Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

NGHỆ THUẬT TIẾP ĐÃI KHÁCH
Hiếu khách là gì? Phải chăng là ân cần, niềm nở, lo lắng, chăm sóc mọi mặt cho khách khi họ đến nhà mình. Câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay nói về việc tiếp và đãi khách dưới hai hình thức, một là coi như bổn phận, hai là coi như việc làm để tỏ lòng tri ân đối với khách. Trường hợp người đi đường gặp nạn phải vào trú ngụ nhà một người không quen biết và được tiếp đãi chu đáo thì việc tiếp đãi đó coi như một nhu cầu sống còn. Đã gọi là nhu cầu thì trường hợp nào cũng giống nhau, miễn là khách đã được chủ mời vào nhà để chiêu đãi

ÁNH SÁNG ĐỨC TIN VÀ BỐN BÀN TAY
Để thấy và hiểu cái huy hoàng của bản thông điệp đầu tiên của Đức Phanxico “Ánh Sáng Đức Tin”, chúng ta phải nhìn vào quang cảnh Vườn Vatican vào buổi sáng sớm hôm ấy, một buổi sáng trước khi khám phá ra bài giảng huấn vĩ đại đã được chuẩn bị bởi “bốn bàn tay”. Đức Phanxico đến Vườn Vatican để làm phép tượng Micae Tổng Lãnh Thiên Thần mới và đặt Vatican dưới sự quan phòng của thánh nhân. Đức Biển Đức XVI cũng đến vườn Vatican cùng với Đức Phanxico và cả hai vị cùng làm phép tượng. Hàng trăm nhân viên của thị trấn Vatican hân hoan chào mừng. Đây quả là một cử chỉ tuy đơn sơ nhưng rất thích hợp để mở đầu một ngày lịch sử tại Vatican và cho cả Giáo Hội. Thánh Micae được làm phép bởi bốn bàn tay. Phải chăng sự hiện diện của cả hai giáo hoàng cùng làm phép tượng Micae vào ngày ra mắt Ánh Sáng Đức Tin là một trùng hợp ngẫu nhiên?

BẢN TÓM TẮT THÔNG ĐIỆP ÁNH SÁNG ĐỨC TIN - LUMEN  FIDEI
Ánh Sáng Đức Tin là thông điệp đầu tiên của Đức Phanxico. Bản thông điệp gồm có 4 chương cộng với phần mở đầu và phần kết thúc. Đức Thánh Cha nói rằng tông thư này là thông điệp bổ túc cho hai thông điệp về Bác Ái và Hy Vọng của Đức Biển Đức XVI, ngài chỉ tiếp nối “công trình” đã được thực hiện và hầu như đã gần hoàn thành bởi vị tiền nhiệm. Sau này ngài chỉ đóng góp chút ít vào bản nháp ban đầu hiện có mà thôi.  Đây là bản chuyển ngữ theo Bản Tóm Tắt chính thức của Vatican: Ánh Sáng Đức Tin / Lumen Fidei ra mắt ngày 5-7-2013 đã được Đức Phanxico ký ngày 29-6- 2013 (Zenit.org)

CÂU CHUYỆN THÁNH TÔMA: “LÒNG KHÔNG ĐỘNG THÌ TAY KHÔNG LÀM”
Câu châm ngôn “Lòng không động, tay chẳng làm” xem ra có vẻ hữu lý và có thể áp dụng cho ông Tôma trong câu chuyện ông không chịu tin Chúa sống lại nếu không được chính tay sờ vào những vết thương trên người của Chúa (Ga 20:25). Câu chuyện Chúa Phục Sinh trong Tin Mừng đã vẽ lên một hình ảnh rất độc đáo về thánh Tôma, đã cho chúng ta một kinh nghiệm căn bản về sự hồ nghi, nỗi băn khoăn và lòng tin thực sự. 

CHÚA GIÊSU SỬA SOẠN NHÂN CHỨNG
 Chủ đề “Bình An” được nói tới trong tất cả các bài đọc hôm nay, nhưng đặc biệt bài đọc sách Isaiah (66:10-14c) và Tin Mừng Luca (10:1-12, 17-20) có một liên đới với nhau rõ ràng nhất. Isaiah chúc mừng sự trở về của dân Israel đã được mong đợi từ lâu sau cuộc lưu đầy dài hạn và mường tượng một trở về khải hoàn ở Jerusalem, Thị Trấn Thánh và là Mẹ của các thị trấn.

HÃY CÙNG CHÚA GIÊSU ĐI LÊN JERUSALEM
 Không nghi ngờ gì nữa, chúa Giêsu đã buộc phải nói với chúng ta về nghĩa vụ của người môn đệ theo Chúa. Trên đường di, Chúa đã gửi tín hiệu mời đến tất cả những người đang đi theo Người. Có nhiều đáp trả lời mời gọi của Chúa, nhưng mỗi người một cách. Người thì từ chối như dân làng Samarita vì họ thiên kiến không tin tưởng những kẻ đưa tin. Người thì trả lời đồng ý theo Chúa nhưng lại không hoàn toàn nhận thức ra được những điều phải có về việc theo Chúa.

CÂU HỎI DUY NHẤT ĐÁNG KỂ - “CÁC ANH GỌI TA LÀ AI?”
 Nửa phần sau của Phúc Âm thư thánh Luca là nói về cuộc hành hương vĩ đại nhưng sầu buồn của chúa Giêsu đi về Jerusalem, thị trấn của số mệnh. Đối với Luca, cuộc hành hương của người Kito hữu theo Chúa là một cuộc di hành vui được soi sáng bởi Đấng Cứu Thế.

BARNABAS VÀ PHAOLO
Nhân lễ kính thánh Barnabas, chúng ta không thể không nghĩ tới thánh Phaolo, hai người là bạn thân với nhau ngay từ lúc khởi đầu gặp gỡ. Phaolo là một trong những cộng tác viên đắc lực của Barnabas, ông giữ một địa vị rất đặc biệt trong việc rao truyền Tin Mừng lúc khởi đầu. Nhân đây xin được chia sẻ với độc giả một vài suy nghĩ về hai con người và môn đệ này.

ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU NÊN YÊU THƯƠNG NHIỀU
 Xuyên suốt các Tin Mừng nhất lãm, chúng ta thấy Chúa Giêsu thường ngồi ăn với những người tội lỗi rồi nhân cơ hội đó đưa ra những bài học về tình môn đệ, sự thánh thiện, phép hòa giải và sự tha thứ.

THÁNH THỂ LÀ BÍ TÍCH BẤT BẠO ĐỘNG
Vì cha Jerzy được tuyên dương là tử đạo vì không chịu từ bỏ đức tin nên tiến trình phong thánh không cần thiết và đòi hỏi phải có phép lạ chứng minh mặc dù có nhiều phép lạ đã được báo cáo. Việc phong thánh ngài là một gương sáng cho chúng ta, thúc đẩy chúng ta cố gắng để lời nói và việc làm phải luôn luôn phù hợp với ý nghĩ của lương tâm thầm kín bên trong. Lạy Thánh Jerzy Popieluszko, Người của Thánh Thể, Tử Đạo vì Sự Thật, mạng sống của ngài bị mất đi nhưng được chia sẻ cho nhiều người. Máu tử đạo của ngài đã trở thành hạt giống của niềm tin cho quê hương và Giáo Hội của ngài. Ngài là linh mục đời đời, thuộc hàng tư tế Melchizedek (cv 110), xin cầu cho chúng tôi.

SỐNG LỜI CHÚA: CHÚA Ở QUANH TA
Hãy quyết định ngay ngày hôm nay, ngay bây giờ và ý thức rõ ràng là Chúa luôn luôn hiện diện bên cạnh chúng ta, che chở giúp đỡ chúng ta tất cả những việc ta tưởng là do chúng ta tự làm được, nhưng là do Chúa hướng dẫn và giúp đỡ… hầu đáp ứng lại tình Chúa thương yêu chúng ta đến như vậy. 

THẾ NÀO LÀ CỨU CHUỘC ? Ý NGHĨA TIẾNG “CỨU CHUỘC” THEO ĐỨC PHANXICÔ
Nhân bài giảng về ơn “Cứu Độ” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại nhà nguyện Domus Sanctae Marthae hôm Thứ Tư 22-5-2013, chúng tôi xin được chia sẻ một vài ý nghĩ về danh xưng “CỨU ĐỘ” theo như Đức Phanxicô.

KHIÊM TỐN, NHƯNG ĐẦY QUYỀN LỰC, Một Thời Đại Mới bắt đầu.
 Đây là buổi bình minh của ngày lễ khi những người theo Chúa Giêsu đang tụ họp nhau để chờ đợi…Ngày mới này bừng sáng khi có tiếng động từ trời phát ra và ào ào tiếng gió thổi. Câu chuyện này làm chúng ta hồi tưởng lại việc gió thổi trên mặt nước khi Thiên Chúa tạo dựng nên Trời Đất được ghi trong sách Khởi Nguyên. Trước tiên chúng ta nghe thấy tiếng động rồi nhìn thấy những hình lưỡi giống như ngọn lửa (2: 3). Đó là biểu tượng tặng vật đầu tiên mà Chúa Thánh Thần ban cho các tông đồ là khả năng nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau.

TÂN JERUSALEM
 Dựa theo chương 21 sách Khải Huyền (21:1-5a), chúng tôi muốn chia sẻ một vài suy tư về thị trấn Thánh Jerusalem và những địa danh quan trọng của nó theo tinh thần Kito giáo.

HỘI ĐỒNG JERUSALEM
Bất đồng ý kiến có phải là xấu không? Chưa chắc đã là xấu, trái lại nó là cơ hội giúp tập thể trở nên đồng nhất và khá hơn. Cộng đồng Giáo Hội thời sơ khai ở Jerusalem không phải là không có vấn đề. Chúng ta thấy rõ ràng có nhiều điều chõi ngược nhau đã xẩy ra như thấy trong bài đọc 1 hôm nay ở chương 15 sách Công Vụ Tông Đồ.

CUỘC PHỤC HỒI CỦA PHÊRÔ
Cá và nghề chài lưới giữ một vai trò quan trọng trong Tân Ước và Giáo Hội sơ khai. Bắt cá cuối cùng đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội từ lúc chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Người “thả lưới bắt cá người ta” (Mt 4:19; Lc 5:10; Mc 1:17). Nguồn gốc của Kitô giáo như có cái gì có vẻ “cá”!

TÁI ĐỊNH NGHĨA HÔN NHÂN—Tranh Đấu Vì Công Lý
Trong hai bài trước (Thế nào là hôn nhân, Bảo vệ hôn nhân…) chúng tôi đã bàn về hôn nhân và những trào lưu mới của nó. Bài này là bổ túc cho những bài trước. Tại Việt Nam, tuy không có những phong trào đồng tính luyến ái hoạt động ồn ào công khai như ở các nước Tây Phương và Mỹ Châu, nhưng thực tế cũng đã có, hoặc công khai hoặc lén lút. Ý kiến trong bài này là để chia sẻ với độc giả, nhất là những nhà giáo dục và những vị lãnh đạo các tôn giáo và những ai vẫn còn nặng lòng với đất nước dân tộc và tôn giáo mình nên quan tâm hầu bảo vệ hôn nhân truyền thống đầy tình người và đạo đức của cha ông.

THƯA THẦY, XIN THẦY Ở LẠI VỚI CHÚNG TÔI
Sung sướng. Hồi hộp. Lo sợ. Buồn phiền. Thất vọng. Tất cả tưởng như chẳng có gì có thể cứu vãn được nữa. Nhưng bất ngờ, bừng sáng vì kinh hãi và sung sướng. Hy vọng lại tràn lan. Chúa đã sống lại thật, vì cử chỉ Chúa “bẻ bánh”.

BẢO VỆ HÔN NHÂN
Gia đình là cột trụ của xã hội thì hôn nhân là cột trụ của gia đình và dĩ nhiên cũng là cột trụ của xã hội và quốc gia, vì không có hôn nhân, không thể có gia đình. Muốn bảo vệ xã hội và quốc gia thì phải bảo vệ hôn nhân.

CON ĐƯỜNG EMMAUS HY VỌNG
Chúng ta thường nghe nói con đường Emmaus, nhưng ít khi suy nghĩ tường tận xem con đường đó ám chỉ những gì. Dựa vào tông thư của ĐTC Biển Đức XVI Spe Salvi facti summus (Trong Hy Vọng, chúng ta được cứu rỗi), chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện hai môn đệ của Chúa Kitô trên đường Emmaus. (Luca 24: 13-35).

[1] 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 [32/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!