|
|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
ĐÓI KHÁT TÂM LINH
Tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, không phải ai cũng có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, việc làm. Vì sự thiếu thốn ấy mà nẩy sinh sự đói khát về mặt vật chất. Nền khoa học kỹ thuật của loài người ở thế kỷ XXI, dù đã rất tiên tiến, cũng vẫn chưa giải quyết được vấn đề thiều thốn ấy nên sự đói khát vật chất vẫn còn nguyên đó. Nhưng con người không chỉ đói khát về vật chất mà còn đói khát về tâm linh nữa. Trong Sứ điệp Mùa Chay 2014 Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu quan tâm đến tình trạng lầm than của con người ngày nay: lầm than về kinh tế, lầm than về luân lý và lầm than về tinh thần hay tâm linh. |
|
TỪ “LẮNG NGHE” ĐẾN “VÂNG NGHE” LỜI CHÚA
Tiếng Việt của chúng ta quả là rất phong phú. Bằng chứng là 2 từ “lắng nghe” và “vâng nghe” tuy cùng có từ NGHE nên nội dung rất gần nhau, nhưng lại rất khác nhau. Trong lãnh vực tôn giáo và tâm linh, nếu “vâng nghe” Lời Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, là việc quan trọng nhất đối với các Ki-tô hữu thì trong Mùa Chay việc ấy càng quan trọng hơn gấp triệu triệu lần, vì Mùa Chay là thời gian thuận lợi nhất cho việc “vâng nghe” Lời Chúa. Nhưng việc “vâng nghe” giả thiết việc “lắng nghe”, vì có “lằng nghe” Lời Chúa, các Ki-tô hữu mới biết Thiên Chúa muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì ở mỗi người, mỗi cộng đoàn. Và có “lắng nghe” Lời Chúa, các Ki-tô hữu mới khám phá ra những cái được và cái chưa được trong cách sống đức tin của mình mà sửa đổi. |
|
CHIẾN THẮNG NHỜ SỨC MẠNH CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã kết thúc Sứ Điệp Mùa Chay 2017 bằng những dòng chữ này: “Anh chị em thân mến, Mùa Chay là mùa thuận lợi để đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Ki-tô, Đấng đang sống trong lời của Người, trong các bí tích và nơi người thân cận của chúng ta. Chúa là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của Tên Cám Dỗ trong bốn mươi ngày ở sa mạc, sẽ chỉ cho chúng ta con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, để chúng ta có thể tái khám phá hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi tội lỗi đã làm cho chúng ta ra mù loà, và phục vụ Chúa Ki-tô hiện diện trong những anh chị em của chúng ta đang túng thiếu. Tôi khuyến khích tất cả các tín hữu cũng hãy thực hiện sự đổi mới thiêng liêng này bằng cách tham gia các Chiến dịch Mùa Chay được nhiều tổ chức Giáo hội phát động tại nhiều nơi trên thế giới, để thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ trong gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để nhờ tham dự vào chiến thắng của Chúa Ki-tô, chúng ta biết mở cửa lòng mình cho những ai yếu đuối và nghèo khổ. Như thế chúng ta mới có thể sống và làm chứng cho niềm vui Phục Sinh cách trọn vẹn.” Chúng ta hãy bước vào Mùa Chay với ý thức về sự yều đuối, mỏng giòn của mình và về sức mạnh vô song của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Nhờ sức mạnh ấy chúng ta có thể chiển thắng mọi khó khăn, thử thách và cám dỗ của cuộc đời. |
|
ĂN CHAY, CẦU NGUYỆN & BỐ THÍ GIÚP CHÚNG TA ĐI SÂU VÀO ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
Mở đầu Sứ Điệp Mùa Chay năm 2017, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã viết: “Anh chị em thân mến, Mùa Chay là một khởi đầu mới, một con đường dẫn đến mục tiêu chắc chắn là Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Kitô đối với sự chết. Mùa này thúc giục chúng ta hoán cải. Người Kitô hữu được mời gọi “hết lòng” trở về với Thiên Chúa (Ge 2,12), không chấp nhận lối sống tầm thường nhưng lớn lên trong tình bạn với Chúa. Chúa Giê-su là người bạn tín trung, không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trở về; và qua sự đợi chờ đầy nhẫn nại ấy, Người tỏ lòng sẵn sàng tha thứ cho chúng ta (x. Bài giảng, 08-01-2016). |
|
THIÊN CHÚA CHẲNG QUÊN CHÚNG TA BAO GIỜ
Khi chúng ta được giầu có, sung sướng thì chúng ta dễ dàng tin rằng Thiên Chúa hằng nhớ đến chúng ta. Nhưng khi chúng ta phải thiếu thốn và khổ cực về vật chất hay về tinh thần thì chúng ta dễ dàng sa vào tâm trạng tưởng rằng Thiên Chúa đã quên chúng ta mất rồi. Nhưng thật ra không phải là như thế. Điều mà Thiên Chúa đã mạc khải cho Ngôn Sứ I-sai-a là: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” |
|
YÊU ĐỒNG LOẠI ĐÃ KHÓ, YÊU KẺ THÙ CÒN KHÓ HƠN.
Người La-mã xưa có châm ngôn: “Homo homini lupus” Dịch đúng nghĩa là “người đối với người chẳng khác gì sói”. Đó là mối tương quan của những người sống theo thú tính hơn là theo nhân tính. Buồn thay là ngày nay vẫn còn có nhiều người đối xử với người khác chẳng khác gì sói dữ. Báo chí mới nêu một kỷ lục mới (sau kỷ lục rượu bia, phá thai, buôn bán phụ nữ, tham nhũng, lãng phí của công) của nước ta là có gần 5.000 vụ đánh nhau phải đưa vào bệnh viện trong mầy ngày Tết Đinh Dậu vừa qua. Đó chẳng phải là hình ảnh của “homo homini lupus” sao? |
|
LUẬT MỚI VƯỢT TRỘI LUẬT CŨ
Những người Do-thái cùng thời với Đức Giê-su đã gặp không ít khó khăn để phân biệt Luật Cũ và Luật Mới mà Thiên Chúa ban cho họ qua ông Môsê và Đức Giê-su Na-da-rét. Vì thế trong đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật VI Thường Niên Năm A hôm nay, chúng ta thấy Đức Giê-su đã hết sức cố gắng giúp người đồng hương hiểu sự khác biệt và vượt trội của Luật Mới mà Người đem đến so với Luật Cũ mà Thiên Chúa đã ban qua ông Mô-sê, để họ đón nhận và thực hành những đòi hỏi của Luật Mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới và đẹp lòng Thiên Chúa hơn. |
|
PHÚC ÂM HÓA HAY BIẾN ĐỔI CON NGƯỜI & XÃ HỘI
Hằng ngày trên mặt báo hay trên màn hình ti-vi chúng ta được thấy không biết bao nhiêu cảnh xấu xa, độc ác của những con người bất lương: nào trộm cướp, nào chém giết, nào buôn bán thực phẩm bẩn, nào tham những hối lộ và lãng phí của công, nào lừa gạt. Trước những cảnh tồi tệ ấy người lương thiện buột miệng hỏi: “Các cơ quan chức năng ở đâu?” Nhưng các tín đồ các tôn giáo phải hỏi thêm: “Người có đạo ở đâu?” |
|
MỒNG HAI TẾT ĐINH DẬU (29/01/2017)
Cả Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Việt, cả Giáo Lý Ki-tô giáo đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, tổ tiên ông bà. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, chúng ta kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Họ là những cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho chúng ta nên người và nên người Ki-tô hữu. Chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn đối với những đấng bậc ấy và dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ đầu năm. Việc làm tốt đẹp và ý nghĩa nhất là tìm kiếm Thiên Chúa và thực hành Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giê-su đã sống và giảng dậy. |
|
MỒNG MỘT TẾT ĐINH DẬU (28/01/2017)
Nếu chúng ta suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thâm sâu và phong phú của Ba Ngày Tết: Ngày Mồng Một Tết, chúng ta hướng mắt, hướng lòng lên Thiên Chúa để cầu xin Người ban cho chúng ta ơn Bình An, vì Thiên Chúa là Chúa của thời gian và vì mọi sự tốt lành đều xuất phát từ Thiên Chúa. Ngày Mồng Hai Tết, chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta trong thế giới này, để tỏ lòng hiếu thảo của những người thụ ân. Ngày Mồng Ba Tết, chúng ta nhìn vào chính cuộc sống hiện tại của mình để xem ý nghĩa và giá trị của lao động mà Thiên Chúa giao phó, ủy thác cho chúng ta trong Năm Mới là như thế nào để chúng ta chu toàn cho đẹp lòng Thiên Chúa và hữu ích cho chính mình và tha nhân. Vậy hôm nay là ngày đầu năm, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa mà cảm tạ Đấng Tạo Dựng và phó thác cuộc sống cho Đấng Quan Phòng mà vui hưởng những ngày tháng của Năm Mới Đinh Dậu này. |
|
ĐỨC GIÊ-SU LÊN TIẾNG
Sau khi đã ra mắt công chúng một cách đầy ấn tuợng (xem Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa), Chúa Giê-su bắt đầu công việc rao giảng, chọn lựa địa bàn hoạt động và tuyển lựa các môn đệ. Đúng là hội đủ cả ba yếu tố cơ bản: thiên thời, địa lợi và nhân hòa cho sự khởi đầu sứ vụ cứu thế. |
|
“LÀM CHỨNG CHO CHÚA”
Một trong những từ được dùng khá nhiều trong báo chí nói chung và trong lãnh vực luật pháp và tòa án nói riêng là từ “chứng”: chứng nhân hay nhân chứng, chứng tá, chứng từ hay chứng cớ, minh chứng hay chứng minh. Trong Thánh Kinh Thần Học và Mục Vụ cũng thế. |
|
CUỘC RA MẮT ĐẦY ẤN TƯỢNG!
Còn gần một tháng nữa ông Donald Trump mới nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ nhưng từ ngày đắc cử Tổng Thống Mỹ, ông đã được cả thế giời quan tâm theo dõi. Không biết vào ngày 20 tháng 1 năm 2017 tới đây, buổi lễ ra mắt của ông sẽ hoành tráng và ấn tượng đến mức nào, nhưng trước khi bước vào Nhà Trắng nhận quyền lực của người đứng đầu Nước Mỹ, ông Trump đã được một tạp chí danh tiếng chọn là nhân vật của năm 2016. |
|
DÂN NGOẠI ĐƯỢC CÙNG THỪA KẾ
Lễ Hiển Linh tiếp nối Lễ Giáng Sinh, vì Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người là để tỏ mình ra, không chỉ cho những người Ít-ra-en, mà còn cho hết mọi người, hết mọi dân trên trái đất này nữa. Thế giới của Do-thái giáo phân biệt người ở trong và kẻ ở ngoài (dân ngoại). Nhưng đó là suy nghĩ của người Do-thái chứ không phải là suy nghĩ của Thiên Chúa. Đọc Cựu Ước chúng ta thấy dân ngoại và Do-thái đều bị các ngôn sứ hạch tội chẳng kém gì nhau, vì dân nào cũng có nghĩa vụ nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa; dân nào cũng có bổn phận giữ tuân lề luật của Chúa; dân nào cũng được hưởng ơn thừa kế gia nghiệp của Con Một Thiên Chúa là Đức Giê-su Ki-tô. |
|
THÁNH MA-RI-A, MẸ CHÚA TRỜI - LỄ THÁNH MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA NĂM (01/01/2017) - NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH
“… Khi sứ thần truyền tin, Ðức Nữ Trinh Ma-ri-a đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn và thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian. Ngài được công nhận và tôn kính là Mẹ thật của Thiên Chúa và của Ðấng Cứu Thế. Ðược cứu chuộc cách kỳ diệu hơn nhờ công nghiệp Con Ngài và hiệp nhất mật thiết và bền chặt với Con, Ðức Ma-ri-a đã lãnh nhận sứ mệnh và vinh dự cao cả là được làm Mẹ Con Thiên Chúa, do đó làm ái nữ của Chúa Cha và cung thánh của Chúa Thánh Thần. Nhờ lãnh nhận ân sủng vô cùng cao quí này, Ngài đã trổi vượt mọi tạo vật trên trời dưới đất. Nhưng đồng thời, vì thuộc dòng dõi A-đam, Ngài cũng liên kết với tất cả mọi người cần được cứu rỗi; hơn nữa, "Ngài thật là Mẹ các chi thể (của Chúa Ki-tô)... vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội là những chi thể của Ðầu ấy". Vì thế, Ngài cũng được chào kính như chi thể của Giáo Hội tối cao và độc nhất vô nhị, cũng như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái. Và Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Ngài tình con thảo, như đối với một người Mẹ rất dấu yêu” (LG 53). |
|
THÁNH GIA NA-DA-RÉT LÀ GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA
Trong Đại Hội lần thứ 13 vào tháng 10/2016 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị lấy Mục Vụ Gia Đình làm đường hướng xây dựng và phát triển Giáo Hội cho ba năm (2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm như sau:- Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân; - Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ; - Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn. Nói đến gia đình làm sao chúng ta có thể không nói đến Thánh Gia Na-da-rét? Chính Thiên Chúa nhập thể làm người đã chọn gia đình của thánh Giu-se và đức Ma-ri-a làm nơi sinh sống và phát triển. Vậy thì năm nay chúng ta hãy mừng Lễ Thánh Gia Na-da-rét một cách thật đặc biệt và lấy đó làm khởi điểm cho 3 năm Mục Vụ Gia Đình của Giáo Hội Việt Nam. |
|
NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ THẾ GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
Lễ Giáng Sinh là một Niềm Vui lớn cho toàn nhân loại, nhất là cho những người thành tâm thiện chí và những người nghèo hèn trong các xã hội. Thiên Chúa cao siêu, cực thánh, vô hình đã trở thành một trẻ thơ bé bỏng trên cánh tay yêu thương trìu mến của người mẹ hiền và trước mắt mọi phàm nhân. Điều kỳ diệu ấy chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng mới thực hiện được. Ngôi Lời Thiên Chúa, là Hài Nhi Giê-su, đã đến thế gian để đem phúc trời là bình an và tình thuơng của Thiên Chúa đến cho muôn dân, muôn người. |
|
NIỀM VUI VÀ CĂN TÍNH CỦA DÂN RIÊNG CHÚA
Nếu đọc Sách Xuất Hành, chúng ta sẽ thấy đoạn này: “Ông Mô-sê thưa với Thiên Chúa: "Nếu Ngài không đích thân đi, xin Ngài đừng đưa chúng con lên khỏi đây. Nhưng làm thế nào biết được là con và dân của Ngài được nghĩa với Ngài? Há chẳng phải vì có Ngài đi với chúng con sao? Như thế, con và dân của Ngài mới khác với mọi dân trên mặt đất." Đức Chúa phán với ông Mô-sê: "Ngay cả điều ngươi vừa nói đó, Ta cũng sẽ làm, vì ngươi đã được nghĩa với Ta, và Ta biết đích danh ngươi" (Xh 34, 15-17). |
|
THUẬT LẠI NHŨNG ĐIỀU MẮT THẤY TAI NGHE …..
Rất nhiều giáo dân Việt Nam cho rằng mình không có khả năng rao giảng Tin Mừng cho người khác, thậm chí cho chính con cái trong nhà. Một trong những nguyên nhân tạo nên mặc cảm tự ti ấy là sự hiểu lầm về phương cách truyền giáo, do cách giáo dục đức tin và giảng dậy “bất cập” của Giáo Hội chúng ta trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Có lẽ chính vì muốn thay đổi não trạng ấy của các Ki-tô hữu Á Châu mà năm 2007 Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) đã tổ chức một Hội nghị Truyền Giáo với chủ đề “Kể chuyện Đức Giê-su tại Châu Á.” Hội nghị này được tổ chức tại Chiêng Mai (Thái Lan) và được kéo dài tại nhiều quốc gia, nhiều giáo phận: “Kể chuyện Đức Giê-su tại Việt Nam” - “Kể chuyện Đức Giê-su tại Tây Nguyên”- “Kể chuyện Đức Giê-su tại 4 tỉnh Miền Trung bị ô nhiễm biển” v.v…. |
|
HOA QUẢ CỦA LÒNG SÁM HỐI!
Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị đón rước Thiên Chúa vào trong tâm hồn và cuộc sống của mỗi người. Cũng có nghĩa là thời gian của sám hối và hoán cải. Nói một cách tích cực thì Mùa Vọng là thời gian sinh hoa kết quả thánh thiện để chứng tỏ lòng ăn năn sám hối. Vì chưng trong tương quan với Thiên Chúa, thì chúng ta cũng giống như dân Ít-ra-en thời I-sai-a hay thời Gio-an Tẩy Giả và thời Thánh Phao-lô là những con người đầy thiếu sót, lỗi phạm và bất trung đối với Thiên Chúa. |
|
[1]
20 21
22
23
24
25
26
27
28
29 [21/31] |
|