Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Phần I : Chúng ta không thể không thuyên giải

Chương I, 1 : Giai đoạn Cửa Vào

Chương I, 2 : Giai đoạn Biến Chế

Chương I, 3 : EROS, THANATOS và ANANKÉ (6)

Chương I, 4 : Mẹ thuyên giải con theo D.W. Winnicott

Chương I, 5 : Thuyên giải là gì ?

Chương I, 6 : Điểm bế tắc

Phần II : Tư duy cấu trúc

Chương II, 1 : Nhân và quả giao thoa chằng chịt, qua lại

Chương II, 2 : Khả năng định hướng cuộc đời

Chương II, 3 : Chia sẻ, đồng hành : Một con đường tất yếu Anankè

Chương II, 4 : Mở đường cho vô thức đi ra vùng ánh sáng

Chương II, 5 : Lắng nghe, học hỏi, nhìn nhận để "Tái sinh nhau, nhờ nhau".

Phần III : Những vấn đề của chúng ta

Chương III, 1 : Ngôn ngữ của giấc mơ cần lắng nghe và phát hiện

Chương III, 2 : Khám phá ba loại vấn đề trong mỗi câu chuyện trao đổi hay là trong mỗi giấc mơ

Chương III, 3 : Hóa giải

Phần kết luận : Giấc Mơ của người Việt Nam

Sách Tham Khảo

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải
Chương I, 6 : Điểm bế tắc

 Trong thực tế, nhiều người thuộc nhiều môi trường khác nhau như xã hội, chính trị, tôn giáo không có khả năng thuyên giải theo sáu tiêu chuẩn trên đây. Cũng vậy, nhiều bà mẹ không có khả năng tiếp xúc với con, theo sáu đường hướng do B.Cramer đề xuất.

Ba lý do chính yếu cản trở cách làm ấy là không học, tập quán khô cứng và khổ đau tràn ngập tâm hồn.

Lý do thứ nhất : Không học

Trong thế giới ngày nay, chúng ta phải học rất nhiều điều; nhất là trong địa hạt chuyên môn. Theo ý kiến của Teillard de Chardin, trước khi học chuyên môn, con người trước tiên phải học làm người.

Thế nhưng, sứ điệp ấy càng ngày càng bị bỏ ngoài tai. Một trẻ em thuộc lứa tuổi học đường, phải học nhiều bộ môn. Nhưng ai dạy cho chúng nó học lắng nghe, thuyên giải, đối thoại, coi trọng kẻ khác ... ?

Thêm vào đó, cái học lý thuyết, từ chương tràn ngập lấn át cái học cách làm. Cho nên, mấy người biết làm ? Có những lớp dự bị hôn nhân đó đây. Nhưng mấy người phụ nữ đã học phải làm gì, khi tiếp xúc với con. Thế nào là thuyên giải đứa con, khi nó đặt một câu hỏi bằng tác phong, thay vì diễn tả bằng lời nói ? Một cách đặc biệt, trong địa hạt xúc động và tình cảm, thế nào là hóa giải?

Lý do thứ hai : Tập quán

Theo cách thuyên giải của Thiền học, con người hôm nay được so sánh như "bình trà" đã quá đầy. Nhưng nó đầy những phế liệu, cặn bã và tự mãn. Cho nên, chúng ta không "pha trà" vào đó được.

Khi một trẻ em khuyết tật được tôi đón nhận vào lớp học, tôi càng năm càng xác tín rằng : em không học được, không phải vì em thiếu khả năng. Nhưng vì liên tục trong vòng sáu bảy năm đầu đời, người thân đã nhồi nhét vào đầu óc nhỏ bé của em một sứ điệp : “Mày khuyết tật. Mày không biết gì hết". Cho nên, bây giờ sứ điệp ấy đã trở thành căn cước, da thịt, máu xương của em. Làm giáo viên cho trẻ em khuyết tật trong vòng 20 năm, tôi nhận thức rằng nhổ cỏ dại thật vất vã. Nhưng nếu không nhổ cỏ, làm sao trồng cây ?

Sau 20 năm kinh nghiệm, tôi rút tỉa bài học và chia sẻ lại với đàn em của tôi: không mất công nhổ cỏ!  Nhổ xong chỗ này, chỗ kia đã xanh tươi phơi phới. Thay vào đó, hãy tìm một chỗ đất nho nhỏ. Mở mắt tìm, thì thế nào cũng có. Trồng ở đó một loại cây dễ bén đất. Khi cây này lớn lên, rễ của nó sẽ cản trở các loại cỏ hoang lớn lên và phát triển.

Bé La vào lớp tôi chỉ biết xé giấy. Lúc ban đầu cháu đã xé hết mấy tập sách vở tài liệu dạy học của tôi. Chớp thời cơ, tôi mang tới một chồng giấy báo cũ. Hai thầy trò tha hồ cùng nhau xé. Sau đó, hai thầy trò lấy hồ gián lại với nhau hay là vo tròn thành nhiều quả banh. Tiếp đó, hai thầy trò lấy bút lông và nước màu họa lên làm nhiều quả địa cầu. Và cứ như thế, bé La từ từ học tập chuyển biến tiêu cực thành tích cực.

Thực ra, tiêu cực hay tích cực chỉ là lối nhìn của con người. Cái cốt yếu là bé La có khả năng học làm một cái gì. Khi sáng tạo được một, thì với thời gian bé sẽ sáng tạo mười. Chúng tôi đã vui đùa với nhau như vậy. Đó là thể thức sinh hoạt của một lớp học dành cho trẻ khuyết tật. Đó cũng là cách thức tôi thuyên giải một trẻ  em chậm phát triển.

Lý do thứ ba : Khổ đau tràn ngập

Khi thực tại được ghi nhận vào nội tâm, thực tại ấy không còn là thực tại bao la, phức tạp, khách quan và thường xuyên chuyển biến. Thực tại ấy cần được tôi thuyên giải, để làm thành ý nghĩa cho bản thân và cuộc đời tôi. Trên đây, tôi đã quảng khai tiến trình thuyên giải ấy với đầy đủ chi tiết. Ở đây, tôi cần thêm : Khi thực tại đi vào nội tâm tôi, nội tâm ấy không phải là vườn hoang nhà trống. Bao nhiêu kinh nghiệm  quá khứ đã có đó. Kinh nghiệm bao gồm những điều tôi đã học trong tuổi thiếu thời. Bao nhiêu sứ điệp đã được ghi nhận nhiều lần, trong nội tâm, nhất là ba sứ điệp có chức năng xói mòn, đục khoét và phá hoại, mà tôi đã nói tới trước đây :

-  Mày vô giá trị !

-  Mày không dễ thương, mày không đáng thương!

-   Mày bất tài bất tướng !

Những sứ điệp này tạo nên trong nội tâm tôi một vết thương thuộc địa hạt xúc động và tình cảm luôn luôn lở lói và rướm máu, đã có mặt từ những ngày rất xa xưa, thuộc thời thơ ấu.

Ngày hôm nay trong quan hệ tiếp xúc với người khác, một vài lời lẽ vô thưởng vô phạt, phát biểu một cách  vô tình, vô ý, từ miệng lưỡi một ai đó ... có thể xé ra to hơn vết thương đã nhức nhối.

Khi khổ đau càng lúc càng sống lại và trở nên trầm trọng như nước thủy triều dâng lên tràn ngập tâm hồn ; tôi trở thành tê liệt. Mọi cửa giác quan bị khép kín.

 Ba sứ điệp xoi mòn kia càng được phóng đại ra và trở nên chói chang khắc nghiệt. Tôi hết nghe, hết thấy, hết cảm. Tôi mất khả năng thuyên giải.

 "Hình thì còn, bụng chết đòi nau! " (13). 

Đó là tình trạng nội tâm của một bà mẹ đang ngụp lặn trong khổ đau, vì mắc chứng "trầm cảm trầm trọng hậu sản", xảy ra sau khi đứa con ra đời. Từ chuyên môn trong tiếng Pháp là Dépression post-partum.

- Bà cảm thấy mình mất hết năng lực để nuôi con,

- Bà thấy tương lai mịt mù đen tối,

- Đứa con quá chướng khí. Nó chỉ hành hạ bà và không mang lại một niềm hân hoan, hứng khởi nào cho bà.

Đó là cách thuyên giải duy nhất về mình, về con, về tương lai đang khống chế tâm tư của bà.

Thêm vào đó, người chồng ra đi suốt ngày. Bà gia phê bình chê trách, chưởi bới ... Hàng xóm dị nghị, xầm xì ...

"Gánh cực mà đổ lên non,

"Cong lưng mà chạy cực còn theo sau".

Câu ca dao này đã mô tả tâm trạng của bà, thay cho bà.

Trong cuốn sách "Lắng nghe" (14), tôi đã trình bày về trường hợp của những người khổ đau trầm trọng. Khi một người đàn ông hoặc một người đàn bà bị khổ đau giày vò, họ không còn có khả năng nghe chúng ta lý luận, giải thích ... Cũng vậy, khi trẻ em bị kích thích quá ngưỡng khổ đau, nó sẽ bị giao động tột đỉnh, không thể học hành, nghe ngóng... Nó chạy trốn, rút lui, khép kín mọi cánh cửa giác quan.

Trong phần thứ III, tôi sẽ bàn đến phương thức hóa giải những xúc động tê liệt như vậy.

 

*****

Bao nhiêu phân tích chi ly ấy nhằm nhấn mạnh hai điều có quan hệ chằng chịt, như hai mặt trái phải của một đồng tiền.

- Một đàng, khổ đau làm khô héo, tê liệt khả năng thuyên giải xây dựng, đóng góp, theo chiều hướng của con đường văn hóa, bao gồm sáu tiêu chuẩn được liệt kê trước đây.

- Đàng khác, để khả năng thuyên giải có thể đâm chồi nẩy lộc, sinh hoa kết trái, nội tâm phải là đền thờ của Tình yêu an lạc và tha thứ. Khi Eros có mặt, chúng ta sẵn sàng từ bỏ con đường phá hoại, bạo động, chiến tranh, thù hận, chia rẽ, kỳ thị. Đó là con đường “nhị nguyên”, theo ngôn ngữ của Tâm lý Phật học.

Trái lại, khi Eros có mặt, chúng ta mở rộng tai, mắt, cõi lòng để nhận ra một cách dễ dàng con đường tất yếu Anankè.

 Anankè là thực tế, như chim thì bay, cây phải bám rễ vào lòng đất để sống. Anankè trong thân phận con người là "bá nhân, bá tánh" có nghĩa là Quyền khác biệt của mỗi chủ thể. Tôi phải là tôi. Anh phải là anh. Chị phải là chị. Cha thì đừng làm con. Vợ thì đừng làm chồng. Mẹ không phải là vợ.

 Anankè là luật Oedipe, theo thuật ngữ của phân tâm học :"Con gái không ngủ với ba. Con trai không nằm chung giường với mẹ, từ ba tuổi trở đi ".

Kinh Dịch cũng nói bấy nhiêu điều, như Phân tâm học.

Quyền khác biệt và độc đáo phải được tôn trọng. Cho nên trong quan hệ tiếp xúc, trao đổi, chung sống, mỗi lần có người nói, tôi phải lắng nghe, tìm hiểu. Đến phiên, đến dịp tôi nói, tôi diễn tả rõ ràng ý kiến, lập trường. Sau đó , tôi sẵn sàng để cho người khác chất vấn. Đó là quy luật thương lượng.

Theo Anankè, hai người khác biệt nhau, nhưng không loại thải, khai trừ nhau. Trái lại, họ cần nhau, bổ túc cho nhau, kiện toàn nhau. Hai người ấy có những quan hệ bình đẳng, đồng hành và chia sẻ. Họ xây dựng, sinh thành cho nhau.

Lẽ đương nhiên, cuộc sống chung nào cũng không thể không va chạm, vì thực tế khác biệt của mỗi người. Cho nên yếu tố cuối cùng của Anankè là thứ tha, bao dung. Thứ tha chính là chứng tích đầu tiên và cuối cùng của con đường văn hóa. Không có Anankè làm bằng chất liệu thứ tha, con người sẽ thoái hóa, tiêu diệt Eros, hay là hủy hoại Tình yêu. Hệ quả là con người biến thân thành chó sói cho con người. Đó là con đường tự diệt vong, Thanatos tuyệt đối.

Chung qui, để thấu triệt thuyên giải là gì, chúng ta hãy tìm hiểu chi ly, ngọn ngành ba qui luật của Freud : Eros, Thanatos và Anankè.

Tư tưởng cấu trúc trong phần II, sẽ soi sáng thêm và quảng khai ba qui luật ấy của Phân tâm học.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!