Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

ƠN GỌI HAY CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ
Đoạn Phúc Âm của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay thường được xem là đoạn văn “bản lề” của Phúc Âm Mác-cô, vì cùng một lúc là đoạn kết của phần 1 và là đoạn mở của phần 2. Phúc Âm Mác-cô được các nhà chú giải gọi là Sách Giáo Lý Khai Tâm Ki-tô giáo, vì trình bày điều cốt yếu nhất của đời sống người Ki-tô hữu: Đức Giê-su là Ai (phần 1) ? và muốn đi theo Người (hay muốn làm môn đệ Người) thì các Ki-tô hữu phải đi con đường nào, phải sống như thế nào (phần 2)?

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH
Trước cảnh khốn khổ của một số người trong xã hội, nhiều người trong chúng ta giả câm, giả điếc, giả ngọng, giả mù để trốn tránh trách nhiệm cứu giúp người hoạn nạn.  Nhưng có nhiều người khác thì không phải là giả câm, giả điếc, giả ngọng và giả mù mà là câm, điếc, ngọng và mù thật sự.

CĂN CƯỚC CỦA DÂN CHÚA
Xét về mặt xã hội, người Công giáo ở hầu hết các nước trên thế giới, chỉ là thiểu số; ở nhiều quốc gia người Công giáo còn bị coi là những công dân hạng hai hạng ba;  thậm chí tại một vài nước người Công giáo còn bị xem thường, ghét bỏ, đàn áp và bách hại nữa.

CHÚNG TÔI QUYẾT PHỤNG THỜ ĐỨC CHÚA.
Giữ đạo hay theo Chúa là một chọn lựa. Không phải chỉ chọn lựa một lần khi chịu Phép Rửa Tội mà là chọn lựa mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ, mỗi phút. Chọn lựa giữa Thiên Chúa và các thần khác như ông Giô-suê và dân Ít-ra-en trong sa mạc đã chọn phụng thờ Thiên Chúa vì Người đã tỏ lòng thương dân và cứu vớt dân ra khỏi cảnh nô lệ Ai-cập. Chọn lựa là tin vào Lời của Chúa Giê-su Ki-tô, dù Lời ấy có chói tay, như các Tông đồ trong Phúc Âm đã tiếp tục chọn đi theo Chúa Giê-su, vì Người có những Lời đem lại sự sống đời đời. Còn ngày nay chúng ta chọn ai? Đây là câu hỏi hết sức quan trọng mà mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng ta phải trả lời Chúa và làm chứng cho thế giới, nhất là cho những người duy vật vô thần và lương dân sống bên cạnh và chung quanh chúng ta.

ĐỂ CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Dân gian có câu “người ta ăn để sống chứ không phải sống để ăn” là có ý nói ăn uống không phải là mục đích của đời người mà chỉ là phương tiện để con người duy trì và phát triển sự sống thể lý. Nhưng con người không chỉ có sự sống thể lý mà còn có sự sống tâm linh. Vậy người ta phải ăn gì uống gì để duy trì và phát triển sự sống tâm linh, sự sống đời đời ?

BÁNH TRƯỜNG SINH
Của ăn vật chất cần thiết cho sự sống thể lý thế nào thì của ăn thiêng liêng cần thiết cho sự sống tâm linh như thế. Nói cách khác con người cần cơm bánh để sống ở đời này, và cần bánh trường sinh để sống vĩnh cửu. Bánh trường sinh chính là Mình Máu thánh Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã hiến mình trên thập gía và trên bàn thờ, làm của Lễ Tạ Ơn cho Thiên Chúa và làm của ăn cho loài người.  Chúng ta hãy đến mà ăn bánh trường sinh vì chúng ta là lữ khách trên trần gian này: “dậy mà ăn vì ngươi còn phải đi đường xa.”  

CHỌN NẾP SỐNG MỚI VÀ TRỞ THÀNH CON NGƯỜI MỚI
Nếu nhìn kỹ vào đời sống Ki-tô hữu của mình, chúng ta sẽ thấy có sự mâu thuẫn trầm trọng giữa niềm tin và cách sống. Nói theo Thánh Kinh là nhiều lúc chúng ta vẫn sống theo nếp sống cũ hay theo con người cũ, trong khi đáng lẽ ra chúng ta phải có một nếp sống mới và trở thành con người mới mà Thiên Chúa mong muốn và định liệu cho chúng ta. Sống theo nếp sống cũ hay theo con người cũ là sống theo não trạng, suy nghĩ, lý luận, đánh giá của người đời, của người không có đức tin. Còn sống theo nếp sống mới hay theo con người mới là sống theo Thần Khí của Chúa Ki-tô và phán đoán mọi người, mọi sự theo các tiêu chuẩn và giá trị của Tin Mừng.

PHÉP LẠ CỦA QUYỀN NĂNG VÀ TÌNH THƯƠNG
Câu chuyện 5 chiếc bánh và 2 con cá mà Chúa Giê-su Ki-tô đã biến ra nhiều để nuôi 5-6 ngàn người trong Tin Mừng Gio-an, vừa cho chúng ta thấy quyền năng, vừa cho chúng ta thấy tình thương của Thiên Chúa Ngôi Lời làm người giữa thế nhân. 

VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỤC TỬ
Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XV tập trung vào ơn gọi và sứ mạng của các Ki-tô hữu (nói chung) thì Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XVI sẽ tập trung vào ơn gọi và sứ mạng của các Ki-tô hữu lãnh đạo (nói riêng). Trong đạo cũng như ngoài đời, vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng. Ngoài đời thì là chính quyền các cấp, còn trong đạo thì là các mục tử các cộng đoàn lớn nhỏ. Nhờ nắm bắt đươc thực trạng của Giáo Hội tại Việt Nam nên vị nguyên đại diện Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đã có những lời nhắn nhủ không thể chính xác hơn, với các Giám mục Việt Nam họp Hội Nghị lần thứ nhất năm 2012 tại Xuân Lộc, sau Lễ Phục Sinh năm đó:

Như Chúa Giê-su đã sống lại và ra khỏi mộ, Hội Thánh Việt Nam cũng cần trỗi dậy, thoát khỏi những từ ngữ “chết” trong quyển Sách Thánh để hạ sinh thành Lời rao giảng sống động trong cuộc sống; Hội Thánh Việt Nam không chỉ khép kín trong những mối quan tâm nội bộ, nhưng phải bước ra dấn thân cho công cuộc Loan báo Tin Mừng cho lương dân; cụ thể tại Việt Nam còn hơn 90% anh chị em chưa nghe loan báo Tin Mừng;  cuối cùng mỗi cá nhân mục tử cũng cần phải ra khỏi mộ tối để chiếu sáng sự thánh thiện của mình trong việc hi sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được giao phó cho mình.”

ƠN GỌI & SỨ MẠNG CỦA KI-TÔ HỮU
Một trong những nét son của Công Đồng Vatican II là đã khẳng định và nêu cao phẩm giá và địa vị cao trọng của mọi Ki-tô hữu. Thật ra giáo huấn của Công Đồng cũng chỉ là phản ánh của Lời Chúa trong Thánh Kinh mà thôi. Vì thế chúng ta chẳng những có thể khẳng định với Thánh Giê-rô-ni-mô rằng: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Ki-tô” mà còn có thể công bố: “Không biết Thánh Kinh là không biết chính mình chúng ta nữa!” có nghĩa là không biết phẩm giá và địa vị cao trọng của chúng ta cũng như trách nhiệm cao cả và nặng nề của chúng ta.

NHẬN RA SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA
Kinh nghiệm đời sống tâm linh cho thấy nhiều người hoặc vì cứng đầu cứng cổ, hoặc vì thành kiến mà không nhận ra sứ giả của Thiên Chúa. Con cái Ít-ra-en thời ngôn sứ Ê-dê-ki-en, vì cứng đầu cứng cổ, nên không nhận ra ngôn sứ Ê-dê-ki-en đang ở giữa họ. Vị ngôn sứ là tiếng nói của Thiên Chúa, là người nói thay Thiên Chúa, để chỉ dậy cho dân biết đường lối, ý định, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Còn dân làng Na-da-rét, vì thành kiến và không tin, nên không nhận ra Đức Giê-su là vị đại ngôn sứ, là chính Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa dân Người. Kinh nghiệm của người xưa phải giúp mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng ta nhậy bén và tỉnh thức trong việc nhận ra các sứ giả của Thiên Chúa! Vậy xin mời các bạn đọc kỹ và tìm hiểu các bài Sách Thánh hôm nay. ...File kèm Attach file

SỰ SỐNG LÀ THÁNH THIÊNG
 Không biết trong lịch sử loài người có giai đoạn nào mà cuộc chiến bảo vệ và bênh vực sự sống lại quyết liệt như ngày hôm nay không? Những chuyện tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, lãng phí tài sản của nhân dân, chà đạp nhân phẩm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, phá thai, cướp giật, lừa đảo v.v.. thường xuyên được nhắc đến trên các trang báo nhà nước cũng như báo lề trái và trên các đài truyền thanh truyền hình. Người đọc dễ có cảm tưởng rằng thế lực của hủy diệt và tàn phá đang thắng thế và tự hỏi: Phải chăng lực lượng bảo vệ và bênh vực sự sống đang bị yếu thế?

TÔI TRUNG CỦA THIÊN CHÚA
Trong Phụng vụ Công giáo Giáo hội chỉ mừng sinh nhật của ba nhân vật sau: Chúa Giê-su (ngày 25/12), Đức Ma-ri-a (ngày 8/9) và Thánh Gio-an Tẩy Giả (ngày 24/6). Điều đó nói lên tầm quan trọng của Thánh Gio-an Tẩy Giả trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Và vì thế mà Ngài được trọng kính một cách đặc biệt không chỉ trong Phụng vụ mà cả trong đời sống đức tin của các tín hữu Công giáo.

NHỎ NHƯ HẠT LÚA HẠT CẢI
Trong ba năm rao giảng và chữa lành khắp các nẻo đường Pa-lét-tin, Đức Giê-su đặc biệt quan tâm đến việc giúp các môn đệ và dân chúng hiểu về Nước Trời (hay Nước Thiên Chúa) mà Người thiết lập khi đến trần gian. Người đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều dụ ngôn -là một hình thái văn chương bình dân và cách trình bày quen thuộc với người đương thời- để nói về Nước Trời.

THI HÀNH Ý MUỐN CỦA THIÊN CHÚA
Một cách nào đó, chúng ta có thể định nghĩa những người có đạo là những người có mối tương quan đặc biệt với Chúa, với Phật, với ông bà tổ tiên. Riêng với người Công giáo thì tiêu chí cuộc sống đạo là thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Lịch sử loài người còn in đâm dấu tích của mối tương quan bị sứt mẻ của nguyên tổ với Thiên Chúa khi Ađam E-va đã không thi hành ý muốn của Thiên Chúa mà ăn trái cấm trong vườn địa đàng. Nhưng chính vì sự sa ngã của nguyên tổ A-đam mà chúng ta được Thiên Chúa ban cho một A-đam mới là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để thi hành ý muốn của Chúa Cha hầu cứu chuộc nhân loại. Từ kinh nghiệm bản thân Đức Giê-su đã long trọng tuyên bố những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa là anh em, chị em Ngài, là mẹ Ngài.

“GIAO ƯỚC TÌNH YÊU!’’
Dân Ít-ra-en trong Cựu Uớc có giá trị nổi trội hơn các dân tộc khác là vì dân ấy đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và ký kết với họ giao ước Xi-nai. Dân Ki-tô giáo là Ít-ra-en mới chẳng những kế thừa giao ước cũ mà còn được nâng cấp trong giao ước tình yêu nhờ/trong hiến tế thập giá của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa trong tâm tình cảm tạ tri ân khi hiện tại hóa Giao Ước Tình Yêu ở núi Xi-nai và đồi Gol-go-tha!

“VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KẺ LÀM CON THIÊN CHÚA’’
Có hai tình trạng đáng mọi Ki-tô hữu phải suy nghĩ: Tình trạng thứ nhất là dường như trên thế giới này càng ngày càng có nhiều người chối bỏ hay làm ngơ không quan tâm gì tới Thiên Chúa. Tình trạng thứ hai là trong Giáo Hội có khá nhiều giáo dân không cảm nghiệm được niềm hạnh phúc và vinh dự được làm con Thiên Chúa!

“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN’’
Đối với các Ki-tô hữu thì việc đón nhận Thánh Thấn của Thiên Chúa là vô cùng quan trọng, vì không ai có thể sống đời sống đức tin cậy mến mà không có Thánh Thần. Vì thế mà lời mời  “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh dành cho các Tông Đồ và tất cả các Ki-tô hữu là lời mời chan chứa ân tình.  

LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THỜI NAY!
Trong Hội nghị kỳ I.2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (Vũng Tầu), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định lấy Ngày Lễ Chúa Thăng Thiên làm Ngày Truyền Thông của Giáo Hội Việt Nam. Cơ sở của quyết định của Hội đồng Giám mục là những lời của Chúa Giê-su nói với các Tông đồ trước khi về trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15) và “Anh em sẽ là chứng nhân của Thày tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). 

NIỀM VUI CỦA YÊU THƯƠNG
Người Ki-tô hữu nào cũng biết Ki-tô giáo là Đạo yêu thương bác ái. Sống yêu thương bác ái trong niềm vui chứ không phải trong nỗi buồn và cưỡng bách. Nói hay giảng yêu thương bác ái thì dễ nhưng sống bác ái yêu thưong thì không dễ chút nào! Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện được. Và khó cũng không thể là cái cớ để chúng ta trốn tránh, không thực hành. Các bài Sách Thánh của Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B hôm nay nhắc cho chúng ta nhớ và sống yêu thương bác ái là điều quan trọng và cốt yếu nhất của Đao chúng ta!

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [16/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!