Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
CHUYỆN MỖI TUẦN - CHUYỆN VỀ THÁI ĐỘ VÀ TÌNH TRẠNG “ÐỨNG NÚI NÀY TRÔNG NÚI NỌ” …

 

 

Một tác giả nọ đã kể lại một câu chuyện ngụ ngôn về con lừa, con rùa và một con ruồi mà tuổi thọ chỉ vỏn vẹn một ngày như sau: Nhận thấy kiếp sống của mình quá vắn vỏi, con ruồi đã than thân trách phận : "Nếu tôi có được nhiều thì giờ hơn, thì có lẽ mọi sự sẽ dễ dàng hơn... Các bạn cứ thử nghĩ xem: chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tôi phải sinh ra, phải lớn lên, phải học hỏi kinh nghiệm, phải vui hưởng cuộc sống, phải đau khổ, phải già rồi cuối cùng phải chết? Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ"…

Con lừa quanh năm ngày tháng bị đày đọa trong những việc nặng nhọc thì lại than vãn: "Giả như tôi chỉ có 24 tiếng đồng hồ để sinh ra, để sống thì có lẽ tôi sẽ hạnh phúc hơn, bởi vì cái gì tôi cũng nếm thử được một chút và cái gì tôi cũng chỉ phải chịu đựng trong một khoảnh khắc mà thôi"…

Ðến lượt con rùa, nó than thở như sau: "Tôi không hiểu được các bạn. Tôi đã sống được 300 năm nhưng tôi vẫn không thấy đủ thì giờ để kể hết những kinh nghiệm tôi đã trải qua. Khi được 200 tuổi, tôi chỉ ước mơ được chết cho xong. Tôi thương hại chú ruồi, nhưng tôi lại ghen với ông bạn lừa"…

Sau khi đã kể lể cho nhau nghe kinh nghiệm sống và có vẻ như không ai cảm thấy thỏa mãn với kiếp sống cũng như vòng đời của mình… Người thì than phiền sống quá ngắn, người thì ngán ngẩm vì sống quá lâu. Cuối cùng, ba chú mới rủ nhau đến vấn kế con nhện, vì con nhện vốn được xem là một con vật khôn ngoan. Sau khi nghe mọi lời kể lể, con nhện mới dõng dạc ban cho mỗi con một lời khuyên. Với con rùa, nó nói như sau: "Hỡi lão rùa già, đừng than phiền nữa. Hỏi thử có ai được giàu kinh nghiệm cho bằng lão chưa?". 

Quay sang con ruồi, con nhện ra lệnh: "Hỡi chú ruồi, chú cũng đừng than thân trách phận nữa. Hỏi thử có ai có nhiều trò vui cho bằng chú không?". 

Với chú lừa, thì xem ra lời cảnh cáo của con nhện có vẻ nặng nề hơn cả: "Còn đối với ông bạn lừa, tôi không có lời khuyên nào cho ông bạn cả. Ông bạn là người bất mãn suốt đời. Ông bạn vừa muốn được sống lâu như lão rùa lại vừa muốn sống ngắn ngủi như chú ruồi. Trời nào có thể làm vừa lòng chú". 

 

Bao giờ cũng vậy, chuyện ngụ ngôn luôn luôn là để chuyển tải một bài học sống nào đó mà người kể muốn nói đến, nhưng lại sượng nên mượn những hình ảnh quen thuộc quanh mình – rất thường là những động vật ai cũng biết, không những biết hình dạng của chúng mà còn rất rành về tính nết giống nòi của chúng nữa…Ai mà không biết về giống lừa với cái “đầu bã đậu ! ”…Người ta cũng chẳng lạ lùng gì với con ruồi chuyên quấy rầy vào những bữa ăn có chút chất lượng…Lão rùa thì nổi danh về tuổi thọ và sự chậm rãi…Vậy đấy, cái giống lừa dáng vẻ bên ngoài ù ù cạc cạc, chẳng có dấu chỉ gì nói lên được chút chỉ số IQ nào cả…Nhện thì rất nhanh và kiên trì trong việc đan lưới kiếm mồi…Không biết vì sao mà tác giả chuyện ngụ ngôn “Đứng Núi Này Trông Núi Nọ” lại để cho nhện nắm giữ vai trò của người giải quyết những vấn đề của ba kẻ kia…Có lẽ vì cái vẻ nhanh nhẹn của nhện chăng ? Hay là vì mảnh lưới tinh tế nhện dệt lên quanh mình để kiếm mồi hằng ngày…vừa có vẻ mong manh tơ lụa, nhưng lại vô cùng hiệu quả, vì khó có con mồi nào thoát khỏi cánh lưới giăng ấy…

 

Ba kẻ ấy : lừa – rùa – và ruồi được người “vẽ” lên chúng cho chúng tạm mượn tiếng nói của loài người để có chuyện mà tán…Lừa thì “ước mơ” một cuộc sống 24 giờ của ruồi…để “hạnh phúc” hơn, vì ít phải chịu đựng những những kham khổ cũng như đỡ phải nai lưng mang vác những gánh nặng con người đặt lên vai chúng mỗi ngày…Thế nhưng nếu là ruồi thì lừa sẽ không còn là lừa nữa !!! Trước đây người viết được đọc một truyện ngắn trong báo “Bạn của hàng Giáo Sĩ – Ami du Clergé” số xưa lắm rồi nói về chuyện một ngôi Thánh Đường sắp được xây dựng, và vị Quản xứ kêu gọi bà con “có máu mặt” trong Giáo xứ đăng ký chịu kinh phí của hàng trụ đỡ ngôi giáo đường…Phần thưởng là ai dâng cúng trụ nào thì được khắc một cái đầu của chủ nhân lên đầu trụ…để “ghi công” …Ông nhà giàu nọ đăng ký một trụ phía trên cung thánh và đích thân ông thuê một tay thợ điêu khắc có tiếng để tỷ mỷ những đường nét cho cái đầu của ông…Tay thợ điêu khắc này lại thuộc dạng đành hanh…rất ư là “lừa”…Thay vì cái “thủ cấp” ông chủ, anh ta lại khắc cái “thủ cấp” chú lừa hí với hàm răng lưỡi cày…rất sống động, vô cùng linh hoạt…Ông nhà giàu tức bực yêu cầu đục bỏ, nhưng một tu sĩ Dòng Phanxicô đã đứng ra bào chữa cho cái “thủ cấp” chú lừa…Vị tu sĩ hùng biện cho rằng hơn ai hết, chú lừa xứng đáng được cái danh dự đứng ở trên đầu trụ, bởi suốt quá trình xây dựng, chú chịu cực chịu khổ, nai lưng mang chở không biết bao nhiêu là chuyến vật liệu, thỉnh thoảng còn được tặng dăm ba cán cuốc, cán xẻng…để rướn mình…mà leo…Ăn uống thì có gì đâu: bó cỏ hay vài ba bó lá mía, thế thôi…Vả lại Thánh Phanxicô – tổ phụ của chúng tôi – rất yêu con lừa cũng như mọi muông thú khác…Ngài đã từng đặt trong Máng Cỏ một chú lừa…Đặc  biệt là Thánh Antôn Padua (1195 – 1231) của chúng tôi : Ngài đã làm cho chú lừa trở thành một “chứng cứ” đánh bại nhóm lạc giáo Albigeois ở vùng Toulouse…Trong tranh biện, một người trong nhóm đã đề nghị một vụ cá cược : lão có con lừa…và lão sẽ bắt con lừa nhịn ăn ba ngày…Sau đó, lão đưa con lừa đến…Nếu con lừa đói chạy ngay đến thùng lúa mạch…thì lão thắng…Nếu nó vâng lời Thánh Antôn để phủ phục thờ lạy “Mình Thánh Chúa – Đấng mọi thọ sinh phải phục tùng”…mà không đoái hoài gì đến thùng lúa mạch…thì lão thua và sẽ “bắt chước chú lừa”…để mà thờ lạy Chúa…Cuối cùng thì lão đã thua, vì khi Vị Thánh nâng cao Thánh Thể Chúa và ra lệnh cho chú lừa, chú vội vàng phủ phục…mà không ngó ngàng gì đến thùng lúa mạch hấp dẫn kia…Cho nên cái “thủ cấp” đẹp đẽ và sống động của chú phải được để lại trên đầu trụ…để ai ai – khi đến với Chúa trong ngôi Thánh Đường – sẽ cất tiếng ca tụng Thượng Trí của Đấng Tạo Hóa – Đấng “yêu” mọi thụ tạo Người dựng nên, nhưng đặc biệt là yêu con người, bởi mọi thụ tạo khác là để “phục vụ” con người…Ước gì “chứng cứ” chú lừa của Thánh Antôn…cũng làm cho nhiều người trong chúng ta “ngộ” ra chân lý…để không ai còn phải nghe một cách lãng nhách câu hỏi “chân lý” là gì…như cái lão Philatô thủa ấy chỉ hỏi để mà hỏi…

 

Còn Rùa thì sao – có chuyện gì về lão già trăm tuổi này để chúng ta chia sẻ với nhau không nhỉ ? Đầu tiên phải kể đến vai vế của Rùa : Rùa là một trong bốn linh vật trong tứ linh Long-Ly-Qui-Phụng – đại diện cho bốn nguyên tố chính trong thiên nhiên bao gồm nước-lửa-đất- và gió, đồng thời Rùa cũng là linh vật duy nhất có thật trong thực tế…Ngoài ra còn có câu chuyện cổ tích về cuộc đua việt dã giữa Rùa và Thỏ - hai con vật vốn là bạn thân thiết trong cùng một khu rừng, nhưng rồi một ngày nào đó tranh cãi chuyện hơn/thua…và đi đến việc thách đố nhau chạy đua để quyết định  thắng/bại – trên/dưới…Ỷ lại vào những bước nhảy tốc độ của mình và khinh miệt lão rùa “chậm như…” nên thỏ nhà ta tà tà “hái hoa, đuổi bướm”…cho đến khi chợt nhìn lại…thì Rùa đã sát ngay mức đến !!! Cũng lại là một ngụ ngôn diễn tả một bài học sống…

 

Thế còn Ruồi ? Khoa học phân biệt Ruồi nhà và Ruồi lính đen…Ruồi nhà thì quá tệ : toàn là những điều phải cảnh giác, bởi mọi sự mọi thứ nơi nó đều là những chuyện “ruồi bu” gây những mầm bệnh nguy hiểm cho con người…Người viết đã từng ngạc nhiên và thích thú với cái mũ rộng vành của bàn dân thiên hạ xứ sở Chuột Túi chi chít những giây nhợ và những cục gỗ nho nhỏ lủng lẳng giống như vương miện của Hoàng Đế Trung Hoa…Có thắc mắc thì được biết là , khi bị ruồi tấn công, người đội mũ chỉ cần lắc lắc cái đầu là có thể đuổi đám ruồi ưa bay quanh mặt người…với ý đồ kiếm chỗ nghỉ ngơi thích thú nơi mồm và mũi con người…Thế nhưng lại có một loại ruồi có cái tên là Ruồi đen mà nhộng của nó có sức ức chế loại ruồi nhà, đồng thời chất chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho chăn nuôi lợn, gà, vịt cũng như tôm, cua, cá, ếch, lươn…Hình như còn một loại Ruồi to con nữa có tên là Ruồi Trâu…mà anh chàng Arthur trong tiểu thuyết của tác giả Ethel Lilian Voynich ( 1864 – 1960) đã tự nhận như một biệt danh khi cậu ta quyết định đương đầu với những nghịch cảnh trong đời mình…Đây là tập truyện “không đẹp” lắm với những gì đã xảy ra trong Giáo Hội thời Trung Cổ, tuy nhiên cái kết về anh chàng thanh niên biệt danh “Ruồi Trâu” ấy thật là nhân bản…Nghịch cảnh cũng như những diễn biến trong đời đã làm anh chàng thanh niên Arthur hiền lành trở thành một “Ruồi Trâu” sắc sảo, khôn khéo và tài giỏi…Tuy nhiên “bản chất con người yêu thương” cùng với “một trái tim nhân hậu” vẫn còn nguyên nơi anh chàng “Arthur – Ruồi Trâu” ấy đã làm cho anh sẵn sàng đón nhận cái chết thanh thản, bởi  đã từng cảm nhận một cuộc đời hạnh phúc vì được sống – được chiến đấu – và được chết cho lý tưởng, cho hoài bão cao đẹp của minh…Nếu bất cứ con người nào trên trần gian này cũng có được “một cái nhìn đời”  của anh chàng Ruồi Trâu này…thì đời cũng ổn và đẹp lắm rồi…

 

Cho nên “nhà hiền triết” Nhện có lời khuyên cho từng “nhân vật”…

- Với Rùa: Lão Rùa thân mến – đừng than thân trách phận làm gì nữa…Hỏi trên đời này có ai giàu kinh nghiệm như lão chưa ?

- Với Ruồi : Chú cũng đừng than vãn này nọ…Hỏỉ trên đời này có ai nhiều trò vui như chú không – đậu/bay – bay/đậu…hết miệng bà nọ đến mũi ông kia…khiến ai ai cũng thấy mệt mỏi vì chú…

- Còn anh Lừa : Hãy chấm dứt nỗi “hận đời” , “tâm trạng bất mãn kinh niên” của anh đi thôi…Vừa muốn sống lâu như Rùa lại thích sồng ngắn như Ruồi…thì Trời nào mà có thể làm cho anh vừa lòng được đây ???

 

Còn Đức Giêsu thì nói với những người tin rằng : “ Các con chớ áy này lo lắng về ngày mai…Ngày mai sẽ lo cho ngày mai…Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy” ( Mt 6 , 34)…nên vấn đề của chúng ta là đừng có “Đứng núi này trông núi nọ” làm chi, ngược lại hãy bằng lòng tửng ngày trong sự nỗ lực của bản thân và niềm tín thác vào Cha Trên Trời , bởi mỗi cá nhân là một “độc đáo” của Thiên Chúa cho hôm nay – trên mặt đất này – trong tư cách “bằng hữu” với moi người…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!