Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
KHẢ THI ĐIỀU BẤT KHẢ THI: CÂU CHUYỆN MẸ MARIA VÀ BÀ ELIZABETH

Chúa Nhật  C - III_Mùa Vọng 

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Maria trên đường đi thăm Elizabeth 

Câu chuyện thời thơ ấu của Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu đưọc thánh Luca diễn tả lồng trong những khung cảnh của cựu ước rất cảm động đã được nhiều người  biết qua Tân Ước.

Đây không chỉ là câu chuyện báo tin sinh hoạt của Gioan Tẩy Giả trước  kỳ mục vụ của Chúa Giêsu (Lc 1:5-24) mà còn cho biết Gioan Tẩy Giả sinh ra đời trước cả chúa Giêsu (Lc 1:26-38). Sứ thần Thiên Chúa báo tin cho Mẹ Maria biết  sẽ sinh Chúa Giêsu (Lc 1:39-45) cùng lúc với ông Zechariah và bà Elizabeth, vợ ông, sẽ sinh ra Gioan Tấy Giả.

Trong cả hai biến cố này, sứ thần Gabriel xuất hiện đã làm cho ông Zechariah và Mẹ Maria bối rối trước một viễn tượng to lớn, lạ lùng và khó hiểu (Lc 1:11-12, 26-29). Nhưng sứ thần đã đưa lý do trấn an đừng sợ (Lc 1:13,30). Sau khi nghe tin (Lc 1:14-17,31-33) thì cả hai đều phân vân  thắc mắc vì điều đó khó có thể xẩy ra: Zechariah đã già, vợ cũng già và lại hiếm muộn, còn Maria thì vừa đính hôn, không biết đến việc vợ chồng (Lc 1:18, 34). Liền đó sứ thần đưa ra dấu chỉ xác nhận việc Chúa muốn (Lc 1:20,36) thì không có gì là không thể làm được. Điểm đặc thù trong việc báo tin chúa Giêsu ra đời là ở chỗ Chúa là Con vua David (Lc 1:32-33) và là Con Thiên Chúa (Lc 1:32,35).

Trước khi Mẹ Maria đi thăm bà Elizabeth (Lc 1:39-45) thì cả Gioan lẫn Giêsu đều không biết nhau. Nhưng  khi Maria bước vào nhà, vừa cất tiếng chào Elizabeth thì Gioan đã vui mừng nhảy múa trong bụng mẹ, vì nhận ra được trong bụng Maria có sự hiện diện của Thiên Chúa và đấng thiên sai.

Cả hai ra đời đều được chào mừng bằng hai bài thánh ca tuyệt vời: Một là bài ca CHÚC TỤNG / BENEDICTUS  được Zechariah, cha của Gioan Tẩy Giả hát (Lc 1:68-79) và bài hai là bài ca AN BÌNH RA ĐI / NUNC DIMITTIS được Simon, người đạo hạnh và công chính cất giọng ca lớn trong đền thánh Jerusalem, khi ông bế hài nhi Giêsu trong vòng tay (Lc 2:22-35).

Cả hai bà Maria và Elizabeth đều nhận ra những dấu chỉ đặc biệt đến từ Thiên Chúa. Điều sứ thần Gabriel cho mẹ Maria biết về Elizabeth cũng không khác gì mấy về việc Mẹ là người trinh thai (có thai nhưng vẫn đồng trinh): “Hãy coi kìa, bà Elizabeth, bà con họ hàng với bà, tuy đã già, lại mang tiếng là hiếm muộn, mà nay đã có thai được 6 tháng, vì đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được (Lc 1:36-37). Elizabeth lúc đó cũng cảm thấy con trẻ trong bụng Maria đến thăm mình là cả một biến cố đặc biệt và khác thường. “Tôi là ai mà mẹ Thiên Chúa lại đến với tôi?”(Lc 1:43). Quả vậy, mỗi người đều cảm thấy đã có lúc trong đời, mình đã trải nghiệm những điều mà người đời khó có thể làm được. Khả thi điều bất khả thi.

 

TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA

Việc mẹ Maria đi viếng bà Elizabeth đã trở thành việc Chúa đến thăm bà Elizabeth. Hòm bia Giao Ước/Thiên Chúa không mang lại tai họa nhưng mang ơn phúc khi nó đến nhà của Obed-edom (1Samuel 6:9-11). Không giống như Sarah đã cười khi nghe Chúa phán  bà với Abraham sẽ có con trai nối giòng khi cả hai ông  bà đã quá già (Genesis 18:12), và không giống như Zechariah  bị  cấm khẩu vì thắc mắc nghi ngờ quyền năng của Chúa (Lc 1:8-20). Riêng Elizabeth thì dâng lời cám ơn Thiên Chúa và tin tưởng vào sự quan phòng của Người: “Thiên Chúa đã làm cho tôi như thế lúc đó khi Người cất bỏ nỗi ô nhục khỏi tôi trước mặt mọi người”(Lc 1:25). Về phần mẹ Maria, mẹ xứng đáng được Elizabeth vui mừng reo lên “Em thật có phúc vì đã tin tưởng rằng Lời Chúa nói với em đã được ứng nghiệm”(Lc1:45).

Dù Maria được nâng lên làm Mẹ Thiên Chúa và, vì Mẹ tin, nên Mẹ hành sử như là tôi tớ Chúa trong ca vịnh ngợi khen. Bài ca Magnificat tung hô những kỳ công của Thiên Chúa đã làm cho con người, không phải chỉ nơi các bà trong mùa Vọng này mà nơi tất cả mọi người mà “ Đấng Toàn Năng đã làm những việc vĩ đại cho họ” (Lc 1:49).

Chúng ta thử để ý đến hai khía cạnh của cuộc viếng thăm lịch sử này. Khía cạnh đầu tiên là -bỏ qua chuyện thăm viếng có tính riêng tư giữa hai người- cả Mẹ Maria lẫn bà Elizabeth đều có lý do để bận rộn vì chuyện thai nghén và những việc cần làm cho cuộc sống mới này.  Cả hai bà cũng có quyền lo lắng chăm sóc cho chính mình một chút để có thể điều chỉnh lại cuộc sống thường nhật và sắp xếp chương trình mới.

 Maria tính kêu Elizabeth đến giúp mình, đồng thời giúp đỡ Elizabeth. Đây là hai vị nữ lưu lớn trong kinh thánh tính an ủi giúp đỡ nhau, chia xẻ với nhau câu chuyện đặc biệt của đời mình và tặng nhau kỷ vật của chính mình trong cuộc sống mới mà các bà đã được trải nghiệm: Elizabeth, sau những năm dài hiếm muộn, nay bất thần có thai. Maria thì, với cuộc hôn nhân “bất thường”, “không hề biết đến người nam”, khi gặp sứ thần Thiên Chúa thì lại mang thai.

Điểm thứ hai cần để ý là Maria đã nhanh chóng trả lời sứ thần Thiên Chúa và có hành động liền. Thánh Luca kể rằng Mẹ đã “vội vã” lên đường thăm Elizabeth, đi từ Nazareth đến một làng quê hẻo lánh ở miền núi xứ Judea (Lc 1:39). Mẹ biết rõ ràng điều Mẹ muốn thì cũng không muốn bất cứ ai hay bất cứ cái gì cản trở mẹ.

Khi bình luận Phúc Âm thánh Luca, thánh Ambrose thành Milan đã diễn tả sự vội vàng này của Mẹ bằng một câu Latin “nescit tarda molimina Spiritus Santi gratia”. Câu này có thể dịch nghĩa là: “Hồng ân Chúa Thánh Thần không biết đến những cố gắng bị trì trệ” hoặc “Những cố gắng bị trì trệ thì xa lạ đối với hồng ân của Chúa Thánh Thần”. Theo cá nhân tôi, dịch cho xuôi sắn ra tiếng Việt Nam thì nên dịch  là ‘Hồng ân Chúa Thánh Thần không để cho những cố gắng (của Mẹ) bị trì trệ’. Tại sao thánh  Ambrose lại phải cầu kỳ cắt nghĩa mấy chữ vội vàng lên đường làm gì nhỉ? Có lẽ ngài muốn nói rằng Mẹ Maria đã tự do lựa chọn để tiến bước đi đến quyết định trong đầu rồi hành động ngay lập tức.

 

TRÌ HOÃN

Áp dụng vào cuộc sống  tinh thần, đạo đức của chúng ta, chúng ta tự hỏi trong đời chúng ta, có bao nhiêu điều chúng ta muốn làm, đã làm và chẳng bao giờ làm;  có bao nhiêu lá thư đã được viết; bao nhiêu ước mơ đã được thực hiện; bao nhiêu tình nghĩa không được bày tỏ; bao nhiêu tình cảm không bao giờ được biểu lộ, bao nhiêu lời nói đã được nói ra, v.v…? Trì hoãn và trì trệ đã đè nặng trên vai chúng ta, kéo chúng ta xuống và làm nản chí chúng ta. Chúng đã gặm nhấm chúng ta dần dần. Thánh Ambrose đã diễn tả thái độ vội vã của Mẹ Maria chính xác biết bao: Thần Linh Chúa đã hoàn toàn làm chủ người thiếu nữ đồng trinh thành Nazareth và thúc dục Mẹ hành động.

Câu chuyện đi viếng bà Elizabeth đã cho chúng tôi một bài học rất hay. Khi chúa Kitô lớn lên trong chúng tôi, chúng tôi sẽ được dẫn đưa đến với những người, những nơi, những tình huống mà chúng tôi không bao giờ nghĩ tới.  Chúng tôi sẽ có những lời an ủi và hy vọng không phải là của chúng tôi. Chính trong lúc chúng tôi  an ủi người, thì chúng tôi cũng được ủi an. Khi chúng tôi để cho tâm hồn lắng đọng lại thì chúng tôi mới có thể có những suy tư và hành động chính xác và hợp lý, bởi vì chúng tôi biết rằng, dầu cho cuộc sống của chúng tôi và những kết quả của nó chẳng ra gì đi nữa thì Chúa Kitô cũng đã ở trong tôi.

Những người phụ nữ trong Phúc Âm hôm nay chứng tỏ cho chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể vượt qua khỏi những chương trình nhỏ bé và riêng tư của chúng tôi để làm công tác mục vụ và phục vụ trong Giáo Hội. Công tác mục vụ và phục vụ không đơn giản là làm việc cho tha nhân. Những thừa tác viên Kitô giáo chính thức và những người gọi là đầy tớ đã tự cho phép mình phục vụ và được phục vụ, được giảng dạy, được săn sóc, được an ủi và yêu thương. Những lúc như vậy, chúng tôi sẽ đưọc giải thoát  và chúng tôi có thể hát bài ca tôn vinh Magnificat trên suốt cuộc hành trình đời sống của chúng tôi và ca tụng những công trình vĩ đại mà Thiên Chúa làm cho chúng tôi và dân ngài.

 

ĐÔI LỜI KẾT

Để kết thúc, chúng tôi mượn lời của Chân Phước Mẹ Teresa thành Calcutta (1910-1997) làm đề tài suy niệm:

Trong công tác mục vụ Báo Tin và Thăm Viếng, Mẹ Maria chính là khuôn mẫu của đời sống mà chúng ta phải noi theo. Trước tiên Mẹ chào đón Chúa Giêsu trong đời sống của Mẹ; đoạn Mẹ chia sẻ tất cả những gì Mẹ nhận được. Mỗi khi chúng ta nhận Mình Thánh Chúa là chính chúa Giêsu trở thành máu thịt thực sự trong ta. Đó là tặng phẩm của Thiên Chúa ban cho chúng ta ngay lập tức lúc đó, tuyệt mỹ, âu yếm và độc nhất.

“Vậy, đây là phép Thánh Thể đầu tiên: Con Mẹ chính là của lễ của Mẹ Maria, trong đó Thiên Chúa đã lập một bàn thờ đầu tiên. Và Maria là người duy nhất xác nhận lễ vật đó với lòng tin cậy tuyệt đối: “Đây là Mình Ta”. Ngay từ lúc đó, chính thân xác Mẹ đã được hiến dâng để làm nên thân xác Chúa Kitô”. 

Fleming Island, Florida

Dec. 20, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!