.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Phần I : Chúng ta không thể không thuyên giải

Chương I, 1 : Giai đoạn Cửa Vào

Chương I, 2 : Giai đoạn Biến Chế

Chương I, 3 : EROS, THANATOS và ANANKÉ (6)

Chương I, 4 : Mẹ thuyên giải con theo D.W. Winnicott

Chương I, 5 : Thuyên giải là gì ?

Chương I, 6 : Điểm bế tắc

Phần II : Tư duy cấu trúc

Chương II, 1 : Nhân và quả giao thoa chằng chịt, qua lại

Chương II, 2 : Khả năng định hướng cuộc đời

Chương II, 3 : Chia sẻ, đồng hành : Một con đường tất yếu Anankè

Chương II, 4 : Mở đường cho vô thức đi ra vùng ánh sáng

Chương II, 5 : Lắng nghe, học hỏi, nhìn nhận để "Tái sinh nhau, nhờ nhau".

Phần III : Những vấn đề của chúng ta

Chương III, 1 : Ngôn ngữ của giấc mơ cần lắng nghe và phát hiện

Chương III, 2 : Khám phá ba loại vấn đề trong mỗi câu chuyện trao đổi hay là trong mỗi giấc mơ

Chương III, 3 : Hóa giải

Phần kết luận : Giấc Mơ của người Việt Nam

Sách Tham Khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải
Tác giả: Gs. Nguyễn Văn Thành
CHƯƠNG I, 1 : GIAI ĐOẠN CỬA VÀO

Qua năm giác quan như tai, mắt, mũi, miệng và làn da, chúng ta tiếp thu thực tại vào bên trong nội tâm. Để được tiếp thu như vậy, thực tại phải được phân chiết thành năm loại đối tượng khác nhau cho năm loại giác quan chuyên môn. Đôi mắt chỉ có khả năng tiếp nhận những gì là ánh sáng, màu sắc, hình ảnh. Đôi tai chỉ thu nhận những loại âm thanh. Khả năng chuyên môn của làn da là va chạm, tiếp xúc, đón nhận những cảm xúc như nóng, lạnh, thô thiển hay nhẹ nhàng. Hương thơm hay mùi thối phải đi qua khướu giác. Sau cùng lưỡi hay là vị giác chỉ thu nhận những chất vị ngọt, đắng, cay, chua, mặn hay là béo bùi...

Thêm vào đó, mỗi đối tượng để có thể tiếp thu, phải ở giữa hai ngưỡng độ khác nhau,. Ngưỡng sơ khởi là ngưỡng độ tối thiểu phải có, mới được giác quan ghi nhận. Ngưỡng khổ đau là ngưỡng tối đa. Vượt qua ngưỡng độ này, đối tượng sẽ gây thương tổn và thiệt hại cho cơ thể của con người, nếu giác quan không kịp thời rút lui, chạy trốn, có phản ứng khép kín, tự vệ hay là quen nhàm ...

Khả năng tiếp thu của năm giác quan cũng còn lệ thuộc vào những điều kiện sức khỏe của con người trên hai bình diện thể lý và tâm thần. Khoa Tâm lý tăng trưởng còn phân biệt sáu giai đoạn tỉnh thức khác nhau. Ở giữa một giấc ngủ thâm sâu, trẻ em sẽ đóng hết mọi cánh cửa giác quan. Sang qua tình trạng "giấc ngủ náo hoạt", còn mang tên là "giấc ngủ nghịch lý", trẻ em có thể bị đánh thức một cách rất dễ dàng, với bất kỳ loại kích thích nào. Khả năng chú ý và tập trung tư tưởng của chúng nó rất bị hạn chế, khi chúng nó đang ở vào hai giai đoạn chuyển tiếp từ thức qua ngủ hay là từ ngủ qua thức. Trong một chu kỳ kéo dài từ ba đến bốn tiếng đồng hồ, nếu một trẻ em ở lứa tuổi vườn trẻ, mẫu giáo có khả năng mở rộng mọi cánh cửa giác quan, lợi dụng giai đoạn tỉnh thức bình lặng trong vòng 30 đến 45 phút, để lắng nghe, chú ý, tiếp thu, học hỏi một cách vui thích và hứng khởi, chúng nó đã có một hành trang rất thuận lợi cho con đường học vấn sau này. Một số trẻ em luôn luôn lăng xăng, hiếu động. Chúng nó chỉ có thể tỉnh thức một cách náo hoạt ; chạy nhảy, vận chuyển ... Biết được thực trạng của một trẻ em như vậy, chúng ta sẽ tìm cách thích nghi với chúng nó, để dần dần hướng dẫn chúng nó thích nghi với bao nhiêu đòi hỏi của môi trường xã hội và văn hóa.

Để có thể uốn nắn, hướng dẫn - tiếng Anh là leading - chúng ta phải khởi sự bằng Pacing, có nghĩa là đồng hành, chia sẻ. Phải chăng đó là qui luật đầu tiên và cuối cùng, là chìa khóa vàng để mở ra mọi con đường thuyên giải trong quan hệ giữa người với người.

Bao nhiêu nhận xét ấy nhằm nhấn mạnh một điều duy nhất : Con người là con vật có khả năng học tập, tiếp thu, để thường xuyên đổi mới bản thân và cuộc đời, từ ngày sinh ra đến lúc lìa đời. Ngày nào chúng ta dừng lại cho là đủ, không còn học hỏi, tiếp thu, đổi mới, chúng ta đã dấn bước vào con đường nghĩa địa. Làm khô héo chính mình. Và bẻ gãy những ước vọng vươn lên của bao nhiêu người, lúc họ tiếp xúc với chúng ta. Cũng từ ngày ấy, sức khỏe thể lý và tâm thần đã bắt đầu mai một, thoái hóa. Bao nhiêu căn bệnh như ung thư, nhồi máu cơ tim, đứt mạch máu ở não bộ cũng có thể từ từ xuất hiện, vì não trạng của chúng ta đã cứng khô, héo úa. Chúng ta không còn tiếp thu. Khả năng thuyên giải đã đi vào ngõ cụt. Toàn bộ con người gồm có thân và tâm đã khép kín. Không còn mở ra để đón nhận mọi luồng gió mới và trẻ trung.

Tệ hại hơn nữa là chính những điều chúng ta học tập trong quá khứ, đã cản trở con đường học tập, đổi mới của chúng ta trong ngày hôm nay.

Vào cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20, Khổng học đã bị ối động, không còn làm sinh khí, mang đến một sức sống mới. Cả một nền học vấn, với kinh nghiệm mấy nghìn năm tên tuổi đã trở thành một giáo điều "Tử Viết" được nhai đi nhai lại, từ trường thi này đến trường thi khác, từ triều đại này đến triều đại khác, để cuối cùng phải đầu hàng, thoát chạy trước cơn lốc của thực dân xâm lược từ Âu Tây ồ ạt kéo vào, mang theo những chiêu bài gieo vãi ánh sáng và tình thương.

Nói tóm lại, "óc giáo điều" dưới bất kỳ hình thức và màu sắc nào đều là hiểm họa cho con người, vì nó mang trong mình mục đích và ý hướng "loại trừ tính chất làm người". Cũng từ đó, con người trở thành muông thú đối với nhau. Không còn tiếp xúc trao đổi, tạo quan hệ nhằm bổ túc, xây dựng cho nhau. Nghe nhau. Hiểu nhau.

Tôi hy vọng rằng mọi tôn giáo lớn, bé trong lòng Nhân Loại đừng vì một lý do nào, vì một danh nghĩa nào khai trừ và loại thải người anh chị em của mình.

Tôn trọng họ một cách vô điều kiện, phải chăng đó là lề lối thuyên giải có khả năng điều hướng mọi quan hệ giữa người với người trong thời đại mới, đặt nền móng trên văn minh Tình Thương, Tình Người ?

 Không có lòng tôn trọng ấy, một tôn giáo - cho dù xuất phát từ nguồn gốc nào - đã thoái hóa, không còn mang trong mình "bản chất tôn giáo", nghĩa là chấp nhận có những quan hệ mật thiết, "máu mủ" đang ràng buộc con người lại với nhau. Dù họ là Do thái hay Hy lạp. Nô lệ hay chủ ông. Đàn ông hay đàn bà. Da đen hoặc da trắng. Hữu thần hay vô thần. Cọng sản hay tư bản. Phật tử hay là tín đồ thuộc Thiên Chúa Giáo. Tâm hồn nào không làm bằng chất liệu thứ tha và bao dung, tâm hồn ấy chỉ là sào huyệt hoặc chiến khu của trộm cướp. Đó không phải là cung đền của Thiên Chúa hoặc Thần, Phật ...

Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!