Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Charles, Émile, Joseph Dorgeville sinh ngày 9 tháng 10 năm 1881 ở Tourcoing, Giáo Xứ Các Thiên Thần, Giáo Phận Cambrai, ngày nay là Lille, miền Bắc nước Pháp…Thân sinh của cậu có một xưởng dệt len nho nhỏ, nhưng lại là nguồn nuôi dưỡng cả một gia đình đông người…Một trong các bà chị của cậu là nữ tu trong Cộng Đoàn “Những người hổ trợ cho các linh hồn trong luyện ngục”… Là học sinh ngoại trú của trường Thánh Tâm Chúa Giê-su ở Tourcoing, Charles đã hoàn tất cả chương trình tiểu học cũng như trung học của mình …và đã đậu cả hai bằng Tú Tài I vàTú Tài  II…

Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974

Vâng, tuần này, chúng ta nói với nhau về Cha Roger Delsuc…Tên Việt của ngài là Cồ Sáng…

Delsuc Roger Antonin chào đời ngày 6 tháng 3 năm 1927 ở Clermont-Ferrand, Giáo Xứ Thánh Giuse, Giáo Phận Clermont, vùng Puy-de-Dôme…

Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Người viết – nhân ý muốn nói về câu chuyện “quét sân” – nên lướt lui lướt tới để tìm cho ra hình ảnh một Linh mục quét sân, nhưng vô phương…Ngược lại, các vị tu sĩ Nhà Chùa thì lại có được những hình ảnh như thế…Chứng tỏ hàng giáo sĩ chúng ta hình như không có và không nghĩ mình có “bổn phận” phải quét sân – quét phòng mình ở thì có lẽ là có – nhưng quét cái sân “nhà chung” thì…

Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Gaston-Francois DEGAS chào đời ngày 4 tháng 6 năm 1880 tại Orbrie, Giáo Phận Lucon trong một gia đình gương mẫu với những thói quen, những tập tục dành đặc quyền cho người gia trưởng…Mỗi ngày – sáng cũng như chiều – cả nhà sẽ cùng dâng kinh chung…Ông thân sinh của cậu hành nghề thợ mộc và là một con người ưa thich lao động…Ông chỉ có một ước mơ duy nhất là có thể nuôi và dạy hai người con của mình – Gaston cậu cả và cô em gái nhỏ hơn cậu vài ba tuổi…

Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Tuần trước, chúng ta dừng lại ở biến cố cha Charmot từ Hưng-Hóa về Hà-Nội và có dịp để tháp tùng Đức Cha Lê-Hữu-Từ  cùng với cha Willich trong chuyến Thánh Du của Tượng Đức Mẹ Fatima đến Phat-Diệm…

Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Tuần này, chúng ta chia sẻ về Cha Claude – Émile – Marie Charmot… Ngài được gọi là Cố Sắc – tên Việt do Đức Giám Mục đặt cho ngài… Claude Charmot – Cố Sắc –  chào đời ngày 11 tháng 4 năm 1922 tại Bons-en-Chalais, miền Haute-Savoie, Giáo Phận Annecy…Ngài là anh Cả của một gia đình có tám người con…Thân sinh ngài – vốn là một nông dân thời còn trẻ - đã bị thương nặng trong chiến tranh 1914-1918…Là thương phế binh thương tích nặng nên ông cụ được ưu tiên dành cho một chỗ làm  trong văn phòng hãng thuốc lá ở Bons…Trong gia đình rất đạo đức này, vấn để giáo dục có thể nói là khá cứng rắn…Người cha điều hành cái thế giới nhỏ bé của ông theo kiểu nhà binh…và mỗi đứa con – tùy theo tuổi tác và sức vóc của mình – được trao những nhiệm vụ phải hoàn thành…Claude là anh cả…nên đương nhiên là phải làm gương rồi…Một ngày nọ,  khi cậu Claude đã là chú nhà tràng rồi, một bà chị họ nửa đùa nửa thật nói về tính nghiêm túc có vẻ cứng nhắc của Claude, ông thân sinh cậu lên tiếng chỉnh ngay: “Này cô Simone, tôi không hề muốn Claude sau này sẽ là một Linh mục lúc nào cũng kè kè sách sách vở vở, nhưng là một Linh mục luôn biết nghĩ đến người khác”…

Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Ở bài trước, chúng ta dừng lại ở việc Cha Caillon đã cùng với Vị Giám Mục tân cử người Việt đầu tiên – Đức Cha Giuse-Maria Trịnh-Như-Khuê – có cuộc thăm viếng Phương Tây và đã cùng nhau trở lại Hà-nội vào cuối tháng 10 năm 1950…

Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chúng ta chia sẻ với nhau câu chuyện của nhà truyền giáo Victor Caillon (1906 – 1978)

Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Tuần này chúng ta chia sẻ với nhau về Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)…Người viết đã lục tìm  một tấm hình của ngài trong thư viện ảnh của MEP, nhưng không có…Và chúng ta tạm mượn tấm phác họa từng hai người một được Chúa sai đi để vào đề câu chuyện về ngài…

Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chúng ta cùng nhau đi qua những giai đoạn và sứ vụ Chúa trao cho Cha Donatien Béliard…

Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923)

Chào đời tại thôn Chateauneuf – xã Saint-Sauves, miền Puy-de-Dôme – ngày 13 tháng hai năm 1870,  cậu Alexis Boivin vào lớp đệ ngũ Tiểu Chùng Viện Cellules do các Cha Dòng Chúa Thánh Thần phụ trách ở thời điểm đó. Alexis học ở đó năm năm. Tháng 10 năm 1889, Thầy gia nhập Hội Truyền Giáo - Paris và ngày 2 tháng bảy năm 1893, Thầy chịu chức Linh mục…Ngày 24 tháng 12 năm ấy, Cha rời cảng Marseille để đến Qui Nhơn – miền Trung Đông Dương…Ngày 24 tháng giêng năm 1894, ngài bắt đầu học tiếng Việt ở Kim-Châu và Giáng Sinh năm 1894, ngài được bổ nhiệm  giáo sư Tiểu Chủng Viện…Tháng giêng năm 1896, ngài đảm nhiệm vai trò Phó xứ Giáo xứ Phan-Thiết, nhưng lại thường xuyên làm việc tại Cù –my, vùng đất của bệnh sốt rét…và có lẽ ngài cũng mang mầm bệnh từ đấy…Năm 1899, sau một thời gian nghỉ ngơi tại Hồng – Kông ngài được bổ nhiệm quản xứ Giáo xứ Đồng - Quả, và sau đó – vào tháng giêng năm 1904, ngài làm quản xứ tại Phan-Rang. Tháng 11 năm 1907, ngài trở lại Đồng-Quả…Tháng giêng năm 1912, ngài trở về Pháp …Và thàng tư năm 1914, ngài quay trở lại vùng Truyền Giáo để đảm nhiệm vai trò quản xứ Cù-và – Giáo xứ mà ngài chăm sóc cho đến khi qua đời…

Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Trong cuốn sổ tang của Cha Pierre Alexandre là bản tóm lược cuộc đời của vị thừa sai này mà người viết rất thích thú để giới thiệu…

Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)

Cha Pierre ALEXANDRE – Cố Trí (1901 – 1961)

Ngài chào đời ngày 15 tháng 5 năm 1901 tại Périgneux, trong Giáo xứ Thánh Martinô, vùng Dordogne…

Là con của một bác thợ đường sắt, ngài qua thời tiểu học và trung học tại trường Montesquieu ở Libourne – vùng Géronde…Sau đó, ngài vào Tiểu Chủng Viện Bordeaux và Montmorillon / Vienne / Nouvelle Aquitaine / Poitiers…Sau thời gian nghĩa vụ quân sự, ngài theo học hai năm tại Đại Chủng Viện Issy-les-Moulineaux…

Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)

Ra đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng

Đây là ngày đã từng ước nguyện !

Từ nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn

Hãy ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc

Ôi ! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai

Chúng tôi hân hoan hôn lên chúng

Ôi ! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,

Nơi sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…

Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Ra đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng

Đây là ngày đã từng ước nguyện !

Từ nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn

Hãy ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc

Ôi ! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai

Chúng tôi hân hoan hôn lên chúng

Ôi ! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,

Nơi sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…

Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…

Cái NHÀ là nhà của ta

Công khó Ông – Cha lập ra,

Cháu – con, ta gìn giữ lấy

Muôn năm với nước non nhà…

Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Câu chuyện tuần này xin được chia sẻ về chuyến hành hương viếng Mẹ Măng-đen thay cho phần giáo lý được Đức Thánh Cha trình bày hằng tuần trong các buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 10 / 5 / 2023 vừa qua…Lần tiếp kiến chung này, Đức Thánh Cha muốn dành để giới thiệu về nội dung cuộc phỏng vấn truyền thống trên chuyến bay từ Budapest về Roma sau khi hoàn thành cuộc Tông Du Hungary của Ngài…

Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Trước khi đi vào buổi nói chuyện, Đức Thánh Cha cùng với mọi người có mặt cũng như toàn thể con người trên khắp mặt đất cùng nhau nghe lời Chúa trong thư mục vụ thứ nhất của Thánh Phê-rô Tông Đồ :

Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Đức Thánh Cha đã trình bày đề tài này trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 26 / 4 / 2023 vùa qua…Ngài quả quyết : Để trả lời cho câu hỏi “ Các đan sĩ – những người theo Chúa Kitô cách đặc biệt trong đời sống  khấn hứa giữ đức khó nghèo, khiết tịnh, vâng lời – đã sống đời sống  ẩn dật và chứng tá của mình như thế nào trong việc tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội và của mọi thành phần Dân Chúa khác trong Giáo Hội ?” Và Ngài giải thích : “Điều làm sinh động đời sống của những con người được thánh hiến này là  Tình Yêu – một Tình Yêu được chuyển thể thành lời cầu nguyện liên tục dâng lên Thiên Chúa , qua Đức Giêsu Kitô và trong sự trợ lực của Chúa Thánh Thần…Lời cầu nguyện không ngừng nghỉ ấy của các đan sĩ là một sức mạnh vô hình nâng đỡ sứ mạng của Giáo Hội…

Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Đức Thánh Cha nhắc lại Hiến Chế Ánh sáng Muôn Dân (LG) của Công Đồng Vaticanô II : “ Mặc dù chỉ một số ít người được ơn tử đạo, nhưng tất cả đều phải sẵn sàng tuyên xưng Đức Kitô trước mặt mọi người và bước theo Người trên con đường Thập Giá giữa những cuộc bách hại không bao giờ thiếu vắng trong Giáo Hội (số 42)…Điều này nhắc chúng ta rằng mọi Kitô hữu đều được kêu gọi làm chứng tá của cuộc sống, ngay cả khi không đến mức đổ máu, bằng cách hiến mình làm quà tặng cho Thiên Chúa và cho anh chị em mình, theo gương Chúa Giêsu

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [3/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!