.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Phần I : Chúng ta không thể không thuyên giải

Chương I, 1 : Giai đoạn Cửa Vào

Chương I, 2 : Giai đoạn Biến Chế

Chương I, 3 : EROS, THANATOS và ANANKÉ (6)

Chương I, 4 : Mẹ thuyên giải con theo D.W. Winnicott

Chương I, 5 : Thuyên giải là gì ?

Chương I, 6 : Điểm bế tắc

Phần II : Tư duy cấu trúc

Chương II, 1 : Nhân và quả giao thoa chằng chịt, qua lại

Chương II, 2 : Khả năng định hướng cuộc đời

Chương II, 3 : Chia sẻ, đồng hành : Một con đường tất yếu Anankè

Chương II, 4 : Mở đường cho vô thức đi ra vùng ánh sáng

Chương II, 5 : Lắng nghe, học hỏi, nhìn nhận để "Tái sinh nhau, nhờ nhau".

Phần III : Những vấn đề của chúng ta

Chương III, 1 : Ngôn ngữ của giấc mơ cần lắng nghe và phát hiện

Chương III, 2 : Khám phá ba loại vấn đề trong mỗi câu chuyện trao đổi hay là trong mỗi giấc mơ

Chương III, 3 : Hóa giải

Phần kết luận : Giấc Mơ của người Việt Nam

Sách Tham Khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải
Tác giả: Gs. Nguyễn Văn Thành
PHẦN I : CHÚNG TA KHÔNG THỂ KHÔNG THUYÊN GIẢI

 Khoa Phân tâm học của Freud đã ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Từ "Thuyên giải" đã xuất hiện trong tác phẩm "Thuyên giải những giấc mơ" vào năm 1899. Danh từ tiếng Đức được chính Freud sử dụng là Deutung. Từ tương đương trong tiếng Pháp là Interprétation. Và động từ là Interpréter. Khoa Thuyên giải còn mang một thuật ngữ đặc biệt là Herméneutique.

Trong lịch sử loài người, hằng bao nhiêu thế kỷ, trước Freud, đã có khoa bói đoán. Các nhà chiêm tinh, các thầy bói đoán thường được các vì vua mời đến để thuyên giải, khi các vị này có những giấc mơ khó hiểu hay là gặp những vấn đề gây cấn trong công việc cai trị xứ sở.

Tuy nhiên, Freud là người đầu tiên đã nâng khoa  thuyên giải lên hàng khoa học nhân văn và đã vận dụng nó trong chiều hướng điều trị các bệnh nhân tâm thần. Sau Freud, khoa học này đã dần dần tạo ảnh hưởng, trong nhiều địa hạt khác nhau, nhất là trong quan hệ tiếp xúc hằng ngày.

Hẳn thực, trong cuộc sống làm người, mỗi khi đứng trước một thực tại, cho dù thuộc thể loại nào, chúng ta không thể không thuyên giải. Nghĩa là rút tỉa từ thực tại bao la, khách quan và bên ngoài ấy một ý nghĩa cho cuộc đời. Khám phá một hướng đi. Xác định một lối nhìn. Tìm cho mình một phương  thức hành xử. Chẳng hạn, khi nghe một người phát biểu, trình bày ý kiến của mình, thay vì có phản ứng chỉ trích, phê bình, vạch lá tìm sâu, tạo khoảng cách, từ chối .... chúng ta cũng cò thể chọn lựa thái độ hiếu kỳ, ước mong xích lại gần, học hỏi, chia sẻ, lắng nghe ...

Phân tích những quá trình thuyên giải khác nhau, như vừa được sơ phác, các nhà tâm lý phát hiện ba giai đoạn sinh hoạt của nội tâm :

 

- Cửa vào

 

- Biến chế

 

- Cửa ra

Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!