Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: LAUDATO SI’

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: LAUDATO SI’
THÔNG ĐIỆP VỀ “VIỆC BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG” - Lm. Phêrô Phan Văn Lợi dịch từ bản tiếng Pháp của Vatican.va
Bài Viết Của Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

CÁC THIÊN THẦN, PHẦN HỒN CỦA THÂN THỂ MẦU NHIỆM

Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau : “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là hàng bệ thần hay chủ thần, hay là bậc quản thần hoặc quyền thần, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Người [TC] cho ta được biết mầu nhiệm ý muốn của Người, theo như điều Người ưa thích mà Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô… Đó là quy tụ muôn loài trên trời dưới đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên cõi trời, vượt trên mọi quản thần, quyền thần, dũng thần và chủ thần…” (Ep 1,9-10.20-21).

...File kèm Attach file

TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Nadarét, chàng Giuse thợ mộc

Đính hôn cùng thôn nữ Maria.

Rõ đẹp đôi, duyên thắm, tình mặn mà,

Hai quả tim chung nhịp lòng yêu Chúa.

Dạ canh cánh lời ngàn xưa đoan hứa:

Từ một gia đình trong đám Tuyển dân

Sẽ sinh ra Đấng Cứu độ gian trần,

Đôi bạn trẻ thầm ước mình được chọn.

TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH (Mt 1,18-24)
(đọc trong lễ Thánh Giuse ngày 19-03, vào ngày 18-12 mỗi năm và vào Chúa nhật IV Mùa Vọng năm A)

SUY NIỆM 5 MẦU NHIỆM ÁNH SÁNG
Ngày 16-10-2002, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II công bố Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” (Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria) và ấn định Năm Mân Côi, bắt đầu từ tháng 10-2002 đến hết tháng 10-2003. Cũng trong Tông thư này, Ðức Thánh Cha thêm 5 Mầu nhiệm mới vào 15 Mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng vẫn có từ trước tới giờ trong Kinh Mân Côi, và người gọi các mầu nhiệm mới này là “Mầu nhiệm Sáng”, gồm các chặng chính trong cuộc đời công khai Đức Giê-su : Chịu phép Rửa tại sông Gio-đan – Làm phép lạ tại tiệc cưới Ca-na – Loan báo Nước Thiên Chúa khắp vùng Pa-lét-tin – Biến hình trên Núi Ta-bo – Thiết lập Bí tích Thánh Thể trong Nhà Tiệc ly. ÐTC giải thích : các Mầu nhiệm của Kinh Mân Côi được coi là bảng lược tóm sách Tin Mừng, vì thế, việc thêm năm Mầu nhiệm mới là để bảng lược tóm này được đầy đủ hơn nữa.

Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm là bày tỏ nỗi lòng
Trong giáo lý Kitô giáo, có một điểm xem ra tạo thách đố và gây mặc cảm, đó là các mầu nhiệm. Phải chăng đây là những điều Thiên Chúa gởi tới chúng ta để đánh đố trí óc, thách thức khả năng suy nghĩ của người phàm ? (Câu chuyện thánh Augustinô suy tư về Chúa Ba Ngôi bên bờ biển và thấy một thiên thần nhỏ lấy vỏ ngao múc nước biển đổ vào một hố cát bé tí). Đàng khác, với những điều quan trọng vào bậc nhất nhưng lại khó hiểu như vầy, phải chăng đức tin Kitô hữu là một niềm tin mù quáng, cưỡng bức ? (Nhiều linh mục hay giáo lý viên, khi bí bách không giải thích nổi một điểm giáo lý nào đó thì buông câu: “Đấy là mầu nhiệm!”)

BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN
Bảy ơn Chúa Thánh Thần là một điểm giáo lý khá quan trọng, dù không phải là một tín điều. Nguồn gốc của khái niệm “7 ơn Thánh Thần” này là I-sai-a 11,1-2. Nguyên tác Hip-ri chỉ nói đến 6 ơn, thánh Giê-rô-ni-mô khi dịch Cựu Ước ra tiếng La-tinh thành bản Vulgata (Phổ thông), đã thêm một ơn nữa, là “pietatis” (thường dịch là “đạo đức”)

THÁNH THẦN TRONG CUỘC ĐỜI
Đỉnh cao của công trình tạo dựng chính là việc Thiên Chúa Tạo Hóa ban tinh thần (hồn thiêng) cho một tạo vật đặc biệt để nó trở nên con người. Đây là một nguyên lý mới mà từ nay xuất hiện trên quả địa cầu và có thể trong cả vũ trụ. Nguyên lý mới này nơi con người làm cho hai khả năng hiểu biết và yêu mến (mà con vật cũng có nhưng ở mức độ thấp) phát triển tột bực vì có thể giúp con người nhìn ra lẫn chấp nhận lời Thiên Chúa phán trong lương tâm lẫn trong vũ trụ, và cuối cùng tiến đến đối tượng tối cao lẫn tối hậu là chính Người. Kèm theo đó là tự do, tức khả năng chọn Tạo Hóa hay chọn tạo vật (mà thực chất là chọn bản thân mình). Khả năng này, Thiên Chúa đã ban vì coi nhân loại như con cái của Người chứ chẳng phải như nô lệ, nhưng đó cũng là một thách thức lớn lao, một phiêu lưu mạo hiểm đối với Người. Tinh thần nhập thể (tức con người) từ nay có thể trở nên cao cả, hay ngược lại trở nên tồi tệ. Và than ôi, sự tồi tệ đã đến ngay từ đầu lịch sử nhân loại : thay vì chọn Thiên Chúa, con người đã chọn chính bản thân như tiêu chuẩn đúng sai, thiện ác và như cùng đích, cứu cánh tối hậu (Câu chuyện nguyên tổ sa ngã trong địa đàng)! Tinh thần sa đọa tiếp đó đã gây nên bao đổ vỡ như Cựu Ước tường thuật.

"Cuộc Khổ nạn thể xác của Chúa Giêsu" và "Trầm tư dưới chân Thánh giá" lược dịch từ tiếng Pháp, có hình ảnh minh họa (bổ sung cập nhật).

Lời giới thiệu

            Cuộc Khổ nạn của Chúa Giê-su đã được cả 4 Tin mừng tường thuật lại với nhiều chi tiết hơn bất cứ biến cố nào khác của đời Người. Nhưng thú thật, chúng ta không mấy xúc động khi đọc các trình thuật đó, khi muốn rung cảm với sự thống khổ của Chúa chúng ta, không mấy hình dung được những nỗi đớn đau Người đã gánh chịu. Trước nhất là vì các thánh sử đã chẳng muốn làm tiểu thuyết gia, nhưng chỉ “vừa phải” và “lạnh lùng” (Pascal) ghi nhận sự kiện theo những mục tiêu thần học đã nhắm; thứ đến là vì chúng ta không mấy thấu triệt ý nghĩa của những tiếng quá vắn gọn như “bị đóng đinh”, “đội mão gai”, “chịu đánh đòn…; sau hết là vì đã quá quen nghe các thuật trình Khổ nạn.

            Để có thể rung cảm với Chúa Giê-su trong cuộc Thương khó của Người, thì ngoài một đức tin sâu xa và một tình mến sâu đậm, cần có một ít hiểu biết về cách giải thích bản văn Thánh kinh, về khổ hình thập giá, về những diễn biến sinh lý xảy ra trong kẻ chịu thứ khổ hình như vậy, thứ khổ hình mà mọi nhà khảo cứu lịch sử đều nhất trí công nhận là tàn ác nhất, khủng khiếp nhất.

            Pierre Barbet (+1961) là một trong những người tạo cho ta các điều kiện vừa nói. Ông là một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng tại Pháp đồng thời là một tín hữu nhiệt thành, ham mê khoa chú giải Thánh kinh. Theo lời yêu cầu của một người bạn linh mục, ông đã nghiên cứu cuộc Khổ nạn của Chúa dưới nhãn quan của một nhà khoa học, một bác sĩ giải phẫu, dựa trên 4 trình thuật Thánh kinh, các tài liệu cổ nói về khổ hình thập giá, các cuộc thí nghiệm khoa học trên thây người, nhất là dựa trên Bức Khăn liệm hiện để tại thành Turino nước Ý. 

...File kèm Attach file

Chúc thư tinh thần của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI
Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố chiều Thứ bảy 31 tháng 12 năm 2022, ngày Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI qua đời, chúc thư mà ngài đã viết ngày 29 tháng 8 năm 2006.

TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Nếu ai đã từng xem cuốn phim “Đức Giê-su thành Na-da-rét” của đạo diễn Franco Zeffirelli (sản xuất năm 1977) chắc còn nhớ phân cảnh Thánh Giu-se nằm mơ thấy Đức Ma-ri-a bị ném đá chết vì tội ngoại tình. Nếu không thì cũng đã có lần được xem một vở kịch diễn lại bài Tin Mừng hôm nay, trong đó có cảnh Thánh Giu-se khắc khoải, lo âu, dằn vặt, thậm chí xấu hổ, trước sự kiện Đức Ma-ri-a mang thai mà ông chẳng biết nguyên do. Đó là những tình tiết lâm ly, bi đát, đầy kịch tính, làm khán thính giả bồi hồi xúc động, nhưng có nằm trong nhãn giới của tác giả Tin Mừng chăng? 

Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II: TÔNG THƯ MULIERIS DIGNITATEM (PHẨM GIÁ PHỤ NỮ) VỀ PHẨM GIÁ VÀ ƠN GỌI CỦA PHỤ NỮ- NHÂN NĂM THÁNH MẪU - Ban hành ngày 15-08-1988

Bản dịch của LM. Phêrô Phan Văn Lợi

Từ bản tiếng Anh trong Vatican.va. Có đối chiếu với bản tiếng Pháp.

https://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/apost_letters/1988/documents/hf_jp-ii_apl_19880815_mulieris-dignitatem.html.  

Bản dịch Kinh Thánh của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

Bản dịch Công đồng chung Vaticanô II của Hội đồng Giám mục VN

...File kèm Attach file

ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
Ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 01-11-1950, qua Tông hiến “Munificentissimus Deus” (Thiên Chúa vô cùng quảng đại), Tôi tớ Chúa, Giáo hoàng Pi-ô XII đã long trọng công bố Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời như sau: Để tôn vinh Thiên Chúa toàn năng là Đấng đã ban muôn vàn ơn lành đặc biệt của Người trên Trinh Nữ Ma-ri-a, để tôn kính Con của Người là Vua muôn đời, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, để Bà Mẹ cao cả của Người Con đó được hiển vinh hơn, và để toàn thể Giáo Hội hân hoan phấn khởi; bằng quyền bính của Chúa Giê-su Ki-tô, của hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô, và bằng thẩm quyền của mình, Tôi công bố, tuyên xưng và xác nhận như là một tín điều được Thiên Chúa mạc khải: Người Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a Đồng Trinh, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế của mình, đã được mang lên hưởng vinh quang trên trời cả thân xác lẫn linh hồn”. Tín điều mới mẻ ấy như một đóa hoa nở bung từ một niềm tin đã có ngay từ thời Giáo hội sơ khai, được diễn bày theo dòng thời gian 20 thế kỷ trong Phụng vụ, trong giáo huấn của các Giáo phụ và các nhà thần học.

HỘI THÁNH (VŨ TRỤ), THÂN THỂ MẦU NHIỆM CỦA CHÚA KITÔ

  Chuyên mục

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN:

Lm. Phêrô Phan Văn Lợi, TGP Huế

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3zWvWhc

SUY NIỆM VỀ GIU-ĐA
Ngoại trừ Chúa Giê-su, Giu-đa có lẽ là một trong những nhân vật của Tân Ước được thiên hạ bàn tán nhiều nhất, dù những đoạn Tin Mừng nói về ông khá ít ỏi. Bàn tán nhiều với lắm nhận định đôi khi mâu thuẫn nhau. Tạp chí tiếng Pháp đa phương tiện (multimédia) “Le monde de la Bible. Histoire-Art-Archéologie” (Thế giới Thánh kinh. Lịch sử-Nghệ thuật-Khảo cổ) tháng 4 năm 2014, có ra một số đặc biệt, nhan đề: “Judas, que sait-on de lui” (Giu-đa, ta biết gì về ông ấy?). Trong số này có nhiều bài báo đặt vấn đề: “Giu-đa là ai, kẻ phản bội hay người anh hùng?” “Một kẻ phản bội không bội phản: sự biến đổi tối hậu của Giu-đa”; “Hiện tượng Giu-đa: biên niên sử của một lời nguyền rủa”… Số báo này còn nhắc đến chỉ thảo “Tin Mừng Giu-đa” (Évangile de Judas), một tài liu của phái Ngộ đạo (tk I-II CN) được tìm thấy thập niên 1970 trong vùng Al Minja, Trung Ai-cập (Xem https://www.mondedelabible.com/judas-que-sait-de-lui/).

DỤ NGÔN NGƯỜI CHA PHUNG PHÍ
Khi ấy, các người thu thuế và các người tội lỗi thường đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:

ƯU ĐÃI QUÊ NHÀ?
Khi ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ I-sai-a, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe”. Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra.

CÁC THIÊN THẦN, PHẦN HỒN CỦA THÂN THỂ MẦU NHIỆM
Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau: “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là Bệ thần hay Quản thần, Lãnh thần hay Quyền thần, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của Thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Thiên Chúa cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là… quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng” (Ep 1,9-10.21).

Nhân đầu đời Đức Mẹ, lại nhớ cuối đời Đức Mẹ. (ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI)
Ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 01-11-1950, qua Tông hiến “Munificentissimus Deus” (Thiên Chúa vô cùng quảng đại), Tôi tớ Chúa, Giáo hoàng Pi-ô XII đã long trọng công bố Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời như sau: “Để tôn vinh Thiên Chúa toàn năng là Đấng đã ban muôn vàn ơn lành đặc biệt của Người trên Trinh Nữ Ma-ri-a, để tôn kính Con của Người là Vua muôn đời, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, để Bà Mẹ cao cả của Người Con đó được hiển vinh hơn, và để toàn thể Giáo Hội hân hoan phấn khởi; bằng quyền bính của Chúa Giê-su Ki-tô, của hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô, và bằng thẩm quyền của mình, Tôi công bố, tuyên xưng và xác nhận như là một tín điều được Thiên Chúa mạc khải: Người Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a Đồng Trinh, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế của mình, đã được mang lên hưởng vinh quang trên trời cả thân xác lẫn linh hồn”. Tín điều mới mẻ ấy như một đóa hoa nở bung từ một niềm tin đã có ngay từ thời Giáo hội sơ khai, được diễn bày theo dòng thời gian 20 thế kỷ trong Phụng vụ, trong giáo huấn của các Giáo phụ và các nhà thần học.

BIẾT NHỜ TIN NHÂN CHỨNG
Mỗi năm, chúng ta cùng với Giáo hội mừng lễ Thánh Tôma Tông đồ  ngày 03 tháng 7. Trong bài Tin Mừng chúng ta nghe dịp đó (Ga 20,24-29: Chúa Phục sinh hiện ra cho Tôma), câu đáng chú ý nhất có lẽ là câu Chúa nói với ngài: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).

ĐỨC TIN TĂNG DẦN
Hai biến cố lồng vào nhau hôm nay làm nên một câu chuyện thật sống động, được Mác-cô tường thuật theo lời kể của Phêrô, con người cụ thể, quanh sát viên chính xác. Khung cảnh, các nhân vật, các hành vi, tất cả xảy ra như trong một cuốn phim.

[1] 1 2 [1/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!