Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
GIOAN TẨY GIẢ VÀ NHỮNG ĐỐI NGHỊCH CỦA MÙA VỌNG

 Giảng huấn của Gioan Tẩy Giả

1Vào năm thứ 15 triều đại hoàng đế Tiberius Caesar, thời Pontius Philate làm tổng trấn xứ Judea và Herod làm tiểu vương miền Galilee, người em là Philip làm tiểu vương miền Ituraea và Trachonitis, Lysanias làm tiểu vương miền Abilene, 2 trong lúc Annas và Caiaphas làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Zechariah là Gioan trong hoang địa. 3Ông liền đi khắp vùng ven sông Jordan, rao giảng, kêu gọi mọi người chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, 4 như có lời chép trong sách ngôn sứ Isaiah rằng:

                  “ Có tiếng người hô trong hoang địa:

                       Hãy sửa soạn đường của  Đức Chúa,

                       sửa lối cho thẳng để Người đi.

                        5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy,

                       mọi núi đồi, phải bạt cho thấp,

                       khúc quanh co, phải nắn cho ngay,

                       đường lồi lõm, phải san cho phẳng.

                 6 Rồi hết mọi người phàm

                       sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.”

                                  (Lc 3:1-6)

                    ******************************

       Để nắm vững phần nào ý nghĩa bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về thánh Luca và thánh Gioan Tẩy Giả.

CON NGƯỜI THÁNH LUCA

      Trong bài Phúc Âm hôm nay, thánh sử Luca được Dante Alighieri gọi là kinh sư của Chúa Kito. Còn ngài thì gọi Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ /tiên tri (Lc 3:2) theo kiểu trong Cựu Ước, và trích Isaiah (Mc 1:3), thêm Isaiah (40:4-5) vào tác phẩm của ngài (Lc 3:5-6) khi nói về Gioan. Làm như vậy thánh Luca muốn trình bày chủ đề của ngài về ơn cứu độ phổ quát mà ngài đã báo truớc qua lời của Simeon (Lc 2:30-32). Chúng ta thử cùng nhau coi lại những chi tiết lịch sử mà thánh Luca đã đưa ra trong câu chuyện ngôn sứ hôm nay để rồi suy niệm về công tác của Gioan Tẩy Giả.

      Tiberius Caesar nối ngôi Augustus làm hoàng đế năm 14AD và trị vì cho đến năm 37AD. Như vậy năm thứ 15 của triều đại ông có thể là năm 27 hay 29AD. Pontius Pilate là tổng trấn xứ Judea từ năm 26AD đến 36AD. Sử gia Do Thái  Josephus miêu tả ông là một tổng trấn thô lỗ và gian tham, ít để ý đến dân địa phương Do Thái và việc tôn giáo của họ (Lc 13:1). Vua Herod được nói đến là Herod Antipas, con Herod Đại Đế đã cai trị xứ Galilee và Perea từ năm 4BC đến 39AD.

      Thánh Luca không những đã gọi tên Gioan Tẩy Giả theo nhiệm kỳ của những nhà lãnh đạo dân sự mà còn nhắc đến tên các thầy cả thượng tế Annas và Caiaphas là những vị lãnh đạo tôn giáo ở Palestine lúc bấy giờ. Annas làm thượng tế từ năm 6 đến15AD. Sau khi bị La Mã truất phế vào năm 15AD thì ngôi vị được  những người trong cùng gia tộc tiếp tục và sau cùng thì người con rể là Caiaphas lên làm thượng tế từ năm 18 đến 36AD.

      Dựa vào bối cảnh lịch sử đang xẩy ra lúc đó, thánh Luca để cho lời Chúa đến với Gioan trong hoang địa Judea.Thánh Luca là thánh sữ duy nhất đã gọi những lời giảng huấn của Gioan là tiếng kêu của Chúa. Do đó ngài đã đồng hóa Gioan với các ngôn sứ mà mục vụ của họ bắt đầu với cùng những tiếng kêu như vậy. Sau này, thánh Luca lại tách mục vụ của Gioan Tẩy Giả ra khỏi mục vụ của chúa Giêsu bằng cách kể việc Gioan bị cầm tù trước khi làm phép rửa cho Chúa (Lc 3:21-22). Luca dùng hình thức văn chưong như vậy là để nói lên cách hiểu biết của ngài về những thời kỳ lịch sử của ơn cứu độ. Với Gioan Tẩy Giả, thời điểm hứa và thời kỳ của Israel đã kết thúc. Với Chúa Giêsu chịu phép rửa và dấu hiệu Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Người là thời điểm đã hoàn tất và thời kỳ của Chúa Giêsu đã bắt đầu.

      Trong Sách Tông Đồ Công Vụ, tác phẩm thứ hai của ngài, Luca đã giới thiệu thời kỳ thứ ba của lịch sử ơn cứu độ là thời kỳ của giáo hội. Trong Tin Mừng Luca (Lc 7:26), Gioan được diễn tả còn “hơn cả một ngôn sứ”, là người đi trước Chúa Giêsu (Lc 7:27) tức Gioan tiền hô, một hình ảnh chuyển tiếp mở đầu thời kỳ những lời tiên tri và lời hứa được ứng nghiệm.

      Khi nói về sự chờ mong của muôn dân (Lc 3:15), thánh Luca đã diễn tả những đặc tính của thời điểm Gioan giảng huấn theo cùng một cách mà ngài đã diễn tả trước đó về tình trạng của một số người Do Thái nhiệt thành (Lc 2:25-26, 37-38). Trong Luca 3: 7-18, giảng huấn của Gioan Tẩy Giả được thánh nhân trình bày như thể thúc dục mọi người mau mau cải thiện, canh tân cuộc sống vì cơn thịnh nộ sắp xẩy đến (Lc 3: 7,9). Gioan còn chỉ cho họ cách thức canh tân đời sống, cải tạo xã hội (Lc 3:10-14), đồng thời báo cho mọi người biết có một đấng cao trọng hơn ngài rất nhiều sắp xuất hiện (Lc 3:15-18).

GIOAN TẨY GIẢ VÀ NHỮNG ĐỐI NGHỊCH CỦA MÙA VỌNG

      Những tiên tri thực của Israel giúp chúng ta biết được những tiên tri giả, những hình thức tam sao thất bản. Thánh Gioan tiền hô là vị thánh quan thầy tuyệt hảo về sự chính xác. Biết bao nhiêu lần lời nói, tư tưởng và việc làm của chúng ta không đi đôi với nhau ! Phối hợp mọi biến cố với Gioan Tẩy Giả là cả một Mùa Vọng đầy những đối chọi nhau: Sự xuất hiện khải hoàn của Chúa rõ ràng là đã xẩy ra  ngay trong thời đại đen tối, đầy tội lỗi, sự dữ và ma quỉ. Thánh Gioan Tẩy Giả đã nghe, đã sống và đã kinh qua lời giải thoát của Chúa trong sa mạc và vì vậy lời ngài giảng dạy cho mọi người sẽ có hiệu quả vì lẽ lời nói và việc làm của ngài luôn luôn đi đôi với nhau. Ngài không chau chuốt, bóng gió câu nói mà ngài nói thẳng. Thánh Gioan phá tan sự yên tĩnh nơi hoang địa với tiếng hô vang: “Hãy ăn năn thống hối, vì vương quốc nước trời đã đến gần.”  Không phải chỉ “ăn năn thống hối”, “sửa đổi” cách sống mà phải “vừa ăn năn thống hối vừa sửa soạn cho vương quốc nước trời sắp đến”. Vương quốc này sẽ phá vỡ mọi an toàn của chúng ta và lật đổ tất cả những gì chúng ta cố sức giữ lại. Vui mừng và thách đố của mùa Vọng là Thiên Chúa sẽ đến trong Đức Giêsu Kito; những đau đớn và khao khát Chúa đến sẽ được toại nguyện. Nhưng Thiên Chúa đến là gây xáo trộn.

      Thông điệp của Gioan Tẩy Giả không có gì là ẩn ý chính trị, ngài đi thẳng vào vấn đề và nói ra những điều cần phải nói. Ngài nói trực tiếp với người đến hỏi ngài. Ngài biểu những người thu thuế hãy công bằng, những người lính hãy giữ an ninh và hòa bình.

      Thánh Gioan Tẩy Giả đã chỉ dạy cho dân chúng thời của ngài và cả thời chúng ta là đấng Thiên Sai đến để giải cứu chúng ta khỏi mọi quyền lực giả trá, thất vọng, tối tăm và sự chết, đưa chúng ta trở lại đường ngay nẻo chính của hòa bình và hòa giải hầu chúng ta có thể tìm ra được con đường trở lại với Chúa. Cuộc sống và sứ mệnh của thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta thấy quả thực chúng ta quá cần đấng CứuThế đến để cứu chuộc chúng ta, để chúng ta xứng đáng với những danh hiệu mà Chúa đã gọi chúng ta và những gì chúng ta đã làm để được sống trong Sự Sáng. Chúng ta đã thường xuyên không nhận ra giữa chúng ta có một đấng là Đường, là Sự Thật và Sự Sống. Đây là tất cả những gì mà mùa Vọng nhắc nhở chúng ta: Hãy tìm kiếm con đường trở lại với Chúa.

CẢI ĐỔI NHỮNG SA MẠC HOANG VU TRONG CHÚNG TA

      Mùa Vọng là một mầu nhiệm có mục đích cải đổi chứ không phải chỉ là báo tin. Mùa Vọng là hiện thân của đối nghịch giữa chờ đợi và hối hả, giữa đau khổ và vui mừng, giữa kết án và giải thoát, giữa nỗi sầu muộn khải huyền và hy vọng ngày cánh chung. Nhưng buồn thay, đối với nền văn hóa ăn liền, muốn thỏa mãn ngay lập tức của chúng ta, hy vọng lại đòi hỏi cái gì bất toàn. Hy vọng, theo nghĩa của Mùa Vọng thực, là sống với một ao uớc chưa hoàn thành.

      Thiên Chúa là kỹ sư xa lộ, sẽ làm những con đường mới xuyên qua hoang địa, là người làm vườn biến đổi sa mạc thành những vườn hoa đầy màu sắc tươi đẹp, nay trở thành người họa sĩ vẽ nên một viễn tượng mới về lời hứa của một đấng thiên sai thời cỗ xưa là HY VỌNG. Hy vọng vào Thiên Chúa thì không thể đứng yên tại chỗ, bởi lẽ, như tiên tri Isaiah đã nhắc nhở chúng ta, chúng ta phải hy vọng vào Chúa là đấng luôn luôn làm điều mới lạ. Niềm hy vọng vào Chúa của chúng ta có đứng vững trước những xáo trộn và thất bại không? Chúng ta sống Lời Chúa ra sao? Chúng ta sống thinh lặng với Chúa như thế nào?

      Mùa Vọng chỉ cho chúng ta biết nếu chúng ta giữ cho tâm hồn lắng đọng đủ, chúng ta sẽ khám phá thấy Thiên Chúa vẫn còn thiết lập những xa lộ và biến những nơi hoang vu của cuộc sống chúng ta thành những mảnh đất phì nhiêu đặc biệt, đầy sức sống và vẻ đẹp mỹ miều mà chúng ta không thể tưởng tượng ra được. Nên nhớ, mọi biến cải trong sa mạc hoang vu đều cần có nước. Trong suốt  cựu ước, thiên chúa đã được nói đến là đấng có thể ban cho nước và cắt bỏ nước, một hình ảnh dễ hiểu đối với những người mà nước là một nhu cầu quí báu không thể thiếu. Còn chúng ta, it ngưòi hiểu được thế nào là hạn hán ở một thế giới xa xưa lúc mà khoa học kỹ nghệ tân tiến chưa có. Ngày nay nước được dẫn vào tận nhà bằng ống dẫn quá dễ dàng đã khiến chúng ta không có được hình ảnh về Thiên Chúa là đấng mà đời sống và cuộc đời của chúng ta không thể có được nếu thiếu Người. Cũng tương tự như vậy,  điện cho ta cái ảo tưởng là ta điều khiển được bóng tối. Cả hai thứ ấy đã không cho ta cái kinh nghiệm hàng ngày về những nhu cầu sống mà Mùa Vọng đang kêu gọi chúng ta suy nghĩ lại để thấy là chúng ta vẫn phụ thuộc vào Thiên Chúa, duyệt xét lại những ước mơ chúng ta muốn có Chúa, để rồi khám phá ra rằng qua những đêm dài chờ đợi, việc Chúa đến quả là cần thiết.

      Thông điệp Mùa Vọng không có nghĩa là tất cả mọi sự đều tan vỡ, cũng như Chúa không phải chỉ ở trên thiên đàng và, do đó tất cả mọi sự đều tốt đẹp ở thế gian này. Đúng ra thông điệp Mùa Vọng ví như mọi vì sao nằm cố định trên một địa bàn luân lý nếu bị rung rinh thì tất cả mọi sự trên mặt đất này đều bị xáo trộn, lúc đó một lần nữa chúng ta lại nghe thấy sứ điệp của thánh Gioan tiền hô:

Hãy sửa soạn đường cho Chúa, lối quanh co nắn cho thẳng, thung lũng xâu lấp cho đầy, núi đồi cao phạt xuống cho thấp, đường lồi lõm phải san cho đều, và rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.”

      Tuy nhiên với Chúa Giêsu giáng sinh, chúng ta học được bài học là Jerusalem và Israel vẫn còn chờ đợi ơn cứu chuộc. Thế giới vẫn còn chờ mong giải thoát khỏi đói kém, chiến tranh, áp bức, bạo lực, truy nã và đau khổ. Tất cả chúng ta còn phải mong đợi ơn cứu chuộc. Mùa Vọng  thách đố chúng ta nhìn vào cách chúng ta chờ mong, cách chúng ta ao ước Thiên Chúa và cách chúng ta hy vọng. Ai và cái gì là suối nguồn hy vọng trong mùa Vọng này?

      Cuộc sống của Gioan Tẩy Giả có thể được tượng hình là một ngón tay chỉ vào đấng đang tới là Đức Giêsu Kitô. Nếu chúng ta coi nhiệm vụ của Gioan là sửa soạn đường đón Chúa cho thế giới ngày nay, thì cuộc sống của chúng ta cũng phải trở nên những ngón tay chứng nhân sống động chứng minh Chúa Giêsu có thể tìm ra được và Người đang tới gần rồi. Chúa Giêsu chính là người hoàn chỉnh mong ước,  hy vọng và đợi chờ của chúng ta. Một mình chúa Giêsu có thể cải đổi cuộc sống sa mạc của chúng ta thành những vườn hoa tươi đẹp, đầy dẫy của nuôi cho toàn thể thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa hãy đến. Chúng con cần Chúa bây giờ hơn bao giờ hết!

 

Fleming Island, Florida

Dec 6, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!