Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

TẠI SAO VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG CHƯA CÓ NHIỀU KẾT QUẢ?
Có thể nói không sai: Tất cả những gì Đức Giê-su đã làm trong 3 năm trần thế (giảng dậy, chữa lành, làm phép lạ, bị bắt và bị đánh đòn rồi bị giết chết trên thập giá) là nhằm làm là Tin Mừng Cứu Độ đến được với mọi người. Cũng tương tự như thế: Tất cả những gì Hội Thánh và người đứng đầu Hội Thánh đã và đang làm (tông du, gặp gỡ, giảng dậy, tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, soạn thảo Tông Huấn  v.v….) cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là đem Tin Mừng Cứu Độ đến cho loài người ngày hôm nay.

BẠC NHƯ TIỀN!
Trong khi người đời đề cao và mơ ước giầu sang, tiền bạc vì “Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý” thì Chúa Giê-su lại dậy chúng ta: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa!" 

KHÓC VỚI KẺ KHÓC VÀ VUI VỚI NGƯỜI VUI
Khi chú giải về Tình Yêu Ki-tô giáo trong chương 13 Thư 1 Cô-rin-tô của Thánh Phao-lô, ông William Barclay, một nhà chú giải Thánh Kinh,  đã viết một câu chí lý như sau: “Khóc với kẻ khóc bao giờ cũng dễ hơn là vui với người vui. Chúng ta thích nghe câu chuyện chê bai kẻ khác hơn là câu chuyện nhằm khen ngợi người khác.” Tại sao thế?

ID CỦA DÂN CHÚA
Xét về mặt xã hội, người Công giáo ở hầu hết các nước trên thế giới, chỉ là thiểu số; ở nhiều quốc gia người Công giáo còn bị coi là những công dân hạng hai hạng ba;  thậm chí tại một vài nước người Công giáo còn là thành phần bị xem thường, ghét bỏ, đàn áp và bách hại nữa.

ĂN BÁNH THÁNH & UỐNG RƯỢU THÁNH ĐỂ CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Dân gian có câu “người ta ăn để sống chứ không phải sống để ăn” là có ý nói ăn uống không phải là mục đích của đời người mà chỉ là phương tiện để con người duy trì và phát triển sự sống thể lý. Nhưng con người không chỉ có sự sống thể lý mà còn có sự sống tâm linh. Vậy người ta phải ăn gì uống gì để duy trì và phát triển sự sống tâm linh, sự sống đời đời ?

VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỤC TỬ
“Bước ra khỏi tình trạng khép kín để dấn thân cho công cuộc Loan Báo Tin Mửng cho lương dân”  là trách nhiệm chung của mọi tín hữu Việt Nam; còn “ra khỏi mồ tối để chiếu sáng sự thánh thiện của mình trong việc hi sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được giao phó cho mình”  là trách nhiệm riêng của các nhà lãnh đạo Giáo hội Việt Nam. Lời Chúa hôm nay củng cố chân lý ấy.

ƠN GỌI & SỨ MẠNG CỦA KI-TÔ HỮU
Một trong những nét son của Công Đồng Vatican II là đã khẳng định và nêu cao phẩm giá và địa vị cao trọng của mọi Ki-tô hữu. Thật ra giáo huấn của Công Đồng cũng chỉ là phản ánh của Lời Chúa trong Thánh Kinh mà thôi. Vì thế chúng ta chẳng những có thể khẳng định với Thánh Giê-rô-ni-mô rằng: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Ki-tô” mà còn có thể công bố: “Không biết Thánh Kinh là không biết chính mình chúng ta nữa!” có nghĩa là không biết phẩm giá và địa vị cao trọng của chúng ta cũng như trách nhiệm cao cả và nặng nề của chúng ta.

NHẬN RA SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA
Kinh nghiệm đời sống tâm linh cho thấy nhiều người hoặc vì cứng đầu cứng cổ, hoặc vì thành kiến mà không nhận ra sứ giả của Thiên Chúa. Con cái Ít-ra-en thời ngôn sứ Ê-dê-ki-en, vì cứng đầu cứng cổ, nên không nhận ra có một ngôn sứ đang ở giữa họ là Ê-dê-ki-en. Vị ngôn sứ là tiếng nói của Thiên Chúa, là người nói thay Thiên Chúa, để chỉ dậy cho dân biết đường lối, ý định, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

SỰ SỐNG LÀ THÁNH THIÊNG
Không biết trong lịch sử loài người có giai đoạn nào mà cuộc chiến bảo vệ và bênh vực sự sống lại quyết liệt như ngày hôm nay không? Những chuyện tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, lãng phí tài sản của nhân dân, chà đạp nhân phẩm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, phá thai, cướp giật, lừa đảo v.v.. thường xuyên được nhắc đến trên các trang báo nhà nước cũng như báo lề trái và trên các đài truyền thanh truyền hình. Người đọc dễ có cảm tưởng rằng thế lực của hủy diệt và tàn phá đang thắng thế và tự hỏi: Phải chăng lực lượng bảo vệ và bênh vực sự sống đang bị yếu thế? Là Ki-tô hữu chúng ta tin rằng Thiên Chúa là Đấng tạo nên và bảo vệ sự sống. Vì xuất phát từ chính Thiên Chúa sự sống là thánh thiêng vô cùng cao quý nên chúng ta có bổn phận phải bênh vực và bảo vệ!

SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI
Không tuần nào mở mail mà tôi không nhận được một tin buồn về một người nào đó vừa qua đời. Một người qua đời khiến nhiều người khổ đau. Cuộc sống là thế!  Thật vậy, mấy ai trong chúng ta có được một cuộc sống hoàn toàn phẳng lặng, không gặp khó khăn trở ngại gì đáng kể, không bị phong ba bão táp cách này cách khác. Dường như thân phận con người gắn liền với khổ đau, bệnh tật, tai ương, trắc trở. Muốn tránh cũng không khỏi, muốn chạy cũng không thoát! Có lẽ vì thế mà cuộc đời này được xem là “bể khổ”! Nhưng điều quan trọng là giữa sóng gió cuộc đời, chúng ta phải ứng xử và đối phó như thế nào? chúng ta có thể cậy dựa vào đâu? chạy đến với ai? Đó mới là phao cứu sinh cho người trần thế chúng ta!

NƯỚC THIÊN CHÚA GIỐNG NHƯ HẠT CẢI
Trong ba năm rao giảng và chữa lành khắp các nẻo đường Pa-lét-tin, Đức Giê-su đặc biệt quan tâm đến việc giúp các môn đệ và dân chúng hiểu về Nước Trời (hay Nước Thiên Chúa) mà Người thiết lập khi đến trần gian. Người đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều dụ ngôn -là một hình thái văn chương bình dân và cách trình bày quen thuộc với người đương thời- để nói về Nước Trời.

“GIAO ƯỚC TÌNH YÊU!’’
Thiên Chúa đã đi bước trước trong việc thiết lập giao ước tình yêu với loài người khi Người cứu Ít-ra-en khỏi cảnh nô lệ Ai-cập và ký kết với họ giao ước Xi-nai. Đó là giao ước cũ và là hình bóng của một giao ước mới mà Thiên Chúa đã ký kết mấy ngàn năm sau với toàn nhân loại nơi Con Một Yêu Dấu của Người. Giao ước cũ được ký kết bằng/nhờ máu chiên bò. Còn giao ước mới được ký kết bằng/nhờ Máu Châu Báu của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa đã đổ ra trên thập giá. Chúng ta mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa trong tâm tình cảm tạ tri ân khi hiện tại hóa Giao Ước Tình Yêu ở núi Xi-nai và đồi Gol-go-tha!

“VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KẺ LÀM CON THIÊN CHÚA’’
Có hai tình trạng đáng mọi Ki-tô hữu phải suy nghĩ: Tình trạng thứ nhất là dường như trên thế giới này càng ngày càng có nhiều người chối bỏ hay làm ngơ không quan tâm gì tới Thiên Chúa. Tình trạng thứ hai là trong Giáo Hội có khá nhiều giáo dân không cảm nghiệm được niềm hạnh phúc và vinh dự được làm con Thiên Chúa!

“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN’’
Đối với các Ki-tô hữu thì việc đón nhận Thánh Thấn của Thiên Chúa là vô cùng quan trọng, vì không ai có thể sống đời sống đức tin cậy mến mà không có Thánh Thần. Vì thế mà lời mời  “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh dành cho các Tông Đồ và tất cả các Ki-tô hữu là lời mời chan chứa ân tình.  Có Thánh Thần các Ki-tô hữu mới có thể sống tư cách môn đệ Chúa Ki-tô trong các môi trường gia đình, nghề nghiệp và cộng đồng xã hội của mình. Đã đành mỗi Ki-tô hữu đã đón nhận Thánh Thần ngày người ấy chịu phép Rửa. Nhưng phải nói là mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng…, các Ki-tô hữu cần phải nhận lấy Thánh Thần của Chúa Ki-tô Phục Sinh, để được đổi mới liên tục và làm chứng cho Niềm Tin của mình.

LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THỜI NAY!
Trong Hội nghị kỳ I.2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (Vũng Tầu), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định lấy Ngày Lễ Chúa Thăng Thiên làm Ngày Truyền Thông của Giáo Hội Việt Nam. Cơ sở của quyết định của Hội đồng Giám mục là những lời của Chúa Giê-su nói với các Tông đồ trước khi về trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15) và “Anh em sẽ là chứng nhân của Thày tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất”  (Cv 1,8). 

ĐẠO  YÊU THƯƠNG  
Người Ki-tô hữu nào cũng biết Ki-tô giáo là Đạo yêu thương bác ái. Nói hay giảng yêu thương bác ái thì dễ nhưng sống bác ái yêu thưong thì không dễ chút nào! Nhưng khó không có nghĩa là không thể và khó cũng không là cái cớ để chúng ta trốn tránh, không thực hành.

SỐNG MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cây nho, tôi không hề biết đó là cây nho mà cứ tưởng đó là một thứ cây gì đó bị héo khô mà chủ ruộng chưa kịp đốt đi. Nhưng chỉ cần một trận mưa xuân là những cành cây (nho) khô kia trổ lá xanh um và rồi chỉ vài tháng sau chúng trổ bông thơm ngát và kết trái đỏ mọng nhìn thật mát mắt. Sức sống tiềm tàng trong thân nho thật mãnh liệt. Kinh nghiệm này giúp tôi hiểu dễ dàng và sâu sắc hơn điều mà Chúa Giê-su dậy trong Phúc âm Gio-an: "Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái….” (Ga 15,5).

“TÔI CHÍNH LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH”
“Chúa Giê-su không còn trong xác thịt trên trần gian này nữa, do đó, nếu Ngài muốn làm một việc gì trên đời này, Ngài phải tìm một người để làm công việc ấy. Nếu Ngài muốn dậy dỗ một đứa trẻ, Ngài tìm một thầy giáo để dậy bảo nó. Nếu  muốn chữa lành một người bệnh, Ngài tìm một bác sĩ hay một nhà giải phẫu để làm công việc đó cho Ngài. Nếu Ngài muốn kể lại một câu chuyện về mình, Ngài phải tìm một người để kể. Tóm lại chúng ta là thân thể của Chúa Ki-tô, là những bàn tay để làm việc cho Ngài, những bàn chân để chạy việc cho Ngài, là tiếng nói để phát ngôn cho Ngài.

“Ý ĐỊNH VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA”
Điều quan trọng nhất đối với Ki-tô hữu chúng ta là hiểu biết, yêu mến và sống phù hợp với Ý Định và Đường Lối của Thiên Chúa đã được thể hiện trong lịch sử Cứu độ và nhất là trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, -tức trong cái chết và sự phục sinh- của Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa. Có như thế chúng ta mới có thể đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa: hiệp thông trong tư tưởng và hiệp thông trong hành động.

THẦN KHÍ LÀ QUÀ TẶNG CỦA CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH
Tin Mừng Phục Sinh đã được loan báo! Tin Mừng Phục Sinh đã được chúng ta đón nhận! Đấng Phục Sinh đem đến cho những kẻ tin một quà tặng cao quý và hiệu quả khôn lường. Đó chính là Thần Khí, là Thánh Thần! Người là quyền năng thần linh có sức làm thay đổi cả chiều sâu lẫn chiều rộng tâm hồn và cuộc sống kẻ tin. Chúng ta - cá nhân và cộng đoàn - sẽ trở thành và phải trở thành những con người / cộng đoàn mới, hoàn toàn mới. Vậy thì chúng ta hãy hân hoan đón nhận Thánh Thần là quà tặng mà Chúa Ki-tô Phục Sinh ban cho, bằng cách mở rộng tấm lòng và cuộc sống để Thánh Thần của Đấng Phục Sinh ngự đến và thực hiện công việc của Người là canh tân đổi mới chúng ta và mọi thực tại trên địa cầu này.

[1] 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 [25/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!