THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Để cảm thông được đứa trẻ, người ta cần biết đầy đủ những điều kiện cho sự phát triển của nó. Có những đặc nét đáng chú ý như đứa trẻ cố gắng để có một chỗ đứng trong gia đình hoặc tìm cách mang lại nhận thức và chứng tỏ là có hiệu quả trong bối cảnh đặc biệt của môi trường. Nếu không có khích lệ và hướng dẫn, đứa trẻ mất thời giờ trong việc tìm những phương cách được xã hội chấp nhận để đối đầu với những người khác. Thái độ sai lầm và gặp nhiều rắc rối là một kết quả đương nhiên.
|
XÂY DỰNG MỘT GIA ĐÌNH HÒA HỢP HẠNH PHÚC
Lm. Đan Vinh, HHTM
Một hôm vào dịp giáo xứ mở tuần tĩnh tâm Mùa Chay để giúp các tín hữu dọn tâm hồn mừng đại lễ Phục Sinh. Cha giảng tĩnh tâm khai triển đề tài xây dựng gia đình hạnh phúc. Bà đã đến gặp riêng và thú nhận với cha về tình trạng xung khắc giữa hai vợ chồng để xin một lời khuyên. Nghe xong cha giảng phòng trao cho bà một chai nước phép và dạy bà mỗi lần bị chồng la rầy, thay vì nói đốp chát lại, bà hãy mở chai nước phép ra tợp một ngụm ngậm trong miệng không được nuốt và thầm thĩ đọc một chục kinh mân côi thì chắc chắn nhờ Mẹ chuyển cầu mà Chúa sẽ làm phép lạ cho chồng bà im lặng và gia đình sẽ êm ấm thuận hòa như hồi mới cưới.
|
PHÚC ĐỨC TẠI MẪU (XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC CON CÁI)
Lm. Đan Vinh, HHTM
Lần khác ,Mạnh Tử đang học ở trường bỗng trốn học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi bên khung cửi dệt vải, biết con trai trốn học, liền cầm con dao chặt đứt tấm vải đang dệt và dạy con rằng: ”Con ơi! Con đang học mà bỏ trốn đi chơi thì chẳng khác gì mẹ đang dệt tấm vải mà lại chặt đứt nó vậy !” Từ đó, Mạnh Tử quyết tâm chuyên cần học tập. Về sau ông đã trở thành một hiền nhân xuất chúng và rất nổi tiếng của nước Trung Hoa.
|
XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: VAI TRÒ THUYỀN TRƯỞNG TRONG GIA ĐÌNH TÍN HỮU
Lm. Đan Vinh, HHTM
Mới đây trên mạng Ngôisao.net có ghi lại câu chuyện của Afamily về bi kịch của một gia đình như sau:
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Thật là cần thiết để thiết lập vài nguyên tắc cho việc ảnh hưởng con trẻ. Bố mẹ cần sự cố vấn vì mẫu mực sống của họ không bảo đảm sự phát triển đứa trẻ. Ở đây không bàn thảo chi tiết về những phương cách giáo dục gia đình. Một ít nguyên tắc trong chương Cùng Chung Sống cống hiến một loạt phương pháp thích hợp. Nguyên tắc đầu tiên là hiểu biết và kính trọng phẩm giá con người. Trong việc ứng phó với con trẻ, người lớn phải kính trọng phẩm giá của đứa trẻ cũng như phẩm giá của chính mình. Quên phẩm giá riêng của một người có nghĩa là ban cho. Quên phẩm giá của đứa trẻ có nghĩa là đàn áp. Cả hai đều tiêu hủy sự cộng tác. Cả hai thiết lập những bạo chúa và nô lệ...
|
ĐÀO TẠO TRƯỞNG GIA ĐÌNH THEO ĐƯỜNG LỐI ĐỨC GIÊSU
Lm. Đan Vinh, HHTM
Người dùng phương pháp thính thị (nghe nhìn) để huấn luyện các ông, nghĩa là: Nghe Người giảng Tin Mừng chung với dân chúng và được Người giải đáp các thắc mắc sau đó (x Mt 13.36-43), được chứng kiến gương Người làm như cầu nguyện với Cha, làm các phép lạ thời Thiên Sai như Isaia đã tuyên sấm (x Lc 4,18-19). Người cũng đòi các ông phải chấp nhận con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” theo thánh ý Chúa Cha như Người (x Mt 16,21-24).
|
LOẠI TRỪ THÓI XẤU ÍCH KỶ VÀ THỰC TẬP LỐI SỐNG Vị THA
Lm. Đan Vinh, HHTM
Nhìn vào bất cứ gia đình bất hạnh nào, chúng ta luôn thấy có bóng dáng của thói xấu ích kỷ của ai đó trong gia đình này. Nếu ngừơi ích kỷ lại là cha hay mẹ, thì nỗi đau khổ lại càng lớn lao hơn. Gia đình nào càng có nhiều người ích kỷ, thì gia đình đó càng có nhiều nỗi bất hạnh và ngược lại, gia đình nào càng có nhiều người vị tha, biết hy sinh cho người khác, thì gia đình đó càng có điều kiện sống trong bầu khí yêu thương bình an và hạnh phúc.
|
Lễ hội chứng từ của các gia đình với Đức Thánh Cha
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
”Con chào Đức Giáo Hoàng, con là Cát Tiên, con đến từ Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu với Đức Giáo Hoàng gia đình con: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và hồi Cha còn bé như con.. Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong áo lam màu và mẹ em trong áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó.
|
YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP NHẤT
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa nghĩa là con người đươc dựng nên để yêu thương và được yêu thương. Nếu một gia đình sống hết lòng yêu thương nhau, hiệp nhất nên một với nhau, gia đình đó là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngôn ngữ loài người giới hạn thật, nhưng không phải vì thế mà không nói lên được phần nào mầu nhiệm của Thiên Chúa.
|
HUấN LUYỆN TRƯỞNG GIA ĐÌNH: NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA TRƯỞNG LÃNH ĐẠO GIA ĐÌNH
Lm. Đan Vinh, HHTM
Theo tục lệ ở đây, quí khách khi về phòng ngủ sẽ để giày của mình trước cửa phòng, và bệnh viện sẽ cho nhân viên đến mỗi phòng để đánh bóng các đôi giày ấy. Tối ngày hôm đó, bác sĩ May-ô làm việc trễ và trở về phòng sau cùng. Ông thấy các đôi giày của khách để trước cửa các phòng vẫn chưa được nhân viên phụ trách đến đánh bóng như mọi khi! Có thể họ quên chăng ? Thế là ông liền đi kiếm xi và bản chải, rồi lần lượt đến trước cửa mỗi phòng đánh bóng các đôi giày khách để ở đó. Nhân viên phụ trách đánh giày cho khách hôm đó đi làm nhiệm vụ vào lúc nửa đêm, anh ta rất ngạc nhiên khi thấy vị bác sĩ giám đốc bệnh viện vẫn đang say sưa đánh bóng những chiếc giày cuối cùng cho các vị khách quí.
|
XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: CẢM THÔNG VỚI CHA MẸ
Lm. Đan Vinh, HHTM
Sách Huấn ca dạy : “Kẻ tôn kính cha thì bù đắp lỗi lầm và trọng kính mẹ khác gì tích trữ kho tàng.Kẻ tôn kính cha sẽ hoan lạc nơi con cái, khi khẩn nguyện, sẽ được nhậm lời.Kẻ tôn vinh cha sẽ được trường thọ, người an ủi mẹ sẽ được công nơi Chúa.Kẻ kính sợ Chúa sẽ tôn kính cha,nó sẽ phục vụ các bậc sinh thành như chủ của mình. (Hc 3,1-16).
|
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TRƯỞNG GIA ĐÌNH: PHỤC VỤ KHIÊM TỐN
Lm. Đan Vinh, HHTM
Lãnh đạo là dẫn đường: Vậy người lãnh đạo, không những là người có chức vị lớn (như Chủ tịch, Tổng thống…), nhưng bất cứ ai có ảnh hưởng trên người khác, có khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình đều được coi là người lãnh đạo như: Linh mục, cha mẹ, Giáo viên, Giáo lý viên, Huynh trưởng… đều là người lãnh đạo.
|
CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH?
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Những ngày gần đây khi mà TT Obama chính thức lên tiếng đồng ý và chấp nhận hôn nhân đồng tính, rất nhiều người tỏ vẻ bực mình và phấn nộ vì hôn nhân đồng tính đi ngược lại lẽ tự nhiên của trời đất. Là người dân, đặc biệt người Công Giáo, Kitô hữu, là cha mẹ, chúng ta phải có thái độ thế nào? Dĩ nhiên chúng ta không thể chấp nhận một việc trái với lẽ trời đất như vậy. Nhân đây chúng tôi dựa vào bản tuyên bố với công chúng của Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGM-HK) và Giáo Huấn của Giáo Hội để bày tỏ lập trường vể vấn đề này.
|
ỨNG XỬ TÍCH CỰC XÂY DỰNG HẠNH PHÚC (XÂY DỰNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TÍN HỮU)
Lm. Đan Vinh, HHTM
Có một người kia bị tật nói lắp từ nhỏ. Anh ta luôn cầu xin Chúa ban cho mình nói năng bình thường như mọi người để góp phần loan báo Tin Mừng của Chúa, nhưng không được nhậm lời. Cuối cùng anh nghĩ rằng: chắc Chúa muốn cho anh dùng tật nói lắp của mình làm vinh danh cho Chúa. Bởi vì anh kinh nghiệm điều này là khi nói chuyện với bất cứ ai, thì họ đều thương hại chú ý lắng nghe lời anh nói! Cầu xin Chúa tuy không khỏi được tật nói lắp, nhưng anh đã không để tật đó chiến thắng mình. Từ đó anh không còn mang mặc cảm xấu hổ, mà vui vẻ sử dụng tật nói lắp để đem Chúa đến giới thiệu cho những người chưa nhận biết Chúa.
|
GIÁO DỤC CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH TÍN HỮU
Lm. Đan Vinh, HHTM
Chúng ta thường được cha mẹ dạy dỗ trở nên những đứa con ngoan, nhưng rất ít khi được giáo dục để trở nên những ông bố bà mẹ tốt. Ở trường học, tuy được học rất nhiều môn, nhưng không môn nào dạy nghệ thuật làm cha mẹ, mà chúng ta phải áp dụng rất nhiều từ khi có con. Vì thế, khi làm cha mẹ nhiều người đã không biết cách giáo dục con cái thế nào cho hữu hiệu, và mày mò tự học nghệ thuật giáo dục con cái theo kiểu “nghề dạy nghề” hay theo sách vở nặng về lý thuyết. Sau đây là một số kinh nghiệm giáo dục con cái trong gia đình:
|
NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ HÔN NHÂN KI-TÔ GIÁO (BUỔI HÔI THẢO CUỐI CÙNG VỀ GIA ĐÌNH)
Mẩu Bút Chì
Luật hôn nhân vĩnh viễn áp dụng cho mọi người, cả người Công Giáo lẫn người không Công Giáo. Đối với Giáo Hội Công Giáo, hôn nhân của người ngoài Công Giáo vẫn được coi là bất khả phân ly.
|
BUỔI HỘI THẢO THỨ BA VỀ GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO TRONG GIA ĐÌNH
Mẩu Bút Chì
Hôm nay, Mẩu Bút Chì xin được chuyển tải đến quí vị nội dung của buổi hội thảo thứ ba đã diễn ra tại Dòng Chúa Cứu Thế ngày 18/3/2012 vừa qua. Và thú vị là cũng với một vị khách mời có tên lót là “Đình” : Ông Gioan Kim Trương Đình Giai với đề tài chia sẻ: Giáo dục Ki-tô Giáo trong gia đình. Ông Giai là Thạc Sĩ Khoa học Giáo dục tại Quebec, Canada. Gia đình ông đã được Giáo Hội cử đi học mục vụ gia đình tại Rome. Với phần trình bày rất chi tiết và đầy đủ, ông Giai đã mở ra những góc nhìn mới trong giáo dục gia đình, từ thái độ, cách nhìn của người lớn đối với con trẻ, đến những kỹ năng giáo dục con cái trong yêu thương. Và quan trọng trên hết là cách hiểu giáo dục như thế nào là đúng nghĩa GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO.
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Cung cấp và cưng chìu một đứa trẻ không ngăn cản được sự xung khắc và đi đến chỗ chiến tranh. Bên dưới sự bày tỏ tình yêu và sự dịu dàng, chúng ta có thể tìm thấy sự biểu lộ của sự thù nghịch cách công khai hay ẩn kín. Rất ít bố mẹ nhận ra được sự thù nghịch và chiến trận khủng khiếp mà trong đó bố mẹ và con cái đi vào. Tất cả những trục trặc về hành vi của con trẻ là triệu chứng của sự hận thù. Thật rất khó để làm cho bà mẹ ý thức được điều đó. Bà không thể hiểu rằng đứa trẻ có thể giận bà trong khi bà vững tin rằng bà cho nó mọi sự và yêu nó nhiều. Tuy nhiên có biết bao nhiêu bà suy sụp tinh thần khi các bà không thể ngăn cản con mình đòi bỏ nhà ra đi. Có biết bao nhiêu bi kịch đã xảy ra, đặc biệt suốt thời tuổi trẻ, lúc mà đứa trẻ cần phải lớn lên nên người hoặc trở thành một đứa trẻ hư hỏng, một sự kiện mà người mẹ nào cũng phải quan tâm lo lắng.
|
BUỔI HỘI THẢO THỨ NHÌ VỀ GIA ĐÌNH: CÁC QUYỀN CỦA GIA ĐÌNH
Mẩu Bút Chì
Như thường lệ, vào chiều chủ nhật 11.3.2012 buổi hội thảo thứ II về gia đình tại lầu 2, nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Dòng Chúa Cứu Thế Sàigon, đã bắt đầu lúc 15h và kết thúc với một Thánh Lễ lúc 19h, muộn hơn một giờ so với dự kiến. Bởi phần chia sẻ của Cha GB Lê Đình Phương, chuyên về Thần học Luân lý, với đề tài “HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN CỦA GIA ĐÌNH”, thật sự quá phong phú, bổ ích, đụng chạm trực tiếp đến nhiều vấn đề cá nhân, gia đình và xã hội Việt Nam cũng như thế giới hôm nay. Bốn giờ đồng hồ dường như còn quá ít để thỏa mãn thiện chí của người nói và khao khát của người nghe. Chỉ ước là ngày càng có nhiều người đến tham dự những buổi hội thảo như thế này, để phần ơn ích được nhân rộng cho nhiều người.
|
VỊ GIA TRƯỞNG ÍT LỜI
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Để tạo ra một gia đình thánh (Thánh Gia Nazareth). Để đạt được danh hiệu “công chính”, Giuse đã thực hành và sống với thái độ “Im lặng”. Có nghĩa là ít lời nhưng không nhu nhược, trốn tránh trách nhiệm và bổn phận. Ít lời nhưng không lạnh lùng, xa cách và gây căng thẳng, khó chịu cho vợ con. Qua lối sống và hành xử ấy, Giuse đã thực hiện trong suốt cuộc sống gia đình. Không ỷ quyền làm chồng, không cậy thế làm cha, Ngài luôn trầm lặng để suy niệm, tìm hiểu thánh ý Thiên Chúa, sống theo Thánh Ý ấy. Nói ít và làm nhiều, nhờ đó, Ngài đã hướng dẫn thành công gia đình của Ngài trên hành trình tốt nhất, và vượt qua những khúc quanh nguy hiểm nhất.
|
DIỄN BIẾN BUỔI BUỔI HỘI THẢO THỨ NHẤT VỀ GIA ĐÌNH TẠI DCCT SÀI GÒN NGÀY 4.3.2012
Mẩu Bút Chì
Ông Vui đã đưa ra một hình ảnh hết sức sống động và dễ hình dung về vai trò của gia đình trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa và trong xã hội trần thế. Đó là hình ảnh một cơ thể con người mà phần thân là một trái tim rất lớn tượng trưng cho “gia đình tiếp sự sống cho xã hội”, bơm máu cho xã hội, trái tim ấy được đứng vững vàng trên hai chân: chân phải là “ hôn nhân”, chân trái là “ gia đình- chủ thể của xã hội”. Tay phải đưa xuống biểu hiện cho sự “tích cực tham gia vào đời sống xã hội”, tay trái hướng lên là sự đón nhận “ xã hội phục vụ con người”. Tất cả cơ thể ấy được sáng lập và phát triển vững bền nhờ “Kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa”, được Sách Tóm lược HTXHCG trình bày trong Phần I của sách.
|
ĐỐI THOẠI GIỮA VỢ CHỒNG
Nguyễn Thị Ngọc
Mỗi gia đình có mỗi hoàn cảnh riêng, mỗi nếp sống riêng, mỗi một chuỗi kinh nghiệm riêng, đèn nhà ai, nấy rạng, nên chúng tôi cảm thấy áy náy khi giãi bày nếp riêng tư của mình. Tuy nhiên, xin mạnh dạn đóng góp đôi điều về cuộc sống vợ chồng mà chúng ta đã trải qua gần 50 năm qua,như là một trao đổi nhỏ để chúng ta cùng chia sẻ hầu sống hạnh phúc tuổi già, cái tuổi gần đất xa trời trong cái cảnh: Tuổi già rong ruổi tình già, Cháu con đi cả, mặn mà với ai?
|
HÔN NHÂN VA GIA ĐÌNH – BAI 5: CÔNG ĐỒNG VATICAN II VỀ VỢ CHỒNG
Phó tế JB. Nguyễn Định
|
NGƯỜI MẸ
Minh Tâm
Dù tôi có nói gì đi nữa để tri ân người phụ nữ, thì rõ là quá vụng về, rỗng tuếch. Thôi thì xin mạn phép mượn lời của Vị Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II để trân trọng tỏ chút lòng thành đến Đức Mẹ Maria và các bà mẹ: “Giáo hội cảm ơn mọi biểu lộ của các thiên tài nữ giới đã xuất hiện suốt dọc dài lịch sử giữa mọi dân tộc, mọi quốc gia. Giáo hội cảm ơn vì mọi đặc sủng mà Chúa Thánh Thần đã rộng ban cho người phụ nữ. Giáo hội cảm ơn vì mọi chiến thắng Giáo hội có được là nhờ đức tin - đức cậy - đức mến của người phụ nữ. Giáo hội cảm ơn về những hoa trái sự thánh thiện. Đó chính là phẩm giá của người phụ nữ trong vai trò quý báu đã và đang tiếp tục nắm giữ trong đời sống Giáo hội”.
|
THÔNG BÁO GHI DANH KHÓA GIÁO LÝ HÔN NHÂN AGAPE 26 CỦA TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
Các bạn có thể đến liên hệ ghi danh tại Văn Phòng Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, hoặc ngay tại Nhà Bảo Vệ cổng vào Nhà Thờ DCCT, hoặc gửi một E-Mail ghi danh ( tên Thánh nếu có, họ tên, năm sinh, địa chỉ, điện thoại, E-Mail ) về địa chỉ: ttmvcssr@gmail.com hoặc gọi điện thoại ghi danh vắn tắt với Lm. Lê Quang Uy: 0903.340.914.
|
MỤC VỤ GIA ĐÌNH QUA VIỆC TỔ CHỨC RƯỚC LỄ VỠ LÒNG
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
Xin được đơn cử một hình thức mục vụ bí tích có kèm theo mục gia đình mà người viết đã tận mắt chứng kiến. Có thể gọi là “mục vụ gia đình qua việc tổ chức cho các em rước lễ vỡ lòng”. Hay cũng có thể gọi bằng một cụm từ dí dỏm là: “cha mẹ cùng xưng tội và rước lễ vỡ lòng với con cái”. Người viết thấy hình thức này đang thực hiện một vài năm gần đây tại giáo xứ Cù Mi, Giáo phận Phan Thiết. Hình thức mục vụ này chia thành 2 bước:
|
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Với ảnh hưởng của nền văn hóa Khổng Mạnh, hầu hết những người Việt Nam đều cho rằng người cha là người có bổn phận gánh vác trọng trách lo cho nền kinh tế gia đình, và người mẹ thường đảm trách những công việc nội trợ cũng như vấn đề chăm lo giáo dục con cái. Nhưng trong xã hội kỷ nghệ hóa ngày hôm nay, cuộc sống gia đình cũng như xã hội của con người có phần thay đổi. Trước khi bàn thảo về vấn đề giáo dục và những vấn đề khác, chúng ta cần làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của người cha cũng như người mẹ trong gia đình.
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Nhân tình thì rất phức tạp. Chúng ta học yêu như chúng ta học đi, học nói, làm sao phát triển bước đi riêng của chúng ta cũng như ngôn ngữ riêng của chúng ta. Ngôn ngữ của chuyện tình ái được định nghĩa bỡi những khơi động về dục tính của thời thơ ấu và được hình thành bỡi những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cách cư xử hiện tại của chúng ta trong tình yêu đã được huấn luyện và phát triển bỡi những kinh nghiệm trong quá khứ.
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Ấn tượng về tình ái được củng cố bỡi cách thức trong đó con trẻ được cắt nghĩa để hiểu về những sự việc của cuộc đời. Sự cắt nghĩa về tình ái thường đi kèm với sự lúng túng về tâm lý vì ở đây sự phát triển tự nhiên của đứa trẻ bị ngăn trở bỡi sự do dự chu toàn những bổn phận tự nhiên của cha mẹ. Không may, cha mẹ được nuôi dưỡng lớn lên trong sự chế ngự liên quan đến những vấn đề tình ái nên bị lúng túng bỡi những câu hỏi của đứa trẻ
|
Những biến thái của gia đình qua dòng thời gian
Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
Bài thuyết trình trong Đại Học Hè VNHN, năm 2002 tại Oslo, Na-Uy. Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường-Tộ (Tập san Định Hướng)
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Khi sự quân bình giữa hai phái bị phá vỡ và phái bị đàn áp có cơ hội vươn lên, họ bắt chước hành vi và phong cách của phái có quyền ngày xưa. Chúng ta có những mẫu gương của khuynh hướng nầy trong những cộng đoàn tiên khởi. Đó có thể là suốt thời kỳ cơ cấu mẫu hệ đi xuống, một số hình thức đặc biệt trong cách xử sự được quan sát mà thường được gọi là tập tục của những cộng đoàn đầu tiên: sau khi đứa trẻ được sinh ra, người cha mang đứa trẻ vào giường và nằm với nó nhiều ngày để chăm nom nó, trong khi người mẹ phải làm những bổn phận trong nhà để chăm sóc người cha và đứa bé. Dường như là đàn ông cố gắng bắt chước vai trò đàn bà. Ở đâu các bà thống trị, những gì thuộc các bà xem ra được các ông ước muốn. Người ta lấy làm lạ không biết các ông trong thời kỳ đó có cố gắng nuôi con hay không?
|
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Chúng ta thường nghe những câu phê bình châm biếm: “Anh chàng nầy giống đàn bà. Cô kia y như đàn ông.” Những câu nói đó phản ảnh cho thấy quan niệm của chúng ta về phái tính rất là rõ ràng. Hầu hết mọi người đều cho rằng người đàn ông bao giờ cũng phải hùng mạnh, tự tin, can đảm trong khi người đàn bà tiêu biểu sự yếu ớt, sợ sệt, nhút nhát. Những quan niệm nầy chúng ta có được, đến từ chính nền văn minh xã hội chúng ta đang sống.
|
Truyện ngắn: Hạnh phúc của mẹ
Hồng Hương
Chị giật mình khi nhận ra ngay cả với con chị cũng chẳng có thời gian trò chuyện. Chúa Nhật về nhà, ngoài những lúc đến nhà thờ, Bin cũng chỉ quanh quẩn trong nhà chơi game hay xem tivi còn chị thì mắc bận ở cửa hàng. Không được, chị không thể để cho công việc và tiền bạc làm ông chủ cuộc đời chị được. Chị bỗng nhận ra không biết là từ khi nào lời cầu nguyện của chị chỉ toàn là đòi xin Chúa ơn này ơn nọ chứ không hề biết Tạ ơn dù biết bao ơn lành chị đã nhận từ Thiên Chúa. Một điều gì đó vừa òa vỡ trong tâm hồn khiến chị cảm thấy mình cần phải thay đổi …
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Nên biết rằng không phải mọi người đều hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt cả đâu. Cái khả năng có thể trở nên tốt hay xấu đều hiện hữu trong mỗi con người chúng ta. Chính người chồng cũng như người vợ đều có khả năng để làm cho cái tốt hoặc cái xấu của người bạn mình chổi dậy. Nhưng họ biết gì về người bạn của mình?
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Đằng sau những rắc rối và những xung đột của hôn nhân là những thái độ và những quan niệm sai lầm. Nhiều chán nản đến từ việc so sánh hoàn cảnh hiện tại với những mong đợi của quá khứ. Không may cho chúng ta là cả hai thường đã được diễn giải các sai lầm. Ít khi chúng ta ý thức về điều chúng ta đã mong đợi và thường phán đoán sai lầm điều chúng ta có. Kinh nghiệm chúng ta thì thuộc về phía với điều chúng ta trông mong. Chúng ta không nhận ra những mong đợi chúng ta cũng như những đóng góp riêng của chúng ta đã góp phần vào sự chán nản thất vọng hiện tại.
|
Gia đình
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Chất liệu xây dựng gia đình không chỉ là tiền của, vật chất mà còn là tình yêu. Gia đình khởi điểm bằng tình yêu và phát triển cũng ở trong tình yêu, thiếu tình yêu gia đình trở nên ngục tù và các thành viên trở thành tù nhân.
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Trong tiến trình lịch sử của những hôn nhân như thế, chúng ta thấy có nhiều giai đoạn mà trong đó người vợ đã có thể ngăn chặn được người chồng khỏi vấn đề nghiện ngập. Một sự cứng rắn có thể làm cho chàng ý thức về những hậu quả của tư cách chàng chẳng hạn như mất nàng vào một lúc mà chàng vẫn còn muốn lo lắng cho nàng. Nhưng sau mỗi cuộc cãi vả, mỗi cuộc đe dọa, nàng nhường bước, tin vào những lời hứa mà nàng thừa biết sẽ không bao giờ được giữ. Việc chữa trị người say rượu trước nhất đòi hỏi ảnh hưởng của người vợ. Sự thánh thiện của nàng và sự tệ hại của chàng gắn liền với nhau và là tiêu biểu cho sự tử đạo. Sự mất quân bình ở đây không phải chỉ là lỗi của người nam mà thôi.
|
THĂNG TIẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI
Trần Hiếu, San Jose
Tâm lý gia Alfred Adler (1870-1937) và các tâm lý gia hiện đại đã đưa ra các khái niệm căn bản nhằm giúp các phụ huynh khởi đi từ việc am hiểu thái độ của con em:
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Cần phân biệt sự xáo trộn thật và cái có vẻ như là xáo trộn trong việc phân tích các nguồn gốc khác của việc bất ổn trong hôn nhân. Những khó khăn về kinh tế thường bị đổ tội cho sự hủy hoại mối bất hòa trong hôn nhân. Khi sự nghèo đi vào cữa trước, tình yêu đi ra cữa sau. Câu ấy nghe thật xuôi tai nhưng có thật như vậy không? Tôi đã thấy nhiều hôn nhân trong đó sự căng thẳng về kinh tế ngăn ngừa được sự đổ vỡ. Không phải vì họ không thể cung cấp những chi phí, cũng không phải vì có khả năng kinh tế mà nâng số ly dị lên cao. Cái khó nghèo có thể mang hai người gần lại hơn cũng như dễ làm cho sợi giây hôn nhân của họ tan vỡ hơn. Cuộc sống khó khăn đã kết hợp một số hôn nhân nhưng cũng làm tan vỡ một số khác.
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Người chồng cũng như người vợ một khi ý thức về vấn đề nầy sẽ cố gắng kích thích tình cảm, cố gắng có được sự đáp trả thay vì quan tâm đến quyền lợi riêng mình. Rất nhiều người không bao lâu sau khi kết hôn quên đi khả năng quyến rủ và lôi cuốn của họ. Họ tin rằng giấy chứng nhận hôn phối cho phép họ có quyền hưởng thụ. Và khi những mong đợi của họ không đạt được, họ đòi hỏi nhiều hơn thay vì tìm cách để thu hút hơn
|