|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
MỐI TỘI ĐẦU: THAM LAM
Nếu suy nghĩ một cách bình tĩnh và khách quan, chúng ta phải nhìn nhận rằng rất nhiều điều tồi tệ, xấu xa (nêu không nói là tất cả) của cá nhân, tập thể, xã hội đều do lòng tham mà ra. Có nhiều người vì tham lam của cải mà làm hàng giả, hàng độc hại cho xã hội. Có nhiều người khác, vì tham lam của cải mà tham nhũng, lừa gạt, ăn cắp của công. Lại có nhiều nguời, vì tham quyển lực mà đàn áp hãm hại người khác. Cũng còn có người, vì tham lam sự vui thú xác thịt mà phá hoại các giá trị đạo đức và cho làm gia đình tan nát. |
|
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ THẦY DẬY CẦU NGUYỆN
Trong mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, điều nổi bật nhất là con người không ngừng lỗi phạm đến Thiên Chúa và Thiên Chúa không ngừng thứ tha cho con người. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn, chúng ta có thể nói: cũng nhờ sự lỗi phạm ấy mà con người biết rõ hơn về Thiên Chúa và về chính bản thân mình: mình thì hết sức mỏng dòn và Thiên Chúa thì thật gần gũi, rộng lượng và luôn thứ tha. Ước gì kinh nghiệm tâm linh này giúp mỗi người sống khiêm nhường, tin cậy phó thác hơn vào Thiên Chúa và và kiên trì hơn trong cầu nguyện. Trong lãnh vực quan trọng này, chúng ta có một vị tôn sư tuyệt vời là chính Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Hãy học với Người để biết cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa và ích lợi cho bản thân mình. |
|
ĐÓN RƯỚC CHÚA VÀO NHÀ
Nếu cốt yếu của Đạo Chúa là mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người thì điều quan trọng nhất của người có đạo là đón rước Thiên Chúa vào nhà tức vào trong tâm hồn và cuộc sống của mình. Nhưng cũng như trong tương quan giữa người với người, trong tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, sự gặp gỡ, đón rước cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. |
|
CỨU GIÚP NHỮNG NGƯỜI HOẠN NẠN
Trên các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta không khỏi đau lòng về thái độ vô cảm và dửng dưng của nhiều người trước những khổ đau, hoạn nạn của người khác. Thái độ ấy trái ngược hẳn với điều mà Chúa Giê-su muốn các tín hữu thực hành. Đọc dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành trong Tin Mừng hôm nay (Lc 10,25-37) chúng ta thấy thầy Tư tế và thầy Lê-vi tuy là những người đạo đức của đạo Do-thái nhưng lại là những người vô cảm trước người bị cướp đánh dọc đường. |
|
“ANH EM HÃY RA ĐI!”
Từ ngày Đức Giê-su sai 72 môn đệ ra đi với lời tuyên bố “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặp lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi!” thì các tín hữu Ki-tô vẫn không ngừng thực thi mệnh lệnh ấy. Suy nghĩ về mệnh lệnh của Chúa Giê-su Ki-tô và tỷ lệ khiêm tốn của người công giáo trên tổng dân số Việt Nam (khoảng 7 triệu/hơn 90 triệu), chúng ta sẽ có thêm động lực để dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng cho đồng bào thân yêu của chúng ta. |
|
DỨT KHOÁT VÀ TRIỆT ĐỂ BƯỚC THEO CHÚA
Nếu chúng ta nhìn vào quanh cảnh các thánh đường ở Việt Nam đầy nhóc người dự lễ ngày chủ nhật thì chúng không khỏi vui mừng. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào con số người trưởng thành nhập đạo Công giáo mỗi năm và so sánh con số người Ki-tô hữu với số dân Việt Nam thì chúng ta phải đau lòng vì thấy việc truyền giáo của chúng ta chưa đạt nhiều kết quả. |
|
“ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?”
Câu hỏi mà chính Đức Giê-su đã đặt ra với các môn đệ trong Bài Phúc Âm chúng ta đọc hôm nay, cũng là câu hỏi mà Người đặt ra với mỗi anh chị em chúng ta: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” |
|
TÌNH YÊU XÓA SẠCH TỘI LỖI
Qua các đoạn Thánh Kinh của Phụng Vụ Thánh Lễ hôm nay chúng ta thấy xuất hiện trước mặt Thiên Chúa hai con người “đáng tội”, một là vua Đa-vít “lừng danh”, hai là chị phụ nữ “vô danh” đều đáng phải trừng phạt, vì cả hai đều đã phạm tội mất lòng Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã thứ tha cho cả hai người, vì cả hai đều đã biết ăn năn sám hối. Thiên Chúa thứ tha vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Vua Đa-vít và chị phụ nữ được thứ tha vì cả hai người đều hết lòng yêu mến Chúa. Chỉ có Tình Yêu (của Thiên Chúa) mới có sức xóa sạch tội lỗi. Chỉ có tình yêu (của tội nhân) mới đáp lại được một phần nào, Tình Yêu Thứ Tha của Thiên Chúa. |
|
BÀI HỌC CỦA NGƯỜI XƯA ĐỂ LẠI
Các bài Thánh Kinh của Phụng Vụ hôm nay cho chúng ta một bài học quý giá về Đức Tin mà Hội Thánh mời gọi chúng ta đào sâu, canh tân, sống và truyền bá một cách đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. |
|
“HY SINH VÌ ANH EM”
Trong đời sống xã hội có những cuộc sống và cái chết khiến người đời phải xót xa, trách móc nhưng cũng có những cuộc sống và cái chết khiến mọi người phải thương tiếc, kính phục. Những cuộc sống và cái chết đáng kính phục nhất vẫn là của những người đã sống và chết vì người khác, nhất là vì những người bé mọn, nghèo hèn. Đứng đầu đội ngũ những người đáng kính phục này phải là Đức Giê-su Na-da-rét mà người Công giáo chúng ta tuyên xưng là Đấng Cứu Thế và là Thiên Chúa! Mừng Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô là dịp tốt để chúng ta chiêm ngưỡng, bái phục và sống theo gương “hy sinh” của Người. |
|
GIÁO HỘI LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG
Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi quyền năng và yêu thương. Ba Ngôi mà một Chúa duy nhất, vì cùng một bản tính duy nhất. Vì thế Giáo hội là mầu nhiệm hiệp thông, hiệp thông giữa các tín hữu với Thiên Chúa và giữa các tín hữu với nhau. Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi là dịp để mỗi Ki-tô hữu, mỗi cộng đoàn (giáo xứ/dòng tu/hội đoàn/giáo phận) kiểm điểm xem mình đã sống và thể hiện mầu nhiệm hiệp thông đến mức độ nào rồi. |
|
THÁNH KINH MỘT TRĂM TUẦN (MỖI THÁNG MỘT CHIA SẺ - Chia sẻ thứ 4)
Đã là người Công Giáo hay Tin Lành thì ai nấy đều biết Thánh Kinh quan trọng như thế nào trong đời sống Đức Tin của mình. Nhưng vấn đề là mỗi người, mỗi Hội Thánh (giáo xứ, dòng tu, giáo phận) có thực sự trân quý Thánh Kinh hay không thì là câu chuyện dài. Trân quý Thánh Kinh thì trước hết phải dành cho Thánh Kinh một sự quý trọng thực sự. Sự quý trọng thực sự phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể, thường xuyên và liên tục. Đi một vòng các họ đạo, chúng ta khó tìm thấy trong giáo xứ một Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa hoặc một Nhóm Thánh Kinh Cầu Nguyện. Một Nhóm Thánh Kinh 100 tuần thì càng khó tìm ra hơn (vỉ không có)… Thật đáng buồn! |
|
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
Về sự kiện cá chết hàng loạt cách bất thường ở bãi biển Miền Trung, có nhiều người đã lên tiếng. Có tiếng nói của sự dũng cảm, bênh vực sự thật và quyền lợi chính đáng của người dân. Nhưng cũng có tiếng nói của sự thoái thác trách nhiệm và hèn nhát vì sợ mất quyền lợi của bản thân hay của nhóm lợi ích. Là người Ki-tô hữu, trong sự kiện này cũng như trong tất cả các sự kiện khác của cuộc sống, chúng ta phải biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần Thiên Chúa, tiếng nói của lương tri và của sự thật. Chính Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh đã mời gọi các môn đệ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần!” để được Ngài hướng dẫn và soi sáng. |
|
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ ĐƯỢC THIÊN CHÚA TÔN VINH
Cách nay mấy năm Đức Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần đã có bài viết rất hay, đáng chúng ta tìm đọc. và suy nghĩ, nhất là trong dịp Lễ Chúa Thăng Thiên: “Chúa Giê-su Phục Sinh với những thành tích và những thương tích.” Lễ Chúa Thăng Thiên (hay Chúa Về Trời) là “mắt xích” cuối cùng của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể và Cứu Chuộc. Thiên Chúa (Cha) chẳng những đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết mà còn đem Người về Trời, như để trọng thưởng công trạng lớn lao của Người. |
|
TƯƠNG QUAN TÌNH YÊU
Trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng, các mối tương quan giữa người với người hiện đang bị điều khiển và chi phối bởi các động cơ quyền lực, tiền bạc, lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, khiến nhiều người trở thành nạn nhân của những người khác. Tương quan xã hội càng xấu, con người càng mất tính người. Muốn cải tổ xã hội trước hết phải cải thiện mối tương quan giữa người với người. |
|
CHÌA KHÓA VẠN NĂNG
Từ ngàn xưa, người La-mã đã có câu: “Homo homini lupus” nghĩa là “con người đối xử với nhau chẳng khác gì chó sói”. Nhìn vào thực tế, ở tầm mức quốc tế, quốc gia rộng lớn cũng như ở tầm mức cá nhân nhỏ bé, chúng ta thấy người ta tìm hết mọi cách để chèn ép, giẫm đạp lên nhau, bóc lột nhau, tranh giành của cải, quyền lực như những người khùng điên. Phải chăng vì thế mà khi nghe nói tới “trời mới, đất mới” thì đại đa số giáo dân đều nghĩ rằng hoặc đó là “chuyện ảo tưởng”, hoặc đó là “chuyện đời sau” chứ ở trên thế gian này, làm sao có chuyện “trời mới, đất mới”. |
|
MỤC TỬ NHÂN LÀNH HẾT LÒNG VÌ CHIÊN
Chúa Nhật IV Phục Sinh được Hội Thánh đặt làm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để mọi tín hữu chiêm ngắm chân dung vô cùng đáng kính đáng yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành là Thiên Chúa, là Chúa Giê-su Ki-tô. Chúa Nhật Chúa Chiên Lành là dịp tốt để các Ki-tô hữu cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo có được những Mục Tử (Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục) như lòng Chúa mong ước và hết lòng vì chiên. |
|
ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ
Giáo hội Công giáo vừa mừng kỷ niệm 3 năm trên ngai giáo hoàng của Đức Phan-xi-cô. Ba năm tuy ngắn ngủi nhưng đã có bao điều tươi mới trong đời sống của Giáo hội. Sự kiện đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn vai trò của Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô trong giai đoạn này của lịch sử Giáo hội và loài người. |
|
Giáo dân Hợp Tuyển số 18 (03/2016) - DIỄN TẢ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT BẰNG VIỆC TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
LỜI NGỎ Trong năm 2016 chúng ta có 2 trọng tâm trong đời sống mục vụ là «Sống Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót» và «Tân Phúc hóa đời sống xã hội». Thật không khó để tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa hai nội dung ấy. Vì là những người đã được Thiên Chúa yêu thương và tha thứ nên chúng ta chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Cũng vì đã được Thiên Chúa yêu thương và tha thứ nên chúng ta tích cực Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội, tức làm cho các thực tại và môi trường xã hội thấm nhuần tinh thần yêu thương, thứ tha. Bản thân chúng tôi có một nỗi băn khoăn lo lắng là sợ rằng các giáo xứ, hội đoàn và nhiều giáo dân chỉ tập trung vào việc suy tôn, sùng kính Lòng Chúa thương xót mà quên mất việc cải tạo, canh tân, phúc âm hóa đời sống xã hội theo đường hướng của Phúc âm là một trong những cách cụ thể và thiết thực nhất để thể hiện Lòng Chúa thương xót, dựa vào tuyên bố của chính Chúa Giê- su trong Ngày Phán Xét sau cùng: " (Mt 25,40). (Mt 25,45). Suy nghĩ kỹ một chút chúng ta sẽ thấy công cuộc Tân Phúc Âm đời sống xã hội không chỉ là việc muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi. Không phải thế ! việc Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội là việc vô cùng hệ trọng đối với nhiệm vụ và phần rỗi của các Ki-tô hữu, nhất là các Ki-tô giáo dân, vì ơn gọi của các Ki-tô hữu giáo dân là nên thánh giữa đời và thánh hóa các thực tại và môi trường tràn thế. Giáo dân Hợp Tuyển số 18 mang tựa đề DIỄN TẢ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT BẰNG VIỆC TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI vì vẫn chọn chủ đề NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT VÀ TÂN PHÚC HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. Trong nội dung GDHT số 18 này các bài sẽ phân bổ thành 3 phần : Phần I: Một số bài liên quan tới Lòng Chúa Thương Xót Ngoài một vài nguyên tắc căn bản về lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót là một số gợi ý mục vụ cho Năm Thánh Lòng Thương Xót. Phần II: Một số bài liên quan tới Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội. Ngoài những kim chỉ nam căn bản của Phúc Âm, của Cộng Đồng Vatican II và của Đức Thánh Cha Phanxicô là một số gợi ý nhẹ nhàng cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội. Phần III : (Phụ Trương) là Tài liệu « Tông đồ giáo dân học tập Phương Pháp xây dựng Đội Nhóm Tông Đồ.» Đầy là một tài liệu quý hiếm các hội viên các Hội Đoàn Tông Đồ cần tiếp cận và áp dụng. Rất mong GDHT 18 được đón nhận. Nguyện Xin Thánh Cả Giuse chúc lành và nâng đỡ
...File kèm
|
|
CẢM TẠ VÀ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT!
Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II là người đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho thánh nữ Maria Faustina: “Ta muốn ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót là một trợ giúp và nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, Lòng Thương Xót của Ta sẽ rộng mở; Ta sẽ tuôn đổ một đại dương hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta.” (Trích nhật ký, số 699). |
|
[1]
20
21
22 23
24
25
26
27
28
29 [23/31] |