Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về câu hỏi :“TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT”…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về THẰNG KHÙNG…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “LỜI TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO KHI ĐỨC LÊÔ XIV ĐƯỢC BẦU LÀM GIÁO HOÀNG” ...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một câu hỏi: Tại Sao Chưa Có Một Giáo Hoàng Người Philippines? Một hồi chuông thức tỉnh cho dân tộc được gọi là sùng đạo… Tác giả: Arvin N. Paglinawan – Dịch: phailamg
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Chúa Chiên Lành”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một khám phá khoa học…
Chuyện môi tuần – “Câu chuyện về Bác sĩ Tae ở Thái Lan trong thảm kịch dư chấn động đất tại Thái Lan:
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện của một người cha (hay mẹ) gia đình Tin Lành kể cho các con mình về Lễ Phục Sinh…
Chuyện mỗi tuần – chuyện của MỘT YÊU CẦU : ANH EM HÃY RỜI KHỎI ĐỜI TU, VÌ CHÚNG TÔI KHÔNG CẦN ANH EM ĐÂU…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “ Một kẻ sát nhân sám hối sắp được phong Chân phước” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Cây Thánh Giá Tha Tội “…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện vui “NGU THÌ CHO CHẾT!”…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện với lời khuyên “ĐỪNG LÀ NGƯỜI VÕ ĐOÁN…”
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Nữ Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt mạnh mẽ tuyên xưng đức tin” …
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “CHỨNG TỪ ĐỨC TIN CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một “Giảng Viên Y Khoa Đứng Lớp Giáo Lý”…
Câu chuyện về người thầy và chiếc đồng hồ bị mất cắp…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện “Bỏ tiền ra giúp đỡ hai cậu học sinh nghèo nhập học, vị thủ tướng đã nhận lại một cái kết bất ngờ sau đó”…
Chuyện mỗi tuần - Câu chuyện về “ Chuyến xe ấm tình người”…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “Bữa Tiệc Đêm Trong Nhà Vệ Sinh”…
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa : Cứ Ðể Yên Như Thế…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Dìu nhau về đích”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Lời Tái Bút : Anh Yêu Em – PS. I love you”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về NĂM THÁNH 2025…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Bệnh Quên”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ MỘT CÂU HỎI: TẠI SAO CHƯA CÓ MỘT GIÁO HOÀNG NGƯỜI PHILIPPINES? MỘT HỒI CHUÔNG THỨC TỈNH CHO DÂN TỘC ĐƯỢC GỌI LÀ SÙNG ĐẠO… TÁC GIẢ: ARVIN N. PAGLINAWAN – DỊCH: PHAILAMG

 


Chúng ta đã mơ. Chúng ta đã hình dung ra điều đó. Khói trắng bốc lên từ Nhà nguyện Sistine, chuông ngân vang, và những lời linh thiêng “Habemus Papam!” – nhưng không phải một Hồng y người Philippines xuất hiện trên ban công.

Giá mà khoảnh khắc ấy thành hiện thực. Một vị Giáo hoàng người Philippines đầu tiên. Người châu Á đầu tiên.

Một chương tự hào trong câu chuyện đức tin Công giáo của chúng ta. Mạng xã hội sẽ bùng nổ. Các nhà thờ sẽ chật kín người. Lá cờ Philippines sẽ tung bay bên những giọt nước mắt hân hoan.

Nhưng đây là sự thật khó nghe: Điều đó đã không xảy ra !!!

Và có lẽ câu hỏi đúng hơn không phải là “Tại sao không?” mà là: “Liệu chúng ta đã thực sự sẵn sàng chưa?

Bởi vì làm Giáo hoàng không phải là một vinh dự, mà là một chứng tá sâu sắc.

Không phải là việc đến từ quốc gia Công giáo lớn nhất châu Á, mà là đến từ một đất nước thực sự được biến đổi bởi Đức Kitô.

Hãy thành thật với chính mình.

Chúng ta lấp đầy ghế trong nhà thờ vào Chúa Nhật, nhưng làm ngơ trước bất công vào thứ Hai.

Chúng ta kêu cầu Danh Chúa trong chính trị, nhưng quên Ngài trong cách cai trị.

Chúng ta quỳ gối cầu nguyện, nhưng lại lướt qua sự nghèo khổ.

Chúng ta hát “Tôi tớ của mọi người”,  nhưng lại tôn thờ quyền lực.

Đức tin tại Philippines thường vang dội, nhưng không phải lúc nào cũng được sống trọn.

Chúng ta treo chuỗi Mân Côi trên kính chiếu hậu, nhưng lại có tham nhũng trong các hợp đồng.

Chúng ta đăng trích đoạn Kinh Thánh, nhưng lại mạt sát nhau trên mạng.

Chúng ta thắp nến, nhưng để bóng tối sinh sôi trong những hệ thống lẽ ra phải phục vụ con người.

Liệu có phải Thiên Chúa đang chờ đợi – không phải một vị Giáo hoàng từ chúng ta – mà là một dân tộc thực sự sống đức tin của mình?

Có thể chưa đến lúc, vì có lẽ Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục làm việc nơi chúng ta.

Và thay vì khao khát có một người trong chúng ta lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ, có lẽ chúng ta cần bắt đầu bằng việc lãnh đạo chính gia đình, cộng đồng, khu xóm và quốc gia của mình – với Đức Kitô làm trung tâm.

Đặc biệt là bây giờ, khi cuộc bầu cử năm 2025 đang đến gần. Chúng ta đã thấy đức tin bị lợi dụng, sự thật bị bịt miệng, và lá phiếu bị mua chuộc!!!

Nhưng chúng ta cũng đã chứng kiến lòng can đảm của những con người bình thường dám đứng lên vì lẽ phải.

Nếu thật sự chúng ta mong muốn có một vị Giáo hoàng người Philippines trong tương lai, thì hãy bắt đầu từ điều còn lớn lao hơn: trở thành một dân tộc Philippines sống Tin Mừng ngay hôm nay

Bởi vì một vị Giáo hoàng không thể thay đổi một quốc gia.

Nhưng một dân tộc sống đức tin – biết bầu cử bằng lương tâm, sống chính trực, biết tha thứ cách quảng đại và phục vụ cách khiêm nhường – chính dân tộc ấy có thể thay đổi cả thế giới.

Vậy nên, có lẽ lời cầu nguyện của chúng ta không phải là: “Lạy Chúa, xin cho một người trong chúng con được làm Giáo hoàng.”

Mà là:

“Lạy Chúa, xin làm cho tất cả chúng con xứng đáng thuộc về Ngài.”

Và chỉ khi ấy, nếu một người Philippines trở thành Giáo hoàng, thế giới sẽ không chỉ mừng cho khoảnh khắc ấy, mà còn nhận ra một phong trào đã hình thành.

Một phong trào của lòng thương xót.

Một dân tộc của hòa bình.

Một Hội Thánh không chỉ mặc lấy đức tin, nhưng bước đi trong đức tin ấy.

Vậy đừng chờ đợi. Hãy trở thành.

Bởi vì công trình thực sự của Nước Trời không bắt đầu ở Rôma.

Nó bắt đầu ngay tại đây – trong tâm hồn của từng người Philippines chọn sống điều mình tin.


Nguyện xin cho chúng ta trở thành dân tộc ấy.
 

Xin lỗi, người viết đã “lượm” được bài viết này trên mạng, và dĩ nhiên là của một tác giả người Phi-luật-tân rồi…Người Phi, họ có quyền để tiếc nuối, bởi Đức nguyên Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Chính Tòa thành phố Manila, Phi Luật Tân, là khuôn mặt sáng giá với biệt danh là “Francis Châu Á” và được các sàn cá cược quốc tế đưa lên hàng đầu trong các vị Hồng Y được dự đoán cho vai trò Giáo Hoàng… 

Thế nhưng rồi ý Chúa đã khác đi : Tân Giáo Hoàng của chúng ta là Đức Lêô XIV – Hồng y Robert Prevost… 

Và bài thơ này đã hình thành từ điều Thiên Chúa muốn quá ư rõ ràng từ Mật Nghị Hồng Y và làn khói thoát ra và bay lên từ ống khói nhà Nguyện Sistine lúc khoảng 18g giờ Vatican – cỡ 23g giờ Việt Nam – cho thấy điều con người suy đoán hoàn toàn không là ý muốn của Thiên Chúa…Cho nên các nhà tu đức kinh nghiệm luôn luôn nhắc bảo: chúng ta tìm ý Chúa chứ đừng mong đợi Chúa thực hiện ý mình…Và đấy là lý do nhà thơ  Arvin N. Paglinawan mới nhắn nhủ bà con đồng hương của mình rằng : 

Đừng chờ đợi – Hãy trở thành… 

Bởi vì công trình thực sự (công trình bước đi trong đức tin) của Nước Trời không bắt đầu ở Roma… 

Nó bắt đầu ngay tại đây – trong tâm hồn của từng người Philippines chọn sống điều mình tin…

Nguyện xin cho chúng ta trở thành dân tộc ấy…

Một chia sẻ rất tuyệt và có thể mượn để nói với mọi người thuộc mọi dân tộc – nhất là những người tin Chúa, bao gồm cả bạn và tôi : những người Việt Nam mũi không cao và da vàng…

Năm 1994, chương trình ban tiếng Việt Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu ngỏ ý với Đức Cha Phaolô - Cố Giám Mục Giáo Phận Nha Trang - là muốn người viết qua giúp một thời gian, nhưng mãi đến năm 1997 người viết mới lên đường để tham gia khóa Mục Vụ hai năm tại Trung Tâm Mục Vụ Đông Á Châu (E.A.P.I) – ngày trong tuần thì theo khóa ở Trung Tâm và thứ bảy & Chúa Nhật làm việc tại Đài…Mỗi khóa có hai dịp để khóa sinh đi thực tế tại một Giáo xứ nào đó cỡ khoảng mươi mười lăm ngày, mục đích để khóa sinh tiếp cận bà con giáo dân đồng thời trải nghiệm công tác mục vụ tại địa phương …Lần thực tế đầu, người viết được đưa đến Cavite  nằm về phía nam cách thủ đô Manila khoảng 30 cây số và lần sau là ở Pasig River, vùng sông Pasig nối kết với Laguna de Bay – vịnh Manila…Ở tại hai gia đình đón nhận người viết nghỉ ở đấy để đi lanh quanh trong vùng, người viềt đều được gia chủ có chuyện để nói về Việt Nam…Gia đình ở Cavite…thì anh chủ nhà – khi cùng dùng bữa với nhau – đã tâm sự rằng anh là một sĩ quan người Phi từng phục vụ ở Việt Nam, nhưng anh bị đuổi về nước vì bị hai chị người Việt tố cáo là anh ta gạ tình và quỵt tình…Anh ta vừa bốc cơm, vo tròn với chút canh sền sệt, vừa rỉ rả tâm tình…Còn khi ở tại một gia đình vùng Pasig River thì cả nhà cho biết là con trai họ - một kỹ sư – hiện đang sống và làm việc cho một công ty thép tại Sài gòn…Đã năm sáu năm anh ta không về Phi…và gia đình nghe nói anh ta đã kết hôn với một phụ nữ Việt…dù tại Phi, anh đã có gia đình và có bốn đứa con!!! Họ bảo rằng nghe nói phụ nữ Việt khéo chiều chồng lắm…Họ cho người viết địa chỉ công ty của anh ta…Người viết hứa là khi về Việt Nam, sẽ đến gặp anh ta…Người viềt đã đến gặp và khuyên anh ta nên về thăm nhà, vì mọi người đều nhớ anh… 

Đấy là những trải nghiệm tự thân của người viết với hai lần đi thực tế trong hai khóa mục vụ ở E.A.P.I…Khi mới qua Phi, có lần đến thăm Đức Hồng Y Jaime Lachica Sin, Tổng Giám Mục Manila…Qua câu chuyện trao đổi, ngài cho biết là vẫn thường có khoảng vài trăm “guest- priests” từ các Giáo xứ miền quê bỏ xứ để lên sống tại Manila…Có vị thì vài ba năm rồi trở về lại…Có vị lâu hơn nữa…Cũng có vị không nghĩ tới chuyện trở về…

Người viết ở trong Trung Tâm Mục Vụ nằm ngay trong khuôn viên Đại Học Ateneo – Đại Học do các Cha Dòng Tên điều hành…Đấy là một ngọn đồi đẹp…Thỉnh thoảng người viết xuống chân đồi thăm cộng đoàn anh em Tiểu Đệ của anh Sáu Vọng ( Cha Bernard) từ Việt Nam qua…Cơ sở của cộng đoàn là một mái lá đơn giản giữa xóm lao động người Phi…Xuống thăm anh em, cùng anh em cụng ly bia và nhâm nhi vài trái “balut – trứng vịt lộn”  để trao đổi chuyện đời…Hai cái cảnh sống Ơn Gọi của Chúa thật dễ thương : một trên ngọn đồi hùng vĩ và một mộc mạc trong mái tranh ngay dưới chân đồi…Khoảng cách giàu/nghèo tại Phi có thể nói là khá rõ và mênh mông…Thời gian hai tuần nghỉ giữa các khóa, người viết lên Tagaytay ở với vài cha bạn trong Trung Tâm Focolare…và được một người anh em nhường để dâng Thánh Lễ Chúa Nhật cho nhóm nhà giàu từ Manila lên nghỉ cuối tuần trên khu dành riêng tuốt luốt  đỉnh núi cao…Họ nghỉ ngơi, chơi golf, bơi lội, ăn uống…Trong khi đó cũng cỡ vài ba trăm gia đình nghèo sống bám quanh “Smoke Mountain” - núi rác khổng lồ ngay tại Manila…Trung bình cỡ khoảng 25.000 người kiếm sống tại đó hằng ngày…Nay thì núi rác này đã được dời ra ngoại ô Manila, nhưng người viết nghĩ rằng cư dân quanh núi rác vẫn ngày một đông đúc hơn !!! 

Cho nên tác giả đã rất thật để chia sẻ với đồng bào mình rằng : Đừng chờ đợihãy trở thành 

Trở thành gì đây ? Trở thành “một dân tộc Philippines sống Tin Mừng ngay hôm nay” :

 

Đòi hỏi sự trung thực nơi các nhà lãnh đạo.

hiện thân của lòng trắc ẩn trong công sở.


Can đảm trong sự thật, nhẹ nhàng khi xét đoán, và kiên định trong tình yêu thương. 

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, trong Mật Nghị -  hình như được xếp ngồi bên cạnh Hồng Y Robert Prevost -  khi thấy con sồ phiếu dành cho Hồng Y Prevost ngày một tăng và ngài đang ôm đầu, thì đã móc túi tặng ngay một cục kẹo : một sự ngọt ngào của chia sẻ và bày tỏ thiện tâm…trong vâng phục : vâng phục ý Thiên Chúa và vâng phục Đấng Thiên Chúa chọn… 

Dĩ nhiên là chúng ta chưa thể và chưa dám có được một giấc mơ như anh chị em Công giáo Phi-luật-tân rồi , bởi ngay cả một Hồng Y cử tri chúng ta vẫn chưa có…thì…

Giáo Hội Việt Nam – trong thời Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô – cũng đã mong được Ngài thăm viếng…và có lẽ chính Ngài cũng ước mong một chuyến Tông Du dành cho Việt Nam… 

Không biết trong thời của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV này…thì sao đây ? 

Có lẽ chúng ta cũng bắt chước nhà thơ Arvin N. Paglinawam để nhắn nhủ nhau rằng:

 

Đừng chờ đợi – Hãy trở thành… 

Trở thành một Giáo Hội Việt Nam sống Tin Mừng ngay hôm nay… 

Trở thành một cộng đồng sống chính trực, biết tha thứ cách quảng đại và phục vụ cách khiêm nhường… 

Trờ thành một Giáo Hội địa phương không chỉ mặc lấy đức tin NHƯNG BƯỚC ĐI TRONG ĐỨC TIN…

 

Bởi, 

Công trình thực sự ( công trình giúp bà con giáo dân mình bước đi trong đức tin) của Nước Trời không bắt đầu ở Roma… 

Nó bắt đầu ngay tại đâytrong tâm hồn của từng người giáo dân Việt Nam chọn sống điều mình tin…

Nguyện xin cho chúng ta trở thành dân tộc ấy…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!