Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

NGƯỜI KHÔN NGOAN BIẾT CHỌN ĐÚNG
Người đời có câu: “Khôn thì sống, dại thì chết” Đó là đúc kết kinh nghiệm sống  của loài người, không chỉ trong lãnh vực trần thế mà cả trong lãnh vực tâm linh nữa. Người khôn là người biết định giá (hay lượng giá) đúng. Người khôn là người biết chọn lựa đúng. Điển hình là người đi tìm ngọc đẹp và thương gia tìm thấy kho báu. Hai người ấy bán hết tài sản họ đang có để mua cho được viên ngọc quý hay thửa ruộng trong đó có chôn giấu kho báu, vì họ định giá đúng về viên ngọc quý hay kho báu vừa tìm thầy.

KẺ XẤU SỐNG BÊN CẠNH NGƯỜI TỐT - HAY CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA
Trong Tin Mừng Mát-thêu có 5 bài giảng: (a) bài giảng trên núi, (b) bài giảng về sứ mạng truyền giáo, (c) bài giảng về Giáo hội, (d) bài giảng về các dụ ngôn và (đ) bài giảng về cánh chung. Trong bài giảng về các dụ ngôn, Chúa Giê-su đã dùng 6 dụ ngôn để nói về Nước Trời: (a) dụ ngôn người gieo giống, (b) dụ ngôn cỏ lùng, (c) dụ ngôn hạt cải, (d) dụ ngôn men trong bột, (đ) dụ ngôn kho báu và ngọc quý và (e) dụ ngôn chiếc lưới thả xuống biển. Mỗi dụ ngôn có ý nghĩa riêng và mang một sứ điệp riêng.

GIEO KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
 Trên bìa cuốn Tự điển Bách khoa Larousse nổi tiếng, chúng ta đọc thấy phương châm này: “On sème à tout vent.” Có thể tạm dịch là: “Gieo khắp bốn phương trời.” Phương châm này giúp chúng ta liên tưởng đến dụ ngôn người gieo giống trong Tin Mừng Mát-thêu: “Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục." 

“HÃY ĐẾN CÙNG TÔI, TÔI SẼ CHO NGHỈ NGƠI BỒI DƯỠNG”
Có lẽ chưa bao giờ con người phải vất vả như ngày hôm nay để tồn tại. Cuộc vật lộn với cơm áo gạo tiền khiến nhiều người trong chúng ta choáng váng và ngạt thở. Trong bối cảnh ấy ước gì chúng ta nghe được tiếng nói dịu dàng của chính Chúa Giê-su Ki-tô:  "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng!” 

HY SINH TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA VÀ NÊN GIỐNG CHÚA
Không có tôn giáo nào lại không coi trọng việc hy sinh từ bỏ trong đời sống tâm linh. Hy sinh từ bỏ không chỉ là những cái xấu (tội lỗi, ích kỷ, hận thù) mà cả những cái tốt (người thân, của cải, ý riêng). Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tín đồ càng trở nên thánh thiện. Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tu hành càng trở thành nhà chân tu.  

MỘT GIỜ CHẦU THÁNH THỂ
 HƯỞNG DẪN VIỆC CHUẨN BỊ 

1. Chia  giờ Chầu Thánh Thể ra làm 4 phần. Mỗi phần có một «chủ đề» riêng nhưng liên kết chặt chẽ với chủ đề của các phần khác. Mỗi phần kéo dài 15 phút.

- Phần thứ nhất: Thờ Lậy Chúa Giê-su ngự trong Bí Tích Thánh Thể.

- Phần thứ hai: Chúc Tụng, Ngợi Khen, Cảm Tạ Thiên Chúa Cha và Chúa Giê-su Thánh Thể.

- Phần thứ ba: Suy niệm về Ý Nghĩa của Bí Tích Thánh Thể.

- Phần thứ bốn: Suy niệm về Những Đòi Hỏi của Bí Tích Thánh Thể đối với các tín hữu và đối với những người đến dâng lễ và rước lễ.

2. Soạn những lời gợi ý cho từng phần.

3. Tìm những đoạn Thánh Kinh phù hợp với mỗi phần.

4. Chọn những bài Thánh Ca thích hợp với mỗi phần.

5. Soạn những lời Cầu Nguyện phù hợp với mỗi phần.

6. Sắp xếp thứ tự 5 yếu tố: Lời Gợi Ý, Lời Chúa, Thánh Ca, Thinh Lặng, Lời Cầu Nguyện, sao cho thích hợp và đa dạng.

...File kèm Attach file

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI THEO CHÚA
 Nhiều người Công giáo vì quá đon sơ chất phác nên thường thắc mắc không hiểu tại sao ngay ngày hôm nay trên thế giới vẫn có những chính quyền đàn áp người có đạo. Các Ki-tô hữu bị đàn áp không phải vì họ làm điều xấu xa mà chỉ vì họ theo một tôn giáo mà chính quyền không thích không ưa. Nếu những người này đọc những lời cảnh báo về người này người nọ, của Đức Giê-su trong Phúc Âm, thì họ sẽ hiểu được rằng: Té ra theo đạo, nhất là đạo Công  giáo, không phải là điều dễ dàng, không phải lúc nào cũng thuận lợi mà nhiều lúc rất cam go vất vả, thậm chí nguy hiểm nữa...

PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU
Trong hành trình xuyên qua sa mạc tiến về Đất Hứa dân Ít-ra-en đã được Thiên Chúa ban cho man-na mỗi buổi sáng để có sức mà sống và tiến bước. Đó là hình bóng của Thánh Thể mà Chúa Giê-su Ki-tô ban cho Dân Mới là Hội Thánh trong cuộc lữ hành trần thế. Nhưng Thánh Thể thì trổi vượt hơn man-na vì Thánh Thể là Thịt, là Máu, là Lời của chính Chúa Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa làm người. Thánh Thể là Phép Lạ của Tình Yêu!

THIÊN CHÚA YÊU THẾ GIAN
Nói theo ngôn ngữ giáo lý, thần học thì mầu nhiệm cao siêu, khôn lường và khó hiểu nhất của Ki-tô giáo là mầu nhiệm một Chúa ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh thì mầu nhiệm ấy lại dễ hiểu, gần gũi và có sức an ủi nhất vì đó chính là mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Yêu. Quả vậy từ Sách Xuất Hành qua Thư của Thánh Phao-lô đến Tin Mừng của Thánh Gio-an, Thiên Chúa là Đấng “nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giầu nhân nghĩa và thành tín”. Chính vì Thiên Chúa là Tình Yêu nên Người “đã sai Con Một đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.” Chúng ta hãy đi sâu vào huyền nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng là Thiên Chúa Tình Yêu mà tận hưởng hạnh phúc của những người được Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc như -thậm chí hơn- một người mẹ.

ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
 Hội Thánh Kitô giáo được khai sinh vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày mà Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Thánh Thần của Chúa Giê-su Ki-tô xuống trên các Tông Đồ là  cộng đoàn những người tin theo Chúa Giê-su và làm chứng cho Chúa Ki-tô Phục Sinh. Thánh Thần luôn đồng hành cùng Hội Thánh từ ngày đó đến nay. Nhưng trong đời sống đức tin, có những thời điểm người tín hữu như cảm nghiệm một cách sâu sắc hơn sự hiện diện và tác động của Thánh Thần, như trong những ngày này: chúng ta có Đức Phan-xi-cô trên ngôi vị Giáo Hoàng và chúng ta vừa mới có hai Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII và Gio-an Phao-lô II là hai Thánh Giáo hoàng của Công Đồng Va-ti-can II là Công Đồng của canh tân đổi mới và trở về nguồn.

LỆNH TRUYỀN VÀ LỜI HỨA CỦA ĐẤNG PHỤC SINH
Hơn ai hết các Tông Đồ trông chờ nhiều điều ở cuộc hẹn của Đức Giê-su tại Ga-li-lê, vì Người vừa trải qua một biến cố trọng đại vô tiền khoáng hâu: sống lại từ cõi chết. Đức Giê-su Phục Sinh đã không để các ông phải thất vọng: Người đã ban cho các ông một mệnh lệnh và một lời hứa. Mệnh lệnh là: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”  Còn lời hứa là: “Thày ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!” Mệnh lệnh và lời hứa được đặt trên nền tảng vững chắc là quyền bính của Đấng Phục Sinh: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.‘

LÔ-GÍCH CỦA TÌNH YÊU
Thế giới loài người càng ngày càng phức tạp và nhiều xung đột vì mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi dân tộc sống theo một lô-gích riêng và các lô-gích ấy khó hòa hợp với nhau.

CÓ CHÚA Ở CÙNG
Mỗi khi được nghe/đọc tin tức về những người bị bắt, bị đánh đập và giam cầm một cách bất công, vô tội, tôi không khỏi thắc mắc tự hỏi làm thế nào và nhờ ai mà họ chịu đựng được cảnh tra tấn đòn roi dã man như thế.

“TÔI ĐẾN ĐỂ CHIÊN ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO!”
 Ngoài những danh xưng như “Đấng Mê-si-a của Thiên Chúa”, “Đấng Thiên-Sai của Thiên Chúa”, “Con Thiên Chúa”, “Chiên Thiên Chúa”…, Đức Giê-su Ki-tô còn có một danh xưng rất dễ thương khác là “Mục Tử Nhân Lành”. Ngày hôm nay Hội Thánh mừng Lễ Chúa Chiên Lành và cầu nguyện cho ơn thiên triệu.

MẮT HỌ LIỀN MỞ RA VÀ HỌ NHẬN RA NGƯỜI

Tin vào một Đấng Thiên Chúa đã sinh ra làm người sống cách đây hơn hai ngàn năm đã là một chuyện vô cùng khó khăn. Tin vào Đấng Thiên Chúa làm người ấy đã phục sinh từ cõi chết và hiện đang sống giữa chúng ta thì quả là một sự điên rồ, nhất là khi  sự dữ vẫn ngày đêm hoành hành như giữa chốn vườn hoang, vô chủ! Vì thế mà chúng ta rất cần củng cố Niềm Tin của chúng ta vào Chúa Ki-tô Phục Sinh. Các Tông đồ (đặc biệt là Phê-rô) và các môn đệ trên đường Em-maus giúp chúng ta trong việc hệ trọng này. Cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi cũng là chỗ dựa cho niềm tin của chúng ta, vì giống như chúng ta hôm nay, cách đây hơn hai ngàn năm, họ cũng đã phải đương đầu với chuyện khó tin, chuyện không thể tin: Đức Giê-su Ki-tô đã sống lại thật vì Người là Đức Chúa!

 

TÔN VINH VÀ QUẢNG BÁ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
 Từ ngày Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II được tuyên Thánh (27/04/2014) Lễ Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như có thêm sức lôi cuốn trong Hội Thánh, vì chính Thánh Giáo Hoàng đáng kính yêu ấy là người đã cỗ võ mạnh mẽ Lòng Thương Xót Chúa trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.

GIÁO DÂN HỢP TUYỂN SỐ 22 THÁNG 04/2017 - TĂNG CƯỜNG ĐỜI SỐNG TÂM LINH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG

GIÁO DÂN HỢP TUYỀN SỐ 22 sẽ được phát hành vào đầu tháng 04/2017 tức vào thời cao điểm của Mùa Thương Khó - Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

Mùa Phục Sinh là Mùa của Ơn Cứu Độ, là Mùa của Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium) và là Mùa của Đời Sống Mới phong phú và thánh thiện của những con người đã được Chúa Thánh Thần biến đổi.

Mùa Phục Sinh cũng là Mùa Ad Gentes hay Truyền Giáo của những người đã đón nhận Lệnh Truyền của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh : «Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ…. »  (Mc 16,15).

Nhưng nếu xét mình một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ phải nhìn nhận rằng Công Cuộc Truyền Giáo của Giáo Hội Việt Nam nói chung, của mỗi người Công giáo Việt Nam nói riêng, không được mạnh mẽ và hiệu quả. Nguyên nhân chính là do đời sống tâm linh của các Ki-tô hữu,  giáo sĩ cũng như giáo dân, còn yếu kém, thiếu sức hút và sức chuyển hóa các tâm hồn.

Vì thế mà GDHT số 22 chọn chủ đề là TĂNG CƯỜNG ĐỜI SỐNG TÂM LINH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG.

...File kèm Attach file

LÀM CHỨNG VÀ RAO GIẢNG CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH!
 Nói theo lô-gic bình thường thì Đức Giê-su Na-da-rét phải phục sinh, vì Thiên Chúa (Cha) làm cho Người trổi dậy từ cõi chết là cách tưởng thưởng xứng hợp nhất đối với sự vâng phục vẹn toàn mà Người đã thể hiện với Chúa Cha. Mắt khác nếu như Đức Ki-tô không sống lại từ cõi chết thì tất cả công trình Người xây dựng và rao giảng trở thành công cốc hết thẩy! Nhưng lô-gíc không phải là cơ sở của Niềm Tin Phục Sinh của Ki-tô giáo. Chúng ta tin Chúa Giê-su Ki-tô đã phục sinh là dựa vào lòng tin và lời chứng của Phê-rô, Gio-an và các Tông Đồ là những người đã được diễm phúc sống cùng Người trong một thời gian dài và đã gặp lại Người sau khi Người phục sinh từ cõi chết!

Niềm Tin Phục Sinh vừa là trung tâm điểm vừa là cao điểm của Niềm Tin Ki-tô giáo vì tất cả đời sống Ki-tô giáo được xây dựng trên và xoay quanh Niềm Tin ấy.

Mừng Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy xin Thiên Chúa tăng thêm Niềm Tin Phục Sinh của chúng ta và chúng ta hãy quyết tâm làm chứng và rao giảng Niềm Tin ấy một cách quyết liệt, bằng những việc làm cụ thể và giầu sức thuyết phục.

CHIÊM NGẮM DUNG MẠO CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ
Nếu 4 Sách Phúc Âm đều có Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su thì Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó trong Tin Mừng Mát-thêu (26,14 - 27,66) là Bài Tường Thuật đầy đủ và gây xúc cảm nhất. Vì thế mà Giáo Hội cho chúng ta đọc Bài Tường Thuật ấy ngay đầu Tuần Thánh. Với tâm tình kính tôn, yêu mến và cảm tạ chúng ta hãy chiêm ngắm chân dung tuyệt đẹp của Con Thiên Chúa làm người và chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.

CHÍNH THẦY LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG
Các Sách Phúc âm đều có mục đích là giúp các tín hữu và những người thành tâm nhận ra Đức Giê-su Na-da-rét là Đấng Mê-si-a của Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa. Các lời Người nói, các việc Người làm…. đều dẫn người ta đến “nhận biết” ấy. Trong các việc Đức Giê-su đã làm để chứng mình Người là Thiên Chúa thì không có việc nào có sức thuyết phục cho bằng việc Đức Giê-su làm cho La-da-rô đã chết được bốn ngày sống lại.    

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [19/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!