào tâm trí mình. Hãy tưởng tượng RAS như một máy lọc, với các bộ lọc nghiên ngặt hơn cho phép tải qua ít thông tin hơn, nhưng hy vọng giữ lại được nhiều thứ quan trọng hơn, còn các bộ lọc lỏng lẻo hơn lại để cho một dòng lũ dữ liệu chiếm giữ suy nghĩ của chúng ta, vốn dĩ cũng có thể tạo ra những đêm mất ngủ. 

Chức năng chính của Hệ thống Kích hoạt Dạng lưới (RAS: Reticular Activating System) [1] là lọc lựa khối dữ liệu bao la như đại dương đang tấn công chúng ta và chỉ giữ lại những gì là quan trọng đối với cá nhân chúng ta. Trên thực tế, hầu hết lượng dữ liệu hàng ngày thực sự là rác. Một ví dụ đơn giản về cách thức hoạt động của điều này là khi ai đó quyết định mua một chiếc ô tô cụ thể với đúng kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc. Người đó bắt đầu nhìn thấy đúng chiếc xe ấy ở khắp mọi nơi, cứ như thể mọi người đều có cùng sở thích tuyệt vời như thế về ô tô! Sự chú ý có chọn lọc này chứng tỏ RAS đang hoạt động và khả năng của nó giúp chúng ta tập trung vào những gì thực sự quan trọng - kể cả khi chúng ta quyết định một sản phẩm tiêu dùng nào đó là thứ quan trọng nhất trên thế giới. 

Vì vậy, quay trở lại với việc cầu nguyện không ngừng, chúng ta phải tự hỏi: Thiên Chúa có quan trọng đối với chúng ta không? Nếu câu trả lời là có, thì bạn sẽ cần huấn luyện Hệ thống Kích hoạt Dạng lưới của mình để cho phép những suy nghĩ về Thiên Chúa xuất hiện trong tâm trí bạn suốt cả ngày. Bằng cách kết hợp Thiên Chúa vào suy nghĩ của chúng ta suốt ngày, chúng ta tạo thói quen khen ngợi và biết ơn, trân trọng cả những điều tốt đẹp xảy ra cũng như những bài học rút ra từ những kinh nghiệm đầy thử thách trong công việc. 

Việc thiết lập Hệ thống Kích hoạt Dạng lưới theo định hướng tâm linh của chúng ta bắt đầu bằng việc phát triển thói quen bắt đầu và kết thúc một ngày bằng những suy nghĩ về Thiên Chúa. Hãy bắt đầu ngày mới với điều mà Thánh Josemaria Escriva gọi là Phút Anh Hùng. Tôi nghĩ thánh nhân gọi nó là “Anh hùng” bởi vì ngài đã nói - xin quảng diễn ở đây - hãy biến nút “hoãn”, hoặc “báo lại” - vốn kéo dài thêm những giấc mộng vàng - thành kẻ thù của bạn. Khi chuông báo thức vang lên, hãy nhảy ra khỏi giường, quỳ xuống và ngay lập tức bày tỏ lòng biết ơn về ngày sắp tới, bất kể điều gì đang chờ đợi phía trước. 

Ngoài ra, việc dành một đôi chút thời gian vào cuối ngày để suy ngẫm, xét mình, cho phép chúng ta đánh giá các hành động và hành vi của mình, xác định những lĩnh vực nào mà chúng ta đã tích cực noi gương Chúa Kitô và xác định chúng ta đã thất bại như thế nào trong quyết tâm cải thiện bản thân trong ngày vừa qua.

Khi chúng ta tập trung vào những gì thực sự quan trọng và đảm bảo rằng Thiên Chúa luôn ở vị trí dẫn đầu trong tâm trí chúng ta suốt ngày làm việc, điều đó khiến việc cầu nguyện không ngừng trở nên tự nhiên như hơi thở.

 

Tác giả: Paul Winkler

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung

Theo https://www.catholicworldreport.com

 

[1] Chú thích của người dịch: còn gọi là hệ thống kích hoạt lưới lọc não bộ, hoặc hệ lưới hoạt hoá thần kinh, là một mạng lưới neurons trong thân não giúp điều chỉnh hành vi, kích thích, ý thức và ý chí. Một chức năng của hệ này đó là quyết định sự tập trung sẽ được hướng vào thông tin nào.

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!