Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

“DẠ, CON ĐÂY!”
Mùa Chay là thời gian mà người Ki-tô hữu được mời gọi và tạo điều kiện để nhìn lại bản thân và cách sống xem có phù hợp với tư cách, ơn gọi, sứ mạng Ki-tô hữu của mình không? Nếu có tư tưởng, lời nói và hành động nào chưa hay không phù hợp thì phải điều chỉnh.

Điều đáng nói là tư cách, ơn gọi, sứ mạng Ki-tô hữu của chúng ta đều được xuất phát từ một lời mời (của Thiên Chúa) và một lời đáp (của chúng ta). Lời mời của Thiên Chúa thì không bao giờ thay đổi, nhưng lời đáp của chúng ta thì có thể được thay đổi, bổ sung hay cập nhật hóa. Đó chính là việc sám hối và sửa mình của mỗi Mùa Chay thánh.

Trong tuần lễ II Mùa Chay này, Hội Thánh nêu hai tấm gương cho chúng ta soi: đó là tổ phủ Áp-ra-ham và nhất là Chúa Giê-su. Cả hai vị đã thưa với Thiên Chúa: “Dạ, con đây!”  và hăm hở thực thi Thánh Ý của Thiên Chúa.

HÀNH ĐỘNG & TUYÊN BỐ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC GIÊ-SU
 "Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."

MỒNG BA TẾT MẬU TUẤT - CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B (18/02/2018) - HÃY SÁM HỐI & TIN VÀO TIN MỪNG!
Mùa Chay lại trở về với muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa. Cùng với toàn thể Giáo hội Công giáo, chúng ta hãy bước vào Mùa Chay của Phụng vụ Năm B với tâm tình xứng hợp. Trọng tâm của Mùa Chay là thay đổi cuộc sống nhằm chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Các bài đọc Thánh Kinh hôm nay đều tập trung vào việc Thiên Chúa đã cứu vớt con người:

MỒNG HAI TẾT MẬU TUẤT (17/02/2018) KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ: SỐNG TÁM MỐI PHÚC THẬT
Cả Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Việt, cả Giáo Lý Ki-tô giáo đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, tổ tiên ông bà. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, chúng ta kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Họ là những cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho chúng ta nên người và nên người Ki-tô hữu. Chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn đối với những đấng bậc ấy và dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ đầu năm. Việc làm tốt đẹp và ý nghĩa nhất là tìm kiếm Thiên Chúa và thực hành Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giê-su đã sống và giảng dậy.

MỒNG MỘT TẾT MẬU TUẤT (16/02/2018) LỄ TÂN NIÊN - CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
 Nếu chúng ta suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thâm sâu và phong phú của Ba Ngày Tết:

Ngày Mồng Một Tết, chúng ta hướng mắt, hướng lòng lên Thiên Chúa để cầu xin Người ban cho chúng ta ơn Bình An, vì Thiên Chúa là Chúa của thời gian và vì mọi sự tốt lành đều xuất phát từ Thiên Chúa.   

Ngày Mồng Hai Tết, chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta trong thế giới này, để tỏ lòng hiếu thảo của những người thụ ân.   

Ngày Mồng Ba Tết, chúng ta nhìn vào chính cuộc sống hiện tại của mình để xem ý nghĩa và giá trị của lao động mà Thiên Chúa giao phó, ủy thác cho chúng ta trong Năm Mới là như thế nào để chúng ta chu toàn cho đẹp lòng Thiên Chúa và hữu ích cho chính mình và tha nhân.  

BÀN TAY THẦN KỲ
Chỉ cần liếc qua bất cứ một tờ báo nào (báo giấy, báo mạng) chúng ta sẽ nhận ra ngay rằng: trong thế giới loài người có những bàn tay làm nên những kỳ công, nhưng cũng có những bàn tay gây ra những tội ác tầy trời; có những bàn tay sạch thì cũng có những bàn tay bẩn thỉu, nhơ nhớp; có những bàn tay xây dựng, kiến thiết thì cũng có những bàn tay phá hoại; có những bàn tay cứu sống thì cũng có những bàn tay giết hại; có những bàn tay chữa lành thì cũng có những bàn tay gây nên thương tổn cho tâm hồn hay thân xác người khác.     

SỨ MẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHỌN
Nếu Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật II Thường niên năm B khẳng định rằng mỗi Ki-tô hữu đều được Thiên Chúa gọi và chọn để phục vụ Chương trình Cứu độ của Thiên Chúa thì Lời Chúa của Chúa Nhật III hôm nay tiếp tục và đào sâu chủ đề Ơn Gọi, nhưng với một xác định rõ hơn là mỗi Ki-tô hữu được gọi và được chọn để hoàn thành sứ mạng mà Chúa giao cho mỗi người chúng ta. Sứ mạng đó là kêu gọi tội nhân ăn năn trở lại (Gio-na), là giúp người ta hiểu điều quan trọng nhất của cuộc sống là gì (Phao-lô) và là chinh phục người đời như ngư phủ thả lưới bắt cá (An-rê, Si-mon, Gio-an và Gia-cô-bê). Vì sứ mạng này vừa hấp dẫn vừa khó khăn, nên rất cần chúng ta xác tín và tin tưởng vào sự hỗ trợ của Thiên Chúa.

THIÊN CHÚA CỦA MUÔN DÂN MUÔN NGƯỜI
Nhà văn hào George W. Truett đã viết một câu bất hủ về Chúa Giê-su Ki-tô như sau: “Christ was born in the first century, yet he belongs to all centuries. He was born a Jew, yet He belongs to all races. He was born in Bethlehem, yet He belongs to all countries.” (tạm dịch: Đức Ki-tô sinh ra vào thế kỷ thứ nhất, nhưng Người thuộc mọi thế kỷ. Đức Ki-tô sinh ra là một người Do-thái, nhưng Người thuộc mọi chủng tộc. Đức Ki-tô sinh ra ở Bê-lem, nhưng Người thuộc mọi quốc gia). Câu nói trên khá phù hợp với ý nghĩa của Lễ Hiển Linh hôm nay.

MỪNG LỄ THÁNH GIA
Chương trình Mục vụ 3 năm của Giáo hội Việt Nam tập trung vào gia đình:

2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống gia đình;

2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ;

2018-2019: Đồng hành với các gia đình gặp khó khăn.

Có nhiều lý do khiến gia đình được quan tâm nhiều như thế. Nhưng có hai lý do chính:

- một là vai trò, ơn gọi, sứ mạng của gia đình nói chung, của gia đình Ki-tô hữu nói riêng, chưa được thấu hiểu và thể hiện đầy đủ ở khắp mọi nơi;

- hai là các gia đình trên thê giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát huy những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hóa và tâm linh và đang bị tấn công tư bề bởi thế gian, xác thịt và ma quỷ.

Trong bối cảnh ấy, việc mừng Lễ Thánh Gia Thất năm nay càng thêm ý nghĩa, vì gương lành của Thánh Gia Na-da-rét mời gọi và thúc giục chúng ta đón nhận ánh sáng và sức mạnh từ Lời Chúa là Lời Hằng Sống.

NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ TRẦN GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
Lễ Giáng Sinh đem đến một niềm vui lớn cho toàn thể nhân loại, nhất là cho những người thành tâm thiện chí và những người bé nhỏ khó nghèo trong xã hội. Thiên Chúa cao siêu, cực thánh, vô hình đã trở nên một trẻ thơ bé bỏng trên cánh tay yêu thương trìu mến của người mẹ hiền và trước mắt mọi phàm nhân. Điều kỳ diệu ấy chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng mới thực hiện được. Ngôi Lời Thiên Chúa, là Hài Nhi Giê-su, đã đến thế gian để đem phúc trời là bình an và tình thương của Thiên Chúa đến cho muôn dân, muôn người.

VỊ ẤY ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG MÀ CÁC ÔNG KHÔNG BIẾT
Giới lãnh đạo Do-thái giáo đã phải vất vả mà không sao nhận ra Đấng Mê-si-a mà Thiên Chúa đã hứa ban cho dân riêng Người là Đức Giê-su Na-da-rét. Khi thấy Gio-an xuất hiện với dáng dấp và ngôn ngữ của một ngôn sứ, họ cử người đến gặp và hạch hỏi Gio-an xem ông có phải là vị Mê-si-a mà Thiên Chúa đã hứa không. Gio-an đã trả lời rành mạch rằng ông không phải là vị ấy mà chỉ là tiếng hô dọn đường cho vị ấy mà thôi. Gio-an còn nói cho người Do-thái đương thời biết là Đấng Mê-si-a đang ở giữa họ mà họ không biết….

DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về việc chuẩn bị đón tiếp một ai đó hay một sự kiện quan trọng nào đó. Thường thì việc chuẩn bị mất nhiều công sức và thời gian của chúng ta hơn chính việc đón tiếp. Việc chuẩn bị quan trọng chẳng những đối với người hay những người được đón tiếp mà còn quan trọng đối với cả người hay những người đón tiếp nữa.  

PHẢI CHI NGÀI XÉ TRỜI MÀ XUỐNG….
 Hôm nay, chúng ta bước vào Mùa Vọng Năm B. Ý nghĩa và mục đích của Mùa Vọng là các Ki-tô hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng Thiên Chúa xuống thế làm người cứu độ nhân loại. Thật ra Thiên Chúa đã đến với nhân loại từ rất lâu rồi. Và Người luôn ở bên chúng ta, ở trong chúng ta; nhưng chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện và hành động của Người. Chúng ta muốn kêu lên như ngôn sứ I-sai-a: “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan” . Chúng ta mong Chúa đến để Ngài cứu loài người, nhất là người nghèo, khỏi những bất công, áp bức, nghèo khổ, tội ác và sự chết.

SUY TÔN VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Hội Thánh kết thúc năm Phụng Vụ bằng việc suy tôn Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa, là Vua vũ trụ, vì Người là Thiên Chúa, là Ngôi Lời và là Đấng đã cứu chuộc nhân loại.

Nhìn vào thế giới loài người, số các tín hữu nhìn nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa, là Vua của mình và của vũ trụ còn là thiểu số. Hơn nữa, trong số những người đã nhìn nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa, là Vua của mình và của vũ trụ thì cũng còn rất nhiều người chưa thật sự “đầu phục” Chúa, chưa sống đúng tư cách là “con dân”, là “kẻ được cứu” của Chúa. Vì thế mà việc mừng lễ Chúa Giê-su Ki-tô là Vua vũ trụ bao giờ cũng mang chiều kích Phúc Âm hóa hay Truyền Giáo.

Vì Chúa Nhật 34 này là Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ, nên cũng mang thêm ý nghĩa của ngày “Tổng Kết” tức của việc xét mình kiểm điểm xem suốt một năm qua mỗi người chúng ta đã nhìn nhận, suy tôn và rao truyền vương quyền của Chúa Giê-su Ki-tô như thế nào?

NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
Trong Lịch Phụng Vụ của Ro-ma thì Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được gọi là Lễ Kính Thánh An-rê Trần An Dũng Lạc và các Bạn Tử Đạo, vì Thánh An-rê Dũng Lạc đứng đầu danh sách 117 vị Tử Đạo được Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II phong Hiển Thánh ngày 29/06/1988. Mỗi lần nói/nhớ tới Thánh An-rê Dũng Lạc, tôi không thể không nhắc lại một kỷ niệm đẹp của chuyến viếng thăm Nhà Thờ Chính Tòa Los Angeles, CA (Hoa Kỳ), hè năm 2005. Nhà Thờ Chính Tòa Los Angeles có hai nét độc đáo mà tôi rất ngưỡng mộ: một là kiến trúc của Ngôi Nhà Thờ này xuất phát từ ý tưởng của ngôi nhà cộng đồng của thổ dân sinh sống ở vùng này trước khi Ki-tô giáo có mặt (kiểu nhà rồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Việt Nam); hai là trên hai bức tường phía trong Nhà Thờ có tượng của một số Vị Thánh được chọn lọc bởi Giáo Hội địa phương, trong đó có tượng Thánh An-rê Dũng Lạc của Việt Nam. Khi nhìn thấy tượng Thánh An-rê Dũng Lạc đứng giữa tượng các Thánh khác, lòng tôi bồi hồi xúc động và cảm thấy vô cùng tự hào về cha ông của mình là các Vị Tiền Nhân đã kiên cường tuyên xưng Đức Tin dù có phải chết. Các ngài xứng danh là những người con ưu tú của Giáo Hội Việt Nam.

KHÔN THÌ SỐNG MÀ DẠI THÌ CHẾT
“Khôn thì sống mà dại thì chết”. Người đời thường nói thế. Nhưng thế nào là khôn, thế nào là dại thì lại là một vấn đề phức tạp và nhiêu khê, vì có nhiều tiêu chuẩn để xác định thế nào là khôn, thế nào là dại và cũng có nhiều cách đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Là Ki-tô hữu, chúng ta xác định khôn dại theo Lời mạc khải của Thánh Kinh là quan điểm của Thiên Chúa, của Chúa Ki-tô. Ba bài Sách Thánh của Chúa Nhật XXXII Thường Niên Năm A hôm nay giúp chúng ta hiểu thế nào là khôn và thế nào là dại để chúng ta thực hành trong đời sống cá nhân và cộng đoàn của người tín hũu.

ĐỪNG NÓI MÀ KHÔNG LÀM
Trong xã hội, một người chỉ có nói mà không làm là một người “ngôn hành bất nhất”, dĩ nhiên là không đáng tin cậy. Trong lãnh vực chính trị, các nhà lãnh đạo nói mà không làm là các nhà lãnh đạo lừa dân, gạt dân, mị dân, cho dân ăn bánh vẽ. Trong Giáo Hội các chức sắc và tín hữu nói mà không làm là những Pha-ri-sêu giả hình đáng ghét. Sứ điệp của Lời Chúa Chúa Nhật XXXI Thường Niên Năm A là LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM. 

HAI GIỚI RĂN THÀNH MỘT
 Từ Cựu Ước cho tới Tân Ước, Thiên Chúa chỉ muốn mạc khải cho con người biết Người là Tình Yêu. Vì là Tình Yêu nên Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ vạn vật và con người. Vì là Tình Yêu nên Thiên Chúa đã sai Con Một đến trần gian để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Thiên Chúa chỉ mong đợi một điều là loài người nhận ra:

* Người là Vị Thần Linh đáng được yêu mến trên hết mọi sự.

* Con người, vì đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa, và đã được Con Thiên Chúa chết trên thập giá để cứu chuộc, nên đáng được đồng loại yêu thương như chính bản thân mình.

Cốt yếu của Đạo Mạc Khải là ở đó! Hai giới răn quan trọng nhất của Ki-tô giáo là mến Chúa và yêu người đã thành một.

CỦA THIÊN CHÚA TRẢ VỀ THIÊN CHÚA
Trong Đại Hội La Vang năm nay, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện (không thường trú) của Vatican tại Việt Nam, đã công khai và long trọng ngỏ lời  cùng các Xê-da Việt Nam, bằng chính ngôn từ của Đức Giê-su Ki-tô đã nói với những người Pha-ri-sêu làm tay sai cho đế quốc Ro-ma vào những năm 30 sau CN: “Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa" (Mt 28,18-20).  

TRANG PHỤC CỦA KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI
Để mạc khải về Nước Trời là Vương Quốc Tình Yêu của Thiên Chúa, Chúa Giê-su đã dùng nhiều dụ ngôn và nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống của người Do-thái. Hai dụ ngôn và hình ảnh được Chúa Giê-su ưa dùng nhất là Vườn Nho và Tiệc Cưới.

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [18/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!