|
|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA [CHÚA NHẬT THỨ II MÙA VỌNG NĂM C (09/12/2018)]
Ai cũng có ít nhiều kinh nghiệm về việc chuẩn bị cho
một biến cố hay sự kiện quan trọng đối với cá nhân, gia đình và cộng đoàn mình.
Kinh nghiệm ấy giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Vọng
Năm C hôm nay. |
|
TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN!
Hôm nay, chúng ta lại bước vào Mùa Vọng!
Ý nghĩa và mục đích của Mùa Vọng là chuẩn
bị tâm hồn đón chào và tin nhận Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa xuống thế
làm người để cứu độ nhân loại và mời gọi chúng ta bước theo Người. * Xét về lịch sử thì Thiên Chúa Ngôi Hai đã
đến trần gian cách đây hơn hai ngàn năm, trong nhân vật Giê-su Na-da-rét; * Xét về mặt tâm linh tức trong tương quan
giữa Thiên Chúa nhập thể làm người và mỗi người chúng ta thì Thiên Chúa luôn ở
đàng trước chúng ta, đang tiến lại gần chúng ta, sẵn sàng đến ngự vào tâm hồn và
cuộc sống của chúng ta. |
|
TUYÊN XƯNG ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ VUA
Hơn bao giờ hết, niềm tin của người tín hữu vào
Vương Quyền của Thiên Chúa và của Con Một Yêu Dấu của Người là Chúa Giê-su Ki-tô
đang bị thử thách quyết liệt. Nhìn vào thực trạng của thế giới nói chung và của
xã hội Việt Nam nói riêng, chúng ta dễ có cảm tưởng là các thế lực của bạo tàn,
chiến tranh, hận thù và tội ác đang thắng thế. Cũng chẳng có gì lạ, vì cách đây
hơn 2.000 năm, tổng trấn Phi-la-tô đã đưa ra nghị quyết: “Đóng đinh nó vào
thập giá!” và đám đông quần chúng Do-thái đã rập theo một cách điên cuồng:
“Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xê-da-rê.” |
|
CON NHÀ TÔNG….
Trong xã hội Việt Nam ta xưa cũng
như nay, những người trẻ được mang nhãn hiệu CÔCC (con ông cháu cha) thì không
để đâu cho hết niềm tự hào. Thật ra nếu đi sâu vào thực tế thì chưa hẳn tất cả
những người trẻ mang danh CÔCC đều là những người đáng tự hào, vì cha ông của
một số những người trẻ ấy chẳng có gì đáng tự hào, khi chỉ nhờ vào địa vị xã hội,
tham nhũng, hối lộ hay ăn cắp của công mà thành người có chức, có quyền và có
của trong xã hội và chính bản thân những người trẻ ấy cũng chẳng có gì đáng tự
hào do chẳng có công trạng gì với cộng đồng xã hội. |
|
“CỦA ÍT LÒNG NHIỀU”
Người Việt Nam chúng ta có câu
“của ít lòng nhiều” để nói lên tấm lòng quan trọng hơn của cho. Trong
đời sống, rất nhiều khi người ta không thể thực hiện được những điều mình muốn,
hoặc ở mức độ mình muốn, vì bị giới hạn cách này cách khác. Đó là những truờng
hợp "lực bất tòng tâm." |
|
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Bốn chữ vàng của Ki-tô giáo là “mến Chúa yêu
người”. Bốn chữ ấy tóm gọn 10 điều/giới răn mà Thiên Chúa đã ban cho dân riêng
Ít-ra-en qua ông Mô-sê: “Nghe
đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực
ngươi… Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác
lớn hơn các điều răn đó." |
|
NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA HỘI THÁNH (THỨ NĂM ĐẦU THÁNG 01/11/2018 LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
Bất kỳ quốc gia nào cũng hãnh diện về những “nhân
tài” mà quốc gia ấy sản sinh ra. Bất cứ một dòng họ nào cũng hãnh diện về những
con cái “kiệt xuất” của dòng họ mình. Bất cứ một trường học nào cũng thấy nở mày
nở mặt về những học sinh sinh viên “xuất sắc” đã từ trường mình mà nên người tài
giỏi. Bất cứ tôn giáo nào cũng hân hoan mừng rỡ về các vị Thánh là những người
con “ưu tú” của tôn giáo mình. Ki-tô giáo cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Hằng năm Hội Thánh cử hành Lễ Các Thánh Nam Nữ vào ngày 01 tháng 11 là nhằm tôn
vinh các Vị Thánh và nêu gương các Ngài cho các tín hữu đang sống trong cõi trần
này noi theo. Chúng ta hãy dâng lời ngợi khen, chúc tụng và cảm tạ
Thiên Chúa về các Thánh Nam Nữ ở trên trời và hãy học cùng các Ngài gương hy
sinh thánh thiện. |
|
MÙ MÀ SÁNG!
Vì “con mắt là cửa sổ linh hồn” nên mù lòa là
một tai họa lớn đối với con người vì nó cướp mất khả năng
“nhìn thấy” sự vật xung quanh và khiến con người phải sống trong tăm tối.
|
|
CẦU CHO VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC
Có thể nói không sai: Tất cả những gì Đức Giê-su đã
làm trong 3 năm trần thế (giảng dậy, chữa lành, làm phép lạ, bị bắt và bị đánh
đòn rồi bị giết chết trên thập giá) là nhằm làm cho Tin Mừng Cứu Độ đến được với
mọi người. Cũng tương tự như thế: Tất cả những gì Hội Thánh và người đứng đầu
Hội Thánh hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô, đã, đang và sẽ làm (tông du, gặp gỡ,
giảng dậy, tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, ban hành Tông Huấn, viết
Tông Thư, gửi Sứ Điệp v.v….) cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là đem Tin Mừng Cứu
Độ đến cho loài người ngày hôm nay. |
|
ĐỒNG TIỀN LIỀN KHÚC RUỘT!
Trong xã hội trọng kim tiền như Việt Nam ta
hiện nay thì “Tiền là Tiên là Phật, là sức bật
của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là đà của danh vọng, là cái lọng che
thân, là cán cân công lý” . Trong não trạng chung của người xưa
cũng như nay thì đồng tiền liền khúc ruột. Vì thế mà chúng ta không có gì phải
ngạc nhiên khi anh chàng thanh niên giầu có bỏ đi sau khi nghe Đức Giê-su nói
với anh: "Ngươi chỉ thiếu một
điều, là ngươi hãy đi
bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu
trên trời, rồi đến theo Ta". |
|
TÔI ĐÂY LÀ NỮ TỲ CỦA CHÚA!
Trong Cựu Ước không có nhân vật nào có thể so sánh
được với ông Mô-sê, nên ông nhận được danh xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất là
TÔI TỚ CỦA THIÊN
CHÚA. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, ngoài Chúa Giê-su, thì không
có nhân vật nào đáng kính, đáng trọng, đáng mến cho bằng Đức Ma-ri-a, nên Mẹ
nhận được danh xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất là NỮ TỲ
CỦA THIÊN CHÚA. |
|
KHÓC VỚI KẺ KHÓC VÀ VUI VỚI NGƯỜI VUI
Khi chú giải về Tình Yêu Ki-tô giáo trong chương 13
Thư 1 Cô-rin-tô của Thánh Phao-lô, ông William Barclay, một nhà chú giải Thánh
Kinh, đã viết một câu chí lý như sau: “Khóc với kẻ khóc bao giờ cũng dễ hơn là vui với
người vui. Chúng ta thích nghe câu chuyện chê bai kẻ khác hơn là câu chuyện nhằm
khen ngợi người khác.” Tại sao thế? - Tại vì sự ghen tỵ tức “không muốn
cho người khác có cái mà họ đang có” ẩn sâu trong đáy lòng của mỗi con người.
Nhiều người cho rằng sự ghen tỵ này khá phổ biến giữa các Ki-tô hữu! Thế thì các
bài Sách Thánh của Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm B hôm nay còn nguyên giá trị
thời sự (actual) tức là không chỉ là chuyện của thời xa xưa mà là chuyện của
chính ngày hôm nay. |
|
CON ĐƯỜNG THẦY CHỈ CHO CHÚNG TA
Làm môn đệ Thầy Giê-su có nghĩa là
đi theo Người, là đi con đường chính Thầy đã đi. Con đường Thày Giê-su đã đi là
con đường tự hạ và phục vụ tha nhân như kẻ tôi tớ. Đi con đường ấy chẳng dễ chút nào,
vì mỗi con người chúng ta đều có xu hướng muốn đưa mình lên, muốn là người được
phục vụ chứ không muốn là kẻ phục vụ. Và vì thế gian ma quỷ luôn tìm cách lôi
kéo và rình rập gài bẫy chúng ta. Vì thế mà hành trình theo Thầy
Giê-su là một cuộc chiến nội tâm quyết liệt giữa được và mất, giữa sống và chết.
|
|
ƠN GỌI HAY CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ
Đoạn Phúc Âm của Phụng Vụ Lời
Chúa hôm nay thường được xem là đoạn văn “bản lề” của Phúc Âm Mác-cô, vì cùng
một lúc là đoạn kết của phần 1 và là đoạn mở của phần 2. Phúc Âm Mác-cô được các
nhà chú giải gọi là Sách Giáo Lý Khai Tâm Ki-tô giáo, vì trình bày điều cốt yếu
nhất của đời sống người Ki-tô hữu: Đức Giê-su là Ai (phần 1) ? và muốn đi theo
Người (hay muốn làm môn đệ Người) thì các Ki-tô hữu phải đi con đường nào, phải
sống như thế nào (phần 2)? |
|
THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH
Trước cảnh khốn khổ của một số người
trong xã hội, nhiều người trong chúng ta giả câm, giả điếc, giả ngọng, giả mù để
trốn tránh trách nhiệm cứu giúp người hoạn nạn. Nhưng có nhiều người khác thì
không phải là giả câm, giả điếc, giả ngọng và giả mù mà là câm, điếc, ngọng và
mù thật sự. |
|
CĂN CƯỚC CỦA DÂN CHÚA
Xét về mặt xã hội, người Công giáo ở
hầu hết các nước trên thế giới, chỉ là thiểu số; ở nhiều quốc gia người Công
giáo còn bị coi là những công dân hạng hai hạng ba; thậm chí tại một vài nước
người Công giáo còn bị xem thường, ghét bỏ, đàn áp và bách hại nữa. |
|
CHÚNG TÔI QUYẾT PHỤNG THỜ ĐỨC CHÚA.
Giữ đạo hay theo
Chúa là một chọn lựa. Không phải chỉ chọn lựa một lần khi chịu Phép Rửa Tội mà
là chọn lựa mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ, mỗi phút. Chọn lựa giữa Thiên
Chúa và các thần khác như ông Giô-suê và dân Ít-ra-en trong sa mạc đã chọn phụng
thờ Thiên Chúa vì Người đã tỏ lòng thương dân và cứu vớt dân ra khỏi cảnh nô lệ
Ai-cập. Chọn lựa là tin vào
Lời của Chúa Giê-su Ki-tô, dù Lời ấy có chói tay, như các Tông đồ trong Phúc Âm
đã tiếp tục chọn đi theo Chúa Giê-su, vì Người có những Lời đem lại sự sống đời
đời. Còn ngày nay chúng
ta chọn ai? Đây là câu hỏi hết sức quan trọng mà mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng
ta phải trả lời Chúa và làm chứng cho thế giới, nhất là cho những người duy vật
vô thần và lương dân sống bên cạnh và chung quanh chúng ta. |
|
ĐỂ CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Dân gian có câu “người ta ăn để sống
chứ không phải sống để ăn” là có ý nói ăn uống không phải là mục đích của đời
người mà chỉ là phương tiện để con người duy trì và phát triển sự sống thể lý.
Nhưng con người không chỉ có sự sống thể lý mà còn có sự sống tâm linh. Vậy
người ta phải ăn gì uống gì để duy trì và phát triển sự sống tâm linh, sự sống
đời đời ? |
|
BÁNH TRƯỜNG SINH
Của ăn vật chất cần thiết cho sự
sống thể lý thế nào thì của ăn thiêng liêng cần thiết cho sự sống tâm linh như
thế. Nói cách khác con người cần cơm bánh để sống ở đời này, và cần bánh trường
sinh để sống vĩnh cửu. Bánh trường sinh chính là Mình Máu thánh Chúa Giê-su
Ki-tô, Đấng đã hiến mình trên thập gía và trên bàn thờ, làm của Lễ Tạ Ơn cho
Thiên Chúa và làm của ăn cho loài người. Chúng ta hãy đến mà ăn bánh trường
sinh vì chúng ta là lữ khách trên trần gian này: “dậy mà ăn vì ngươi còn phải đi
đường xa.” |
|
CHỌN NẾP SỐNG MỚI VÀ TRỞ THÀNH CON NGƯỜI MỚI
Nếu nhìn kỹ vào đời sống Ki-tô hữu
của mình, chúng ta sẽ thấy có sự mâu thuẫn trầm trọng giữa niềm tin và cách sống.
Nói theo Thánh Kinh là nhiều lúc chúng ta vẫn sống theo nếp sống cũ hay theo con
người cũ, trong khi đáng lẽ ra chúng ta phải có một nếp sống mới và trở thành
con người mới mà Thiên Chúa mong muốn và định liệu cho chúng ta. Sống theo nếp
sống cũ hay theo con người cũ là sống theo não trạng, suy nghĩ, lý luận, đánh
giá của người đời, của người không có đức tin. Còn sống theo nếp sống mới hay
theo con người mới là sống theo Thần Khí của Chúa Ki-tô và phán đoán mọi người,
mọi sự theo các tiêu chuẩn và giá trị của Tin Mừng. |
|
[1]
15
16 17
18
19
20
21
22
23
24 [17/32] |
|