Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

HÃY TỰ XÉT MÌNH ĐỂ TRỞ NÊN KHIÊM TỐN
 Khi phụ tá của Maisen là Joshua tỏ ý muốn đàn áp cuộc nổi loạn chống lại quyền bính ấy thì ông Maisen trả lời: “Ngươi lại ghen tức thay cho ta hay sao? Chớ chi toàn thể dân Chúa là tiên tri và, được Thiên Chúa ban thần trí  xuống cho họ!” (Dân số 11: 29). Riêng ông Maisen rất vui mừng vì thần trí tiên tri được chia sẻ với những người không trực tiếp hiện diện trong cuộc ủy quyền đầu tiên của những vị trưởng lão. Hành động của Joshua có thể bị phê phán vì tội ghen tương. Quyền bính thần trí có thể đưa tới những lạm dụng nghiêm trọng.  Nó cần phải được sử sự một cách cẩn thận, khiêm tốn và công bằng. Đây là một bài học cho thấy Thiên Chúa chia sẻ thần trí không giới hạn. Thiên Chúa chính là mẫu mực.

KINH CẦU CHO TỰ DO TÔN GIÁO

LTS. Đúng vào lúc cả thế giới Công giáo và các Tôn giáo bạn hướng lòng về Con Cuông - Nghệ An, nơi đó những người nắm giữ quyền bính xã hội đang thực hiện những biện pháp tồi tệ nhất để trấn áp quyền Tự Do Tôn Giáo. BBT CGVN nhận được bản dịch Lời Kinh dưới đây và hân hạnh kính chuyển đến toàn thể Quí Độc giả. Chân thành cám ơn Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh đã có một việc làm rất ý nghĩa, khả dĩ thay cho muôn vàn lời lẽ khác. Đây chính là Lời Kinh của Công giáo toàn quốc Hoa Kỳ được đọc trong các thánh lễ Chúa Nhật và hàng ngày, hoặc mỗi khi Dân Chúa có nhu cầu bảo vệ quyền Tự Do Tôn Giáo. BBT xin đính kèm bản tiếng Anh để mọi người có thể tham khảo.
Xin chân thành cám ơn.

BIỂU TÌNH TRÊN TOÀN QUỐC HOA KỲ TRANH ĐẦU CHO NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO - PHẢN ĐỐI LUẬT NGỪA THAI, PHÁ THAI VÀ TRIỆT SẢN CỦA OBAMA,
 Một cuộc biểu tình trên toàn quốc Hoa Kỳ vào ngày 8-6-2012  để phản đối luật của chính phủ Obama do Bộ Y Tế ban hành vào tháng Giêng năm 2012 / HHS Mandate hay còn gọi là Obamacare[1] buộc mọi chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm miễn phí cho nhân viên để NGỪA THAI, TRIỆT SẢN VÀ PHÁ THAI. 

MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA ĂN HÀNG NGÀY
 Niềm tin Chúa Giêsu phục sinh tự nó sẽ chẳng sinh lợi ích gì cả và có thể nguy hiểm, nếu nó không kích thích chúng ta chia sẻ cơm áo với những người anh chị em huynh đệ đang đói khổ...    Bí Tích Thánh Thể không phải là một quan niệm thần học, một bài học, một đồ vật, một ý tưởng hoặc cái gì không tưởng hay chỉ là một biểu tượng, nhưng là một con người thực có tên là Giêsu.

 

TƯỜNG TRÌNH VI PHẠM NHÂN QUYỀN NĂM 2011
 Ông Michael H. Posner, phụ tá ngọai trưởng đặc trách văn phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động đã nhấn mạnh năm 2011 là năm có nhiều biến động lớn ở Trung Đông, Bắc Phi và Miến Điện. Nhưng những vi phạm nhân quyền trầm trọng, ông  nói thêm, vẫn còn hiện diên tại nhiều quốc gia như bầu cử không ngay thẳng và công bằng, tình trạng kiểm duyêt báo chí, internet…, bắt bớ, giam cầm người dân một cách bừa bãi, tra tấn và giết người vô tội vạ.

CHÍNH TRỊ THEO QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (Sống Chính Trị)
Phải chăng chính trị là cái gì lôi thôi, làm phiền chúng ta, gây khó khăn cho chúng ta, tạo cho chúng ta những điều khó nói, khó giải quyết, có khi không nói được những điều mà mình nghĩ trong tâm, hoăc sơ đụng chạm đến người khác, gây phiến toái cho cả người nghe lẫn người nói. Đất nước chúng ta qua bao thế hệ từ ông cố bà cố nội ngoại, ông bà cha mẹ, cả con cái chúng ta đã trải qua những thời kỳ chiến tranh điêu linh từ 1940, 1950 đến 1954, 1975.....

HÃY CHIA XẺ ƠN THÁNH LINH CHO MUÔN DÂN
Chúng ta thường nghe nói về Chúa Thánh Thần hay Chúa Thánh Linh, nhưng ít ai để ý tìm hiểu cặn kẽ xem Chúa Thánh Linh đã được nói tới như thế nào và ở đâu. Nhân lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta thử tìm hiểu vắn gọn về Chúa Thánh Linh và các tác động của Ngài nơi mỗi người chúng ta và trong toàn thể Giáo Hội như thế nào.

CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH?
Những ngày gần đây khi mà TT Obama chính thức lên tiếng đồng ý và chấp nhận hôn nhân đồng tính, rất nhiều người tỏ vẻ bực mình và phấn nộ vì hôn nhân đồng tính đi ngược lại lẽ tự nhiên của trời đất. Là người dân, đặc biệt người Công Giáo, Kitô hữu, là cha mẹ, chúng ta phải có thái độ thế nào? Dĩ nhiên chúng ta không thể chấp nhận một việc trái với lẽ trời đất như vậy. Nhân đây chúng tôi dựa vào bản tuyên bố với công chúng của Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGM-HK) và Giáo Huấn của Giáo Hội để bày tỏ lập trường vể vấn đề này.

THẾ NÀO LÀ CÂY NHO VÀ CÀNH NHO ?
Tin Mừng thánh Gioan Chúa Nhật thứ 5 Phục Sinh hôm nay (Ga15: 1-8) gợi cho chúng ta hình ảnh cây nho và cành nho, diễn tả mối tương quan giữa Chúa Kito và các môn đệ của ngài. Hình ảnh này coi thì đơn giản, nhưng nghĩ kỹ nó có một ý nghĩa khá huyền bí và tuyệt vời đến độ người thường không thể tưởng tượng nổi.

ĐỨC GIÊSU LÀ CHÚA CHIÊN LÀNH
Trong Kinh Thánh và ở thời Cận Đông cổ đại,  “mục tử” là một tước hiệu chính trị ám chỉ  bổn phận của vua chúa phải có đối với thần dân mình. Tước hiệu này nói lên toàn thể những ưu tư và cung hiến của mình cho tha nhân. Săn sóc gìn giữ đoàn chiên và kẻ giữ chiên là một phần quan trọng của nền kinh tế Palestine vào thời đại kinh thánh. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được gọi là Chúa Chiên của Israel, là người đi trước đoàn chiên (Cv 68:7), hướng dẫn chúng (Cv 23:3), dẫn chúng đến nơi có thức ăn và nước uống (Cv 23:2), bảo vệ chúng (Cv 23:4) và ẵm bồng những con chiên non nhỏ (Isaiah 40:11). Do lòng thương sót vô bờ đối với các tín hữu, ẩn dụ này nói lên một thực tế, Thiên Chúa chính là nơi trú ẩn của muôn dân.

EMMAUS, CON ĐƯỜNG HY VỌNG
 Nói đến lễ Phục Sinh Chúa sống lại là phải nghĩ đến con đường Emmaus. Chúng ta thường nghe nói con đường Emmaus, nhưng ít khi suy nghĩ tường tận xem con đường đó ở đâu và có nghĩa lý gì..Dựa vào tông thư Trong Hy Vọng, Chúng Ta Được Cứu Rỗi / Spe Salvi facti summus của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện hai môn đệ của Chúa Kitô trên đường Emmaus. (Luca 24: 13-35).

SỨC MẠNH CỦA THÁNH GIÁ
 Mỗi năm vào Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta lại có dịp đọc và suy niệm về cuộc khổ nạn của chúa Giêsu. Qua câu chuyện kể này của thánh Gioan, chúng ta thấy có một điểm nổi bật là quyền tối thượng của Đức Giêsu, là vua và là thiên chúa, ngay cả trong cái chết của Người. Khi chiêm ngưỡng màu nhiệm Chúa Giêsu bị đóng đanh trên thập giá, chúng ta học được bài học về sự đau khổ và sự chết của Chúa, quả là bao la và cao cả vô cùng. Chúa mời gọi chúng ta thực hiện thảm kịch đau khổ và sự chết của chúa trong hoàn cảnh của mình trước tòa án lương tâm của chính chúng ta.Thập giá của chúa Giêsu là tiếng nói, là thông điệp và là dấu chỉ của chiến thắng. Khi chúng ta ngước nhìn Thánh Giá là hình ảnh của sự chết, nhưng với niềm tin chúng ta lại thấy ánh sáng sự sống toả ra từ đó. Phải chăng chúng ta có bổn phận đáp trả công ơn sự sống đó vì nó có khả năng hàn gắn những đau thương, an ủi những buồn phiền và hòa giải, tha thứ những bất đồng. Khi Thánh Giá được giơ lên cao thì chúng ta cũng được kéo lên cùng với Chúa. Chúng ta có sức mạnh, có hy vọng và được cứu rỗi.

BỮA TIỆC LY VÀ HÀNH ĐÔNG RỬA CHÂN
 Theo  truyền thống Kitô giáo và Do Thái giáo, tiệc tùng ăn uống không đơn giản chỉ để bồi dưỡng thể xác, hưởng thụ những món ăn cao luơng mỹ vị hoặc mừng một thành công hay kỷ niệm nào đó mà còn là trường hợp gặp gỡ nhau vì những biến cố đặc biệt khác thường, ngay cả trường hợp có liên hệ với Thiên Chúa. Chúa Giêsu, trên bước đường mục vụ ở dương thế đã thường giảng dạy trong những bữa ăn nơi bàn tiệc.

SUY NIỆM MÀU NHIỆM PHỤC SINH VỚI GIỚI TRẺ - NGÀY LỄ LÁ GIỚI TRẺ THẾ GIỚI
 “Anh Em hãy luôn luôn vui mừng trong niềm vui của Chúa.” (Phil 4:4) Đây là lời kêu gọi của thánh Phaolo gửi cho các tín hữu Philiphê đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chọn làm chủ đề cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay 2012 được mừng tại Roma vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá.

KHỔ NẠN CỦA CHÚA LÀ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Lúc kết thúc đoạn đường Thánh Giá tại đấu trường Colosseum ở Rome vào đêm thứ Sáu Tuần Thánh năm Thánh 2000, Đức Chân Phước Gioan Phaolo II đã nói những lời rất cảm động nhưng đầy mãnh lực: “Ai đây, nếu không phải là đấng cứu thế đã bị kết án, có thể hiểu một cách đấy đủ và trọn vẹn nỗi đau khổ của những người bị kết tội một cách bất công? Ai đây, nếu không phải là Vua Trời Đất bị khinh miệt và nhục mạ, có thể đáp ứng được những chờ mong của biết bao nhiêu người cả nam lẫn nữ đang sống trong vô vọng và mất nhân phẩm? “Ai đây, nếu không phải là Con Thiên Chúa, có thể biết được nỗi buồn rầu và cô đơn của biết bao nhiêu người không có tương lai đang sống rải rắc trên khắp mặt địa cầu ?”

ĐI TÌM DIỆN MẠO CHÚA GIÊSU KITÔ
 Bài Tin Mùng Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta cùng nhau đi tìm diện mạo  Chúa Giêsu, một khuôn mẩu linh mục tư tế đau khổ, đầy lòng trắc ẩn, đồng cảm và kết hợp nhân loại.

ÔNG NICODEMO [1] VÀ CỐT LÕI CỦA THẦN HỌC
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta thấy hình ảnh một cuộc đàm thoại trong đêm tối giữa hai nhân vật quan trọng của hai tôn giáo được mệnh danh là Thầy Dạy. Một bên là “thầy dạy của dân Israel”, tên là Nicodemo và một bên là Đức Giêsu mà Nicodemo gọi là “Thầy Dạy đến từ Thiên Chúa”.

THÁNH GIUSE, MẪU MỰC CỦA LÒNG TRUNG THÀNH
 Thực ra, những gì chúng ta biết về thánh Giuse chỉ là những điều được nói lướt qua trong Kinh Thánh. Ngài là một người thợ mộc, một người chồng và một người cha nuội  chúa Giêsu. Tuy nhiên nhiệm vụ quan trong của ngài thì không thể làm ngơ mà không biết  tới được. Nếu thánh Giuse không nói “Xin Vâng” với Chúa để chấp nhận Maria về làm vợ mình, thì mẹ Maria chắc chắn đã bị ném đá cho chết vì tôi ngoại tình. Mẹ sẽ chết khi đang mang Chúa trong bụng như Lời Chúa phán (Mt.1:20-23).

TÌNH YÊU NỒNG CHÁY VÌ NHÀ CHA
Câu chuyện thánh Gioan kể lại việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ rất khác với những câu chuyện khác trong Tin Mừng nói về cùng một thảm cảnh đó. Trong các Tin Mừng Nhất Lãm (gồm chuyện kể của thánh Mathiêu, Mac Cô và Lu Ca), quang cảnh này xẩy ra trong thị trấn thánh vào lúc cuối  Ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Dân chúng hò la tung hô Chúa Giêsu khi Ngài đi vào đền thánh, không phải để cung kính nhưng để thách thức đền thánh và những vị lãnh đạo của nó. Ngài lật ngược những bàn đổi tiền và làm rối loạn những sạp bán chim muông và súc vật để tế lễ. Câu chuyện đó đúng là môt bài học. Chúa Giêsu đã nói lời Kinh Thánh : « Nhà Ta là nhà để cho muôn dân cầu nguyện….mà các ngươi đã biến nó thành sào huyệt của bọn trộm cướp ! » (Mc.11 :17, Is 56 :6-7, Gr 7 :11).

NHỮNG NGỌN ĐỒI TRONG KINH THÁNH
 Moriah, Sinai, Nebo, Carmel, Horeb, Gilboa, Gerizim, Núi Hạnh Phúc, Tabor, Hermon, Zion, Núi Cây Dầu, đồi Golgotha là những địa danh rất quen thuộc thấy nói trong Kinh Thánh, là những nơi mà Thiên Chúa gặp gỡ dân Người ở những giai đoạn khác nhau. Có thể chúng ta chưa bao giờ đến những nơi đó, nhưng chúng ta cũng biết được những địa danh ấy qua những biến cố vĩ đại trong lịch sử ơn cứu độ[... ]Chúng ta thử để ý đến câu chuyện Abraham đã dám hy sinh giết con trai độc nhất của mình là Isaac để tế lễ Thiên Chúa (Genesis 22:1-19). Câu chuyện này người Do Thái gọi là Akedah, tiếng Aramaic có nghĩa là “Tuân Thủ”. Đối với chúng ta là người bình thường ở thời đại hiện nay, thì câu chuyện có vẻ quá đáng: Ai đời Thiên Chúa lại ra lệnh cho cha giết con? .

[1] 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 [35/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!