Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT

LỜI QUYỀN NĂNG LÀ THẦN TRÍ VÀ LÀ SỰ SỐNG
Mở cuốn Thánh Kinh, chúng ta thấy ngay sức mạnh của Lời, đó là tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. “Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng…” (x.St 1). Tin Mừng thứ tư khởi đầu bằng những dòng tuyên tín về tính siêu việt, sự tiền hữu cũng như quyền năng của Ngôi Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa...Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3). Thành thật cám ơn anh em Tin Lành đã góp phần một cách nào đó để rồi trong Công Đồng Vatican II Giáo Hội Công giáo mạnh mẽ khẳng định rằng Giáo Hội luôn tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể Chúa Kitô (x.MK số 21).

TÌNH MÃI MẶN NỒNG
Trăm năm hạnh phúc là lời chúc không thể thiếu trong các tiệc cưới. Tình duyên mãi sắt son và mặn nồng là điều ai cũng ước mong khi bước vào đời sống hôn nhân – gia đình. Nói về chữ tình thì có lẽ tình hôn nhân đứng hàng đầu so với các thứ tình nhân loại khác như tình mẫu tử, phụ tử, bằng hữu… Đức Bênêđictô XVI đã nhận định: “Tình yêu này, tình yêu giữa người nam và người nữ, trong đó hồn xác kết hợp bất khả phân ly và mở ra cho con người một lời hứa hạnh phúc dường như không cưỡng lại được, có vẻ là kiểu mẫu của tình yêu; bên cạnh tình yêu này, thoạt nhìn mọi hình thức khác của tình yêu hầu như mờ nhạt đi” (TĐ Thiên Chúa Là Tình Yêu số 2).

TA HÀI LÒNG VỀ CON (Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là  Con của  Cha; ngày  hôm nay, Cha đã  sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11 ; Lc 3,22). Dĩ nhiên Chúa Cha hài lòng là về chuyện Chúa Giêsu tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa. Thế nhưng Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người hoàn toàn thanh sạch thế mà Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.

TẾ BÀO (Lễ Thánh Gia)
Hằng năm vào Chúa Nhật tiếp ngay sau đại Lễ Giáng Sinh, Giáo hội cho đoàn tín hữu Công giáo mừng kính Thánh Gia, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse. Chúng ta được nhắc nhớ về tầm quan trọng của gia đình trong việc làm người, việc xây dựng xã hội cũng như Giáo hội. Theo viễn kiến này xin có một cái nhìn về gia đình như là tế bào, tế bào của xã hội, của Giáo hội.

TẶNG PHẨM DÂNG CHÚA HÀI NHI (Lễ Giáng Sinh)
Hằng năm ngày Lễ Sinh Nhật của Đấng Cứu Thế lại về thì thiên hạ tổ chức lễ lạc thật “hoành tráng”. Không chỉ lễ lạc linh đình với trang trí đèn sắc muôn màu, người ta còn tiệc tùng, ăn uống và tặng quà cho nhau. Thế mà Người, Giêsu Kitô, người được mừng sinh nhật thì ít ai đoái hoài. Có đó rất nhiều người đến bên các hang đá chiêm ngắm, cầu nguyện, nhưng rồi cũng thường để thầm xin điều này điều kia cho chính họ, cho gia đình. Cũng có không ít người sử dụng cảnh hang đá như cảnh phông để chụp hình, để làm nổi rõ bản thân, làm đẹp cho mình. Hai bàn tay của Hài nhi Giêsu qua cái tượng nhỏ bé trong máng cỏ vẫn mãi mở ra mà hầu như ít thấy người đời dâng tặng quà gì.

SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH
Bà con lương dân, anh chị em khác niềm tin, tôn giáo hầu như đều nhìn nhận Đức Giêsu là nhân vật lịch sử. Kitô hữu thì tin nhận Ngài là Con Thiên Chúa đã giáng trần vào năm thứ nhất của Công Nguyên, nghĩa là cách đây khoảng 2024 năm. Theo các Tin Mừng tường thuật thì Chúa Giêsu giáng sinh vào một đêm đông giá lạnh tại cánh đồng quê Bê Lem, xứ Giuđêa. Tuy nhiên để có câu trả lời cho câu hỏi rằng vì sao Con Thiên Chúa lại giáng sinh, Ngài xuống thế làm người để làm gì thì xem ra có một vài thay đổi. Đã từng một thời gian khá dài Kitô hữu trả lời đó là Thiên Chúa giáng sinh làm người để cứu chuộc nhân loại. Và như thế nguyên nhân là vì loài người đã phạm tội. Câu trả lời này không sai nhưng có phần hạn chế vì rất dễ hiểu lầm rằng việc Thiên Chúa làm người là “kế hoạch thứ hai”, một thời gian sau khi sáng tạo vũ trụ đất trời và loài người. Ngày nay Kitô hữu chúng ta tin nhận việc Thiên Chúa làm người là chương trình có từ ngàn đời ngay từ buỗi sáng tạo vũ trụ đất trời. Vậy cần phải hiểu mục đích của việc Thiên Chúa giáng trần theo một chiều kích phổ quát và hoàn hảo hơn.

GẶP GỠ: THÀNH SỰ TẠI NHÂN
Gặp gỡ là cùng có mặt tại một không gian, là sự giáp mặt, tiếp xúc giữa những người thân quen hay cùng có một mối liên hệ nào đó. Bài Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng C này tường thuật hai cuộc gặp gỡ. Một là giữa hai chị em Isave và Maria và hai là giữa Thai Nhi Giêsu với bà Isave và Thai nhi Gioan Tẩy giả. Đã nói đến sự gặp gỡ thì hàm ý mong muốn sẽ có những hiệu quả tốt đẹp phát sinh. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Theo viễn kiến này, người ta cũng có thể nói như người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” hoặc như tác giả Thánh Vịnh: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 126,1). Tuy nhiên dưới cái nhìn của mạc khải thời Tân Ước, chúng ta cũng có thể nói ngược lại: Mưu sự tại thiên. Thành sự tại nhân.

HỪNG ĐÔNG CÔNG CHÍNH (Mt 1,16.18-24) - Ngày 18/12
Giuse là người công chính. Theo nhãn quan nhân loại, người công chính là người ngay thẳng trong tâm hồn và suy nghĩ, công bình và công minh trong lời nói và hành động. Theo Thánh Kinh thì khái niệm về sự công chính vượt lên trên chiều kích nhân bản. Công chính theo Thánh Kinh chính là tình yêu thủy chung. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng Thiên Chúa tỏ bày sự công chính của Người khi Người tín trung với lời đã hứa là yêu thương nhân loại đến cùng và khi đến thời viên mãn đã sai Con của Người xuống thế gian để ban ơn cứu độ. (x.Rm 3,22-26).

NIỀM VUI KHẢ TÍN
Cũng như Chúa Nhật IV Mùa Chay, Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật mầu hồng. Mầu hồng gợi lên niềm vui, niềm hân hoan. Các bài đọc Lời Chúa cũng tràn đầy niềm hân hoan, phấn khởi. Tất thảy vì một lẽ này: đổi mới vì sợ hãi thì sẽ hời hợt và chóng qua, trái lại vì hân hoan phấn khởi mà canh tân cuộc đời thì sẽ thiết thực và bền lâu. Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta có thể nhận ra một vài lý do để phấn khởi, vui mừng:

ƠN VÔ NHIỄM
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Piô IX đã long trọng tuyên bố tín điều “Mẹ vô nhiễm nguyên tội”, Bốn năm sau đó Mẹ Maria hiện ra với cô bé nhà quê Bernadette tại Lộ Đức và đã tỏ cho cô bé danh của mình: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Thử hỏi với nhau tội nguyên tổ là gì? Là Kitô hữu trưởng thành, hy vọng ít có người còn ngây thơ trả lời đó là tội ông Ađam và bà Evà ăn trái cấm ngày xưa. Nguyên tổ loài người trong tình trạng cổ sơ với nhiều hạn chế về trí khôn và sự tự do, vì thế không thể phạm một thứ tội gì ghê gớm đến độ di hại cho cả loài người cháu con muôn đời.

ƠN VÔ NHIỄM
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Piô IX đã long trọng tuyên bố tín điều “Mẹ vô nhiễm nguyên tội”, Bốn năm sau đó Mẹ Maria hiện ra với cô bé nhà quê Bernadette tại Lộ Đức và đã tỏ cho cô bé danh của mình: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Thử hỏi với nhau tội nguyên tổ là gì? Là Kitô hữu trưởng thành, hy vọng ít có người còn ngây thơ trả lời đó là tội ông Ađam và bà Evà ăn trái cấm ngày xưa. Nguyên tổ loài người trong tình trạng cổ sơ với nhiều hạn chế về trí khôn và sự tự do, vì thế không thể phạm một thứ tội gì ghê gớm đến độ di hại cho cả loài người cháu con muôn đời.

HÃY LÀM NGƯỜI TRUNG GIAN – XIN CHỚ LÀM CÒ !
Người trung gian được hiểu là người thứ ba ở giữa hai đối tác với vai trò chuyển tiếp hoặc làm cầu nối cho một quan hệ, một dịch vụ nào đó. Để thực sự làm người trung gian đúng nghĩa và hữu hiệu thì cần phải hiểu biết cả hai phía mà mình muốn làm trung gian và ít nhiều có chút tình với những người mà mình làm môi giới.

TIN VUI ĐẦU NĂM MỚI (NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ)
Một năm Phụng vụ mới lại về. Tôi đã từng ví ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng như là ngày Tết của đức tin. Tín hữu Công giáo Việt Nam đã quen với việc hái lộc Lời Chúa dịp đầu xuân dân tộc. Có thể nói rằng các bài trích đọc Lời Chúa trong Chúa Nhật I Mùa Vọng không phải là lộc hái mà chính là lộc ban cho đoàn con cái Chúa Công giáo. Xin được tuần tự mở lộc để không chỉ xem “Thánh phán” mà nhất là còn để thực thi “Thiên Ý”.

SỰ THẬT LÀ GÌ? (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Năm B)
 Vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, lễ suy tôn Chúa Kitô là Vua vũ trụ, Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc bài Tin mừng tường thuật cuộc đối đáp ngắn giữa Chúa Giêsu và quan Philatô. Khi nghe Chúa Giêsu khẳng định rõ ràng: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”, Philatô đã hỏi lại: “Sự thật là gì?” (x.Ga 18,37-38). Tin mừng không tường thuật câu trả lời của Chúa Giêsu mà ngưng ở đó. Sự thật là gì? Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về sự thật nhưng vẫn có nét tương đồng căn bản. Sự thật là sự tương hợp hay sự đồng nhất giữa nội dung với hình thức, giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Trên bình diện hữu thể thì sự thật là sự đồng nhất giữa thực tại với cái biểu hiện và sự thật chính là sự duy nhất, bất biến và thường tồn của thực tại.

MỘT ƯỚC MƠ: SỐ THÁNH TỬ ĐẠO GIẢM DẦN
Nhân dịp tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, có vị giám mục Hàn Quốc nói với một giám mục Việt Nam rằng: “chúc mừng giáo hội Việt Nam đã có số thánh Tử Đạo được tôn phong (117 vị) nhiều hơn số thánh tử đạo nước chúng tôi (103 vị). Xem ra vua quan nước chúng tôi ngày xưa hiền lành hơn”. Một lời dí dỏm vừa phản ảnh một sự thật của lịch sử vừa khơi gợi cho chúng ta nhiều vấn đề nan giải. Một cái phúc lại được dệt xây bằng một hay nhiều cái hoạ ư? Để có được những vị Thánh Tử đạo thì dường như phải đánh đổi bằng sự hiện hữu của nhiều người có nhiều quyền mà “không hiền lành” ư?

ỔN THÔI Ư? ĐẸP LẮM CHỨ!
Dường như theo thông lệ các giáo phận tại Việt Nam, hàng năm cứ vào dịp tĩnh tâm năm của hàng linh mục thì có sự thuyên chuyên nhân sự mà bà con giáo dân quen gọi là “đổi xứ”. Năm nay Đức Cha Giáo phận Đà Lạt giảng tĩnh tâm cho anh em linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột chúng tôi cũng nói rằng tuần kế tiếp Giáo phận Đà Lạt của ngài cũng có cuộc tĩnh tâm năm của hàng linh mục và cũng có việc thuyên chuyển nhiệm sở. Tuy nhiên so với Giáo phận Ban Mê Thuột kỳ này, xét về số lượng linh mục Giáo phận Đà Lạt thuyên chuyển nhiệm sở thì ít hơn nhiều.

TÌNH GÓA
Nhiều hình ảnh người góa bụa được Thánh Kinh không chỉ tô hồng mà còn xác nhận là một trong những đối tượng được Thiên Chúa ưu ái và bảo vệ cách đặc biệt bằng những luật lệ cụ thể trong Cựu Ước (x.Xh 22,21; Ed 22,7). Đến thời Tân Ước, chính Chúa Giêsu cũng đã ưu ái bà góa thành Naim có đứa con trai duy nhất bị chết, nên dù không được khẩn xin, Người vẫn ra tay uy quyền cho cậu ta sống lại (x.Lc 7,11-17). Trong ba bài đọc Thánh Kinh của Chúa nhật XXXII TN B thì bài đọc thứ nhất trích sách các Vua và bài Tin mừng tường thuật và ca tụng nghĩa cử cao đẹp của bà góa thành Xarépta và bà góa tại Giêrusalem. Cả hai đều là những bà góa nghèo nhưng sẵn sàng hiến dâng “phần nuôi sống” mình, cũng là chính sự sống của mình cho tha nhân và cho Thiên Chúa. Chúng ta cùng xét suy đôi điều qua cái tâm, cái lòng và cuộc sống của người góa bụa.

HẾT CẢ TRÍ KHÔN (Chúa Nhật XXXI TN B
Mến Chúa và yêu người là một điệp khúc quá quen thuộc với Kitô hữu. Từ em bé đã qua tuổi “xưng tội rước lễ lần đầu” đến các cụ già mà chưa lẩn trí thì đều nằm lòng câu kết trong kinh Mười điều răn Đức Chúa Trời: “Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy – Amen”. Là con cái Chúa trong Giáo Hội Công giáo, chúng ta đều xác nhận rằng mình phải yêu mến Thiên Chúa. Tuy nhiên mức độ của lòng yêu mến ấy đến đâu cũng như cái cách thức yêu mến ấy có đúng hay không thì cần phải xem xét.

LÒNG TIN CỦA ANH ĐÃ CỨU CHỮA ANH!
Trong văn thơ có thể loại được gọi là “huề vốn” nghĩa là có nói cũng không thêm gì. Đã là người thì không một ai đành cam chịu cảnh mù lòa khi đôi mắt vẫn còn khả năng nhìn thấy sự vật. Cũng chẳng một ai thấy dễ chịu khi đang sáng mắt mà bị chê trách là đui mù. Xin dùng kiểu nói “huề vốn” để vào thẳng vấn đề, đúng hơn là để luận bàn đôi điều về cái sự được gọi là “thấy”. Ai là người đang bị mù? Thưa đó là những người không thấy.

MẠN BÀN VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM
Một hiện thực của giáo hội Công giáo Việt Nam: Giữ đạo thì xem ra khá kỷ, khá nghiêm, còn truyền giáo thì hình như bị xem nhẹ nếu không muốn nói là xao nhãng không chỉ ở một vài nơi mà có thể là tại nhiều giáo phận. Kết thúc năm thánh truyền giáo 2004, văn phòng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng làm bản thống kê về các hoạt động truyền giáo và con số người tòng giáo trên toàn quốc và đã kết luận: “Qua những số liệu trên chúng con thấy rằng kết quả của Năm Thánh Truyền giáo vừa qua còn hạn chế, chưa gây được ý thức truyền giáo cho nhiều người, số người theo đạo còn thấp, số người lớn được rửa tội năm vừa qua chưa được 30.000 người, những hoạt động xã hội còn ít…(Hiệp Thông số 26-27- trang 118). Trong số chưa được 30.000 người trên thử hỏi có được bao nhiêu người vào Công giáo không vì lý do hôn nhân?

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 [1/9]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!