Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
Bài Viết Của
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH (Mt 1,18-24)
SUY NIỆM 5 MẦU NHIỆM ÁNH SÁNG
Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm là bày tỏ nỗi lòng
BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN
THÁNH THẦN TRONG CUỘC ĐỜI
"Cuộc Khổ nạn thể xác của Chúa Giêsu" và "Trầm tư dưới chân Thánh giá" lược dịch từ tiếng Pháp, có hình ảnh minh họa (bổ sung cập nhật).
Chúc thư tinh thần của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI
TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II: TÔNG THƯ MULIERIS DIGNITATEM (PHẨM GIÁ PHỤ NỮ) VỀ PHẨM GIÁ VÀ ƠN GỌI CỦA PHỤ NỮ- NHÂN NĂM THÁNH MẪU - Ban hành ngày 15-08-1988
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HỘI THÁNH (VŨ TRỤ), THÂN THỂ MẦU NHIỆM CỦA CHÚA KITÔ
SUY NIỆM VỀ GIU-ĐA
DỤ NGÔN NGƯỜI CHA PHUNG PHÍ
ƯU ĐÃI QUÊ NHÀ?
CÁC THIÊN THẦN, PHẦN HỒN CỦA THÂN THỂ MẦU NHIỆM
Nhân đầu đời Đức Mẹ, lại nhớ cuối đời Đức Mẹ. (ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI)
BIẾT NHỜ TIN NHÂN CHỨNG
ĐỨC TIN TĂNG DẦN
ĐỪNG SỢ HÃI
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
THÁNH THỂ VÀ TỰ DO
MẦU NHIỆM TÌNH YÊU
THẬP GIÁ VÌ SAO?
Thử trình bày MỘT LƯỢC ĐỒ GIÁO LÝ CƠ BẢN
Ý NGHĨA SỰ TUẪN GIÁO CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
SUY NIỆM VỀ SỰ CHẾT (Bài giảng Lễ giỗ Đức ông Giuse Mai Đức Vinh tại Đại Chủng viện Huế ngày 20-11-2020)
ĐỌC VÀ HỌC MỘT BẢN VĂN KINH THÁNH
CUỘC KHỔ NẠN THỂ XÁC CỦA CHÚA GIÊ-SU
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN-PHAOLÔ II TRONG ĐẠI LỄ TÔN VINH HIỂN THÁNH 117 CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO VIỆT NAM TẠI RÔMA NGÀY 19-06-1988
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: LAUDATO SI’
Đọc bản dịch “Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng” của Linh mục Aug. Nguyễn Văn Trinh
ĐỌC BẢN DỊCH THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’
TRẦM TƯ DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ
THÁNH THẦN TRONG CUỘC ĐỜI

 


 

Đỉnh cao của công trình tạo dựng chính là việc Thiên Chúa Tạo Hóa ban tinh thần (hồn thiêng) cho một tạo vật đặc biệt để nó trở nên con người. Đây là một nguyên lý mới mà từ nay xuất hiện trên quả địa cầu và có thể trong cả vũ trụ. Nguyên lý mới này nơi con người làm cho hai khả năng hiểu biết và yêu mến (mà con vật cũng có nhưng ở mức độ thấp) phát triển tột bực vì có thể giúp con người nhìn ra lẫn chấp nhận lời Thiên Chúa phán trong lương tâm lẫn trong vũ trụ, và cuối cùng tiến đến đối tượng tối cao lẫn tối hậu là chính Người. Kèm theo đó là tự do, tức khả năng chọn Tạo Hóa hay chọn tạo vật (mà thực chất là chọn bản thân mình). Khả năng này, Thiên Chúa đã ban vì coi nhân loại như con cái của Người chứ chẳng phải như nô lệ, nhưng đó cũng là một thách thức lớn lao, một phiêu lưu mạo hiểm đối với Người. Tinh thần nhập thể (tức con người) từ nay có thể trở nên cao cả, hay ngược lại trở nên tồi tệ. Và than ôi, sự tồi tệ đã đến ngay từ đầu lịch sử nhân loại : thay vì chọn Thiên Chúa, con người đã chọn chính bản thân như tiêu chuẩn đúng sai, thiện ác và như cùng đích, cứu cánh tối hậu (Câu chuyện nguyên tổ sa ngã trong địa đàng)! Tinh thần sa đọa tiếp đó đã gây nên bao đổ vỡ như Cựu Ước tường thuật.

Song Thiên Chúa là Tình Yêu nên tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loài vẫn không bị rút lại. Người đã có thể tránh được dây chuyền đổ vỡ, tình thế rắc rối, nguyên cớ bận lòng bằng cách hủy diệt tự do vốn là yếu tố khiến nhân loại nên con cái và con người. Không ! Thiên Chúa vẫn chấp nhận duy trì tự do cao quý, tiếp tục phú ban tinh thần nguyên vẹn cho phàm nhân, với những viễn ảnh có thể rất đen tối, với những mạo hiểm khả dĩ dần gia tăng, vì tội đẻ ra tội, cái ác sinh cái ác, môi trường ô nhiễm càng thêm ô nhiễm. Nhưng Người sẽ ban thêm cho họ chính Tinh thần Thiên Chúa để soi sáng hướng dẫn, củng cố trợ lực tinh thần con người, ngõ hầu lời nói Người được thấu hiểu và bản thân Người được đón nhận. Vì đó là đòi hỏi của tình yêu và có như vậy mới bảo toàn được tình yêu.

Và thế là bắt đầu một tiến trình chuẩn bị, một mạc khải tiệm tiến về điều đó, về việc nàyTinh thần Thiên Chúa hay Thần khí Thiên Chúa được đổ xuống trên nhiều nhân vật Cựu Ước, cho họ có khả năng làm được những chuyện phi thường. Thực tại thần linh ấy chiếm lấy nhiều thủ lãnh (như Sam-son), nhiều quân vương (như Đa-vít), nhiều ngôn sứ (như I-sai-a)… Lời thì được ban cho dân Ít-ra-en qua các phát ngôn viên của Đức Chúa đủ loại.

Sau Lưu đày, các ngôn sứ loan báo sẽ đến thời không những vài nhân vật, nhưng là tất cả mọi người: nam nữ, trẻ già, tự do nô lệ, đều được đầy tràn Thần khí Thiên Chúa (x. Ge 3,1-2). Thần khí này sẽ được thông ban cho toàn dân qua trung gian một Hữu thể huyền bí mà các ngôn sứ gọi là Đấng Mê-si-a của Thiên Chúa, Đấng được Đức Chúa xức dầu. I-sai-a sẽ nói rõ nhân vật này là hậu duệ của Đa-vít, được Thần khí 7 ơn ngự xuống bên trên (x. Is 11,1-2).

Cho đến một ngày, lúc thời gian viên mãn, Lời Thiên Chúa đã nhập thể, Tinh thần Thiên Chúa cũng nhập thế, và nhân loại ngạc nhiên khám phá đó không phải là những mãnh lực mông lung, thoáng qua, nội tại trong tạo vật, nhưng là hai Ngôi vị. Thánh thần (Tinh thần Thiên Chúa) tràn ngập trên Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể mang danh hiệu Giêsu, vốn dần dần tỏ mình như vị Mê-si-a mà các ngôn sứ tiên báo. Và khi Đức Giêsu trở thành Đấng Kitô nhờ cuộc Phục sinh, nên Đầu của một Thân thể vĩ đại quy tụ mọi kẻ tin Người, Thánh Thần lại tràn ngập Toàn thân, trở nên Hồn thiêng của Nhiệm thể và chờ sự mở rộng tâm hồn của mỗi chi thể mà ùa vào như nước, như lửa, như khí… để với tư cách Thần khí Sự thật, Người giúp họ hiểu biết, và với tư cách Thần khí Tình yêu, Người giúp họ yêu mến, hiểu biết mến yêu Ngôi Lời nhập thể, hiểu biết mến yêu Thánh Phụ toàn năng; để giúp họ sử dụng tự do “như con Chúa” chứ không phải “như con người”. Hóa ra sáng tạo là ban tinh thần, cứu chuộc (tái tạo) là ban Thánh Thần vậy (x. Lc 11,13). Chính vì thế mà Phụng vụ luôn tuyên xưng: “Chúa đã sáng tạo con người cách kỳ diệu, lại còn phục hồi phẩm giá con người cách kỳ diệu hơn nữa” (Lời nguyện nhập lễ lễ Giáng sinh, Thánh lễ ban ngày). Sáng tạo kỳ diệu vì đã ban cho con người một nguyên lý diệu kỳ: tinh thần. Tái tạo kỳ diệu hơn vì đã ban cho con người nguyên lý diệu kỳ hơn nữa: Thánh thần, không để tiêu diệt nhưng để chữa lành tinh thần sa ngã.            

Vì để hành động như một con người, hành động có thực chất và hiệu quả, tinh thần trí tuệ con người phải được vận dụng tối đa. Ai muốn thành công, ai muốn thành nhân mà không lao tâm, khổ tứ vào công việc mình thực hiện? Thì để hành động như một con Chúa (tin cậy mến Người và yêu tha nhân như Người dạy), cần phải được Tinh thần của Người tràn ngập, sức mạnh Thánh Thần trong ta cần được vận dụng tối đa, ánh sáng Thánh Thần trong ta cần được mạnh mẽ chiếu dãi. Hóa ra tinh thần đã không xa lạ với ta (nếu thiếu nó, ta đâu phải là con người). Thánh Thần lại càng không xa lạ với ta hơn nữa (nếu thiếu Người, ta đâu phải là con Chúa).

Lạy Tinh thần Thiên Chúa, xin cho con luôn sống với Ngài, như con vẫn sống với tinh thần nhân loại của con vậy. Con cần có Ngài cư ngụ (x. 1Cr 6,9), để được Ngài thần hóa (x. Ga 3,3-5), để được Ngài thanh tẩy (x. Ga 16,8-10), để được Ngài sinh động (x. 1Cr 12,3), để được Ngài linh hứng (x. Rm 8,26) và để được Ngài hướng dẫn (x. Is 11,1-2).

 Lm Phêrô Phan Văn Lợi, Tổng Giáo phận Huế

 

Tác giả: Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!