Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CỦA LỜI TIÊN TRI HAY LÀ LỜI THẬT MẤT LÒNG

Chúa Nhật IV Thường Niên C

(Jeremiah 1:4-5, 17-19. Corinthians 12:31-13:13. Luke 4:21-30)

Nguyễn Tiến Cảnh, MD  

Từ cổ chí kim, từ Đông qua Tây, ngạn ngữ ‘Lời Thật Mất Lòng’ vẫn  không bao giờ sai, ngay cả trong Kinh Thánh.

JEREMIAH & CHÚA GIÊSU, NẠN NHÂN CỦA LỜI THẬT MẤT LÒNG

Bài đọc 1 sách tiên tri Jeremiah hôm nay (Gr 1: 4-5, 17-19) và Tin Mừng Luca (Lc 4: 21-30) đã cho chúng ta cơ hội suy niệm về ơn phúc, gánh nặng, bất công, tủi nhục và những nguy hiểm mà các tiên tri chính thức của truyền thống Do Thái và Kito giáo đã phải gánh chịu.

Về những tiên tri trong Kinh Thánh, có lẽ chúng ta nghe biết nhiều nhất là Jeremiah. Ông là con của Hilkiah, sinh quán Anathoth, cách Đông Bắc Jerusalem 8 dậm. Ông được Thiên Chúa kêu gọi làm ngôn sứ rất sớm, có lẽ là năm 626, triều đại Josiah (Gr 22: 16).

Jeremiah lúc đó còn quá trẻ nên ông đã van nài Chúa cho phép ông được sống cuộc sống dân giã bình thường, miễn cho ông bổn phận phải trừng phạt dân Israel cũng như nói trước cho họ biết đất nước họ sẽ bị dân ngoại “từ hướng Bắc” đến xâm lăng. Chúng sẽ đuổi họ ra khỏi nước, phân tán đi nhiều nơi và phá hủy đền thờ Solomon.

Jeremiah đã nhìn thấy trước thảm cảnh không thể tránh được của dân Israel do hậu quả tội lỗi của toàn thể dân tộc. Họ không còn nhớ đến lịch sử của họ nữa. Dân Do Thái đã mù quáng, ỷ tin vào giao ước Thiên Chúa đã bảo đảm và hòm bia giao ước còn giữ trong đền thờ, nên cứ tưởng rằng Chúa vẫn ở với họ. Do đó họ có thể tự cho phép mình phạm bất cứ tội lỗi gì cũng được.

Được lôi ra từ dưới ách của Chúa, Jeremiah đã nói với dân Chúa chọn là họ sẽ phải rơi vào ách đô hộ của ngoại bang. Nhưng nhiệm vụ Chúa trao cho ông không phải chỉ nói về những đổ vỡ  tang thương: “Hãy coi, hôm nay Ta cử ngươi coi các quốc gia và các vương quốc, để nhổ lên và vật ngã xuống, để phá hủy và ném đi, để xây dựng và trồng xuống” (Je 1:10).  Quả là xây dựng và nuôi trồng. Nhưng trước tiên cần phải nhổ lên, cắt bỏ những rể già mục đi thì rễ non mới có cơ phát sinh và nảy nở tốt tươi hơn. 

JEREMIAH  LÀ  HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSU KITO

Jeremiah lúc đó thường được nhìn dưới hình ảnh một chúa Giêsu Kitô trong tương lai. Ông không những chỉ nhân đanh Thiên Chúa để nói và tiên đoán tương lai, mà chính cuộc sống và sứ vụ của ông cũng ăn khớp hòa nhịp với lời tiên tri.

Về Chúa Giêsu, Người cũng đã thực hiện đúng như những điều ông Jeremiah tiên đoán. Jeremiah đã nói trước đền thánh sẽ bị phá hủy, đã khóc thương cho cảnh suy tàn của Jerusalem, kết án các tư tế vì tư cách bất xứng của họ, bị đồng hương hiểu lầm, bị làm nhục và bị kết án tử hình. Tuy nhiên việc kết án tội lỗi và nói  những lời tiên tri về tai họa thì luôn luôn kèm theo một sứ điệp Hy Vọng và viễn cảnh Tái Sinh, thoát cảnh tù đày Babylon trở về xum họp nơi quê cha đất tổ.

Chúa Kitô, cũng vậy. Để xác quyết sự toàn thắng khải hoàn trên sự chết, trước tiên Người phải chịu đau khổ vác thập giá lên đồi Calvary.  Chính cuộc đời của tiên tri Jeremiah cũng được sửa soạn để chấp nhận những cay đắng của thập tự và ngày sống lại vinh quang. Chắc chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “người ta gọi thầy là gì?”, thì các ông  trả lời: “Có người nói thầy là Gioan Tẩy Giả, có người nói là tiên tri Eliah, người khác nói là Jeremiah.” (Mt 16: 14)

DÂN  NAZARETH  NỔI  GIẬN

Bài Tin Mừng hôm nay (Lc 4:21-30) là phần nối tiếp lễ khánh thành sứ vụ vĩ đại của Chúa ở Nazareth mà chúng ta đọc Chúa Nhật trước. Trong hội trường Nazareth, chúa Giêsu đã đưa ra sứ mệnh phổ quát của Người khi đọc lại những lời tiên tri Isaiah (Is 61: 1-2).

Trong quang cảnh vui buồn nơi thị trấn Nazareth, chúa Giêsu đã làm cho mọi người hoang mang, phân vân, nghi ngờ. Dưới hàng ghế khán thính giả có tiếng xì xào: “Ông này chẳng phải là con ông Giuse hay sao? Quí vị không biết cậu này là dân Nazareth hay sao?” (Lc 4:22)

Chúa Giêsu thừa biết là dân thành này muốn giữ Chúa riêng cho họ. “Hãy nói và làm những điều chúng tôi đã nghe cậu làm ở Capernaum.” (Lc 4: 23)  Nhưng Chúa đã không làm theo ý họ. “Chẳng có tiên tri nào lại được chấp nhận, đón tiếp ở quê hương mình cả.”( Lc 4: 24)  Chúa Giêsu đã chống lại thái độ của dân Nazareth đòi giữ Chúa làm của riêng cho mình. Người chủ trương dành ưu tiên những tặng vật đặc biệt và ngoại lệ để phụng sự người ngoài trước rồi mới đến dân của Chúa.

Khi nói Chúa Giêsu tương tự như Elijah và Elisha (Lc 4: 25-26) là có chủ  đích cả. Hình ảnh chúa Giêsu giống như Elijah và Elisha giúp chúng ta dễ hiểu tại sao lúc đầu dân trong thành tỏ vẻ thán phục Chúa lại đột ngột trở thành bất mãn không chịu chấp nhận Chúa. Hình ảnh Elijah và Elisha đã chứng minh kinh thánh phù hợp với sứ mệnh của Kito giáo đối với dân ngoại.

Bầu khí trong hội trường trở nên náo loạn…Đám đông biến thành hung dữ, ganh tị, muốn đuổi Chúa ra khỏi thành (Lc 4:22-30). Chúa Giêsu đã không thành công làm cho họ nghe và hiểu mình, để rồi phải vội vàng thoái lui để thoát hiểm…(Lc 4:30). Chúa Giêsu bị dân tỉnh nhà Nazareth từ chối cũng tương tự như dân Israel đã cực lực chống đối đòi giết Chúa vậy. (Cv 13:46) 

LÝ DO BẤT MÃN

Dân thành Nazareth đã trở nên bất mãn, quay ra xỉ nhục Chúa, không nghe lời Chúa nói. Họ coi thường, khinh chê giảng huấn của Chúa vì Chúa thuộc gia đình bình thường, giai cấp lao động, là dân thợ mộc. Chúa sẽ chẳng có thể làm được những việc to lớn ghê gớm cho họ.

Họ khép kín và không tin vào Chúa. Đó là căn nguyên của mọi rối loạn.

Một khi người ta tụ họp lại, cùng nhau phản đối, ghét bỏ và từ chối không chịu tìm hiểu vấn đề thì họ sẽ không nhìn ra được những quan điểm khác với họ và họ sẽ không thích, không yêu và không chấp nhận người khác. “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hang.” Thái độ này xem ra có vẻ giống như trường hợp của chúng ta? Đã bao nhiêu lần chúng ta nhận ra chúng ta giống như vậy?

Những trường hợp phê bình rất gay gắt như vậy thường lại là những người rất quen thuôc với chúng ta, anh chị em trong gia đình, bà con thân thuộc, thành viên trong cộng đồng, người hàng xóm mà chúng ta vẫn hàng ngày vai kề vai sát cánh, có khi ngay cả những vị lãnh đạo của mình. Dân thành Nazareth đã từ chối không chịu từ bỏ thái độ chiếm hữu của mình, muốn giữ Chúa Giêsu làm của riêng của mình. Một khi tham vọng chiếm hữu, mặc cảm ‘Ta là nhất thiên hạ’ bị cản trở tất nhiên sẽ xẩy ra bạo động. “Tất cả mọi người trong hội trường đã nổi cơn thịnh nộ và họ đòi phải giết Ngưòi”.(Lc 4: 28-29)  Phản ứng kiểu này chính là hậu quả của ghen tương và phẫn nộ mà đôi khi chính mình lại không biết.

 Từ chối mở rộng lòng mình có thể dẫn đưa tới những cực đoan như vậy. 

CẦN CÓ VIỄN KIẾN RỘNG LỚN VÀ PHỔ QUÁT

Chúa Giêsu đã bị chỉ trích kịch liệt và cay đắng vì Người đã tỏ ra có một tâm hồn cao cả mở rộng hoàn toàn, đặc biệt đối với những người sống ngoài và bên lề xã hội. Sự cởi mở của Chúa đã gây nên chống đối và đưa Người tới thập giá.

 Trong Công Vụ Tồng Đồ, chúng ta đã hơn một lần đọc thấy những quang cảnh tương tự. Việc giảng thuyết thành công của Thánh Phalo nơi dân ngoại đã khiến một số người Do Thái ganh tị đến độ họ chống đối ngài và khuấy động đòi truy tố ngài (Cv 13:45; 17,5; 22,21-22). Ngay cả cộng đồng Kito hữu cũng thế, chúng ta thử nhớ lại tình trạng cộng đồng Corinto với thái độ chiếm hữu như vậy đã gây ra biết bao nhiêu là tai hại khi họ ganh tỵ với ông tông đồ này, tông đồ kia, gây mâu thuẫn và chia rẽ trong cộng đồng, khiến thánh Phaolo đã phải tích cực can thiệp rất mạnh mẽ để giải quyết vấn đề (1Cr 1:10; 3:22-23).

Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy phải qua biết bao nhiêu là khó khăn mới đạt được một tầm nhìn phổ quát. Khi chúng tôi  phải đối diện với một người nào đó giống như chúa Giêsu, một người có lòng quảng đại, có viễn kiến mở rộng và tấm lòng cao cả thì phản ứng của chúng tôi thường là tràn ngập ganh tỵ, ích kỷ và ti tiện. Ngay cả chính thần dân của Chúa cũng không nhận ra được sự thánh thiêng của Chúa, bởi vì họ không bao giờ thực sự chấp nhận chính con người của họ. Họ cứ tự chuốc lấy đau khổ do chính sự mù lòa của họ.

Họ không thể chấp nhận và tôn vinh tình liên đới giữa chúa Giêsu và Thiên Chúa, bởi lẽ chính ý thức tâm tư của họ cũng thuộc về Thiên Chúa mà họ không bao giờ tự tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Họ sẽ không thể nhìn thấy đấng thiên sai đang đứng ngay bên cạnh họ, vì Người cũng là người giống như họ. Đừng đợi cho đến khi chúng tôi tự nhận thấy chúng tôi là người được Chúa yêu thương, thì lúc đó phép lạ sẽ không còn hay rất hiếm hoi và, cả những nhà tiên tri, ngôn sứ lẫn sứ giả là những người từ chúng ta mà ra cũng sẽ phải phấn đấu cam go để cho mọi người nghe lời và chấp nhận họ đúng với cương vị của họ. 

ĐÔI LỜI KẾT: ƠN GỌI LÀM TIÊN TRI  VÀ NGÔN SỨ

Chúa Giêsu đã được gọi để phá vỡ mọi ràng buộc bởi giới hạn của biên giới và đem sứ điệp cứu chuộc muôn dân của Thiên Chúa đến cho mọi người, mọi nơi không phân biệt. Dĩ nhiên là phải chịu đựng đau khổ và thù nghịch trước khi thời đại mới của chúa Giêsu đến trong vinh quang.

Qua bí tích thanh tầy chung, mỗi người trong chúng ta được mời gọi để trở thành tiên tri và ngôn sứ cho vương quốc Thiên Chúa. Chúng ta sẽ gặp nhiều phản ứng từ mọi phía, từ những kẻ mà chúng ta đã giúp đỡ, từ những cộng sự viên, đấng bề trên của mình. Không phải tất cả họ đều có phản ứng  thuận lợi tích cực. Giống như chúa Giêsu và tiên tri Jeremiah, thực tâm tận hiến, can đảm phi thường, hy vọng thâm sâu nơi kinh thánh phải là những dấu chỉ, châm ngôn của chúng ta.

Bài Phúc Âm hôm nay báo động chúng ta phải cẩn thận đề phòng những thái độ không phù hợp với gương chúa Giêsu. Bản tính con người là ích kỷ, tâm trí hẹp hòi, tham lam, muốn làm chủ. Chúng tôi không thể quên được Chúa Giêsu là đấng Cứu Thế (Ga 4: 42), không phải chỉ cho một làng, một tỉnh, một thị trấn, một vùng, một địa phận hay một quốc gia!

Chúng ta hãy cầu xin để Chúa Giêsu không bị ngỡ ngàng vì chúng ta không có niềm tin, mà đúng ra, là phải vui mừng vì những cử chỉ nhỏ nhoi hàng ngày của chúng ta chứng tỏ chúng ta trung thành với Chúa và phục vụ những người anh chị em huynh đệ của chúng ta. Chớ gì Chúa ban cho chúng ta tâm hồn quảng đại để chúng ta có thể “vong thân”, nhìn xa, vượt quá con người chúng ta và nhận thức được cái thiện hảo, hào quang vĩ đại và vẻ đẹp mỹ miều của tha nhân thay vì chỉ biết co cụm vào ghen tương, tỵ hiềm với họ.

Chỉ có Chúa mới có thể cứu chúng tôi thoát khỏi tình trạng trống vắng và cảnh nghèo nàn của tâm hồn, khỏi nỗi hoang mang nghi hoặc và sai lạc, khỏi thất vọng và sợ hãi trước tử thần. Ngày nay, đối với chúng ta, Phúc âm cứu chuộc còn gọi là “Tin Mừng”. Chúng tôi nói Lời Chúa thế nào với quyền hạn của chúng tôi ngày nay? Chúng tôi chia sẻ “Tin Mừng” thế nào với tất cả mọi người? Chúng tôi dùng quyền hạn của chúng tôi thế nào để mở rộng vương quốc Thiên Chúa?  Cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói và cuộc sống của chúng tôi thế nào hôm nay, trong gia đình, nơi họ đạo, trong sở làm, nơi trường học, công sở, bệnh viện, trong Giáo Hội và trên khắp thế giới?

Pace Garden, Fleming Island

Jan. 31,  2013

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!