VỊ TRÍ CHIẾN THUẬT CỦA NGƯỜI VỢ
Sự nghi ngờ của người phối ngẫu thường do ước muốn vô thức muốn mình có được ưu thế trên người bạn đời, là động lực chính nằm đàng sau những vấn đề nan giải không thể tránh được. Người vợ của người say rượu, đối tượng của cảm tình và sự ngưỡng mộ của công chúng đối với sự chịu đựng và trung thành của nàng, thường đã đóng góp nhiều cho hoàn cảnh gia đình hơn bất cứ người nào khác. Thường thi một người đàn bà có tham vọng và có nhiều khả năng, thích chọn một người đàn ông thiếu cương trực và dễ chao đảo. Trong khi nàng hảnh diện về ý hướng lèo lái và cứu chàng khỏi tình trạng khốn cùng, nàng thật ra chỉ muốn nói nhân đức của nàng đối với khuyết điểm của chàng. Loại người đàn bà nầy sẽ gây khó khăn cho bất cứ đàn ông nào muốn nên tốt. Chàng không có cơ hội để cạnh tranh với nhân đức gây ấn tượng của nàng, và việc phạt nàng với cách hành xử của chàng chỉ là một an ủi nho nhỏ. Chàng ít khi nhận thấy rằng bằng cách đày đọa nàng, chàng chỉ thêm cho nàng sự vinh dự. Bà vợ của một người chồng say rượu thường là một người tử đạo đúng tiên chuẩn. Nàng càng đau khổ, càng thêm thánh thiện.
Trong tiến trình lịch sử của những hôn nhân như thế, chúng ta thấy có nhiều giai đoạn mà trong đó người vợ đã có thể ngăn chặn được người chồng khỏi vấn đề nghiện ngập. Một sự cứng rắn có thể làm cho chàng ý thức về những hậu quả của tư cách chàng chẳng hạn như mất nàng vào một lúc mà chàng vẫn còn muốn lo lắng cho nàng. Nhưng sau mỗi cuộc cãi vả, mỗi cuộc đe dọa, nàng nhường bước, tin vào những lời hứa mà nàng thừa biết sẽ không bao giờ được giữ. Việc chữa trị người say rượu trước nhất đòi hỏi ảnh hưởng của người vợ. Sự thánh thiện của nàng và sự tệ hại của chàng gắn liền với nhau và là tiêu biểu cho sự tử đạo. Sự mất quân bình ở đây không phải chỉ là lỗi của người nam mà thôi.
Mới nghe, người ta có thể đổ lỗi những chuyện trục trặc nầy cho những người vợ, nhưng chúng ta hãy biết rằng mọi chuyện xảy ra đều do cả hai, không bao giờ chỉ một bên. Một cách đáng tiếc, các bà thường là những người đau khổ nhiều nhất từ sự đỗ vỡ hôn nhân. Sự lệ thuộc vào sự hòa hợp của hôn nhân khiến các bà nhạy cảm hơn đối với sự hài hòa và cũng khiến cho họ cảm thấy có trách nhiệm hơn. Số phận của một cuộc hôn nhân thường tùy thuộc nhiều trên tư cách của người vợ hơn của người chồng. Trải qua nhiều thế kỷ, đàn bà được huấn luyện cho việc quản trị gia đình. Thích thú tự nhiên của họ trong việc vợ chồng có thể được khắc phục một cách dễ dàng nếu người đàn ông tỏ ra phản đối. Các bà đã và đang là một giới bị thống trị, nhưng họ lại nắm quyền ở đàng sau ngai vàng. Vị trí nầy đã khiến cho các bà dùng những phương pháp khác hơn là sự tấn công thẳng thừng, trực tiếp dành cho phái nam. Những đức tính nhẹ nhàng kín đáo của họ được so sánh với những nàng mèo dịu dàng, dễ thương, biết uyển chuyển để đền bù cho sự thiếu quyền lực của họ. Các ông nhảy múa trong khi các bà trổi nhạc. Điều nầy không có nghĩa là đàn bà không cần nhiều sự khuyến khích và sự giúp đỡ như đàn ông, nhưng bản tính đàn bà mặc khải cho chúng ta thấy nhu cầu bảo vệ của họ trong khi các ông lại không muốn như thế bỡi sự tự hào của người đàn ông. Thường người đàn ông mạnh nhất thì căn bản giống như một đứa trẻ và người đàn bà yếu nhất có thể có ảnh hưởng thuyết phục của một bà mẹ.
KÍCH THÍCH NHỮNG SỞ THÍCH MỚI
Không phải là vấn đề về kỷ thuật – cách nào - mà chính là thái độ mới quyết định sự thành công hay thất bại. Tình yêu thật và sự tận hiến, lòng quí mến và kính trọng chân thành đưa đến sự thõa mãn và tương hợp hỗ tương. Sự say mê thích thú về người bạn mình sẽ giúp nhận ra, mà không cần phải học về tâm lý, tại sao người chồng miễn cưỡng tham gia những buổi sinh hoạt tiệc trà của những người bạn. Sự mệt mỏi không phải là lý do thật. Nếu chàng thích giao tế xã hội nhiều, chàng sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Chẳng hạn như chơi bài với các bạn có thể làm chàng có nghị lực ngay. Nhưng ngoài cái đó ra, chàng có thể cảm thấy chán. Nhưng lý do chính yếu nằm đằng sau tất cả những cảm giác không mấy thích thú đó là vì chàng đã không được huấn luyện cho sự tham gia sinh hoạt xã hội. Có thể chàng nghĩ rằng đến với họ là một sự phung phí thời gian và không có gì gọi là một kết quả tốt đẹp từ một sinh hoạt như thế. Chàng có thể là một người theo chủ nghĩa vật chất nên chỉ xem những công việc có tính cách vật chất là những điều có giá trị trong đời. Hoặc có thể chàng muốn trổi vượt và đã được huấn luyện kỹ lưỡng để đóng vai trò lãnh đạo trong công việc, trong gia đình với bao nhiêu người phụ tá quí mến chàng, nên chàng cảm thấy mình sẽ bị mất hút giữa một nhóm đông người thuộc những thành phần xã hội khác nhau. Không một ai sẽ chú ý đến chàng và cũng rất có thể là chàng không thể tranh với sự khéo léo về giao tế, về xã hội cũng như về khả năng của những người đó.
Một người vợ biết tế nhị, cảm thông, và nhạy cảm đối với người chồng sẽ khéo léo xếp đặt những cuộc giao tiếp xã hội như thế để những cuộc giao tế đó mang lại cho chàng một sự khuây khõa hay một sự thỏa mãn nào đó. Nàng nên cố gắng làm hết mọi cách để giúp chàng thay đổi cái nhìn của chàng và mang lại cho chàng những giá trị mà trước đây chàng chưa khám phá ra. Thật là dễ dàng để làm cho ông chồng khám phá ra sự thú vị của một căn nhà đẹp hay của những bữa ăn được nấu nướng kỹ càng hơn là khám phá ra cái thú vị của những cuốn sách có những tư tưởng hấp dẫn khi chàng chưa từng có một cảm nghiệm gì trước đây. Một số người nghĩ rằng sở dĩ chàng chưa thưởng thức được những thú vị mà người vợ thích thú là vì chàng chưa làm quen được. Có thể chàng đã ăn, nhưng chưa quen được với những món ăn ngon mà người vợ nấu nướng. Có thể chàng đã đọc sách, nhưng không hẳn là đọc những sách có những tư tưởng hấp dẫn. Cũng có thể là chàng đã nghe nhạc nhưng không hẳn là được nghe những nhạc hay. Chúng ta phải học thưởng thức nhạc hay mà người vợ thích, loại thức ăn mà bà vợ nấu, những cuốn sách mà nàng ngưỡng mộ.
Trong trường hợp nầy, điều quan trọng là người vợ muốn rằng người chồng phải nhận ra giá trị của việc nàng nấu nướng vì sự nhận biết như thế làm gia tăng giá trị của nàng. Nếu nàng thật sự muốn chàng thích đọc những cuốn sách hay, nàng có thể yêu cầu chàng cho thấy cái nhìn của chàng để bổ túc cho cái nhìn riêng của nàng. Một cách căn bản, sự yêu cầu của nàng phải thành thật và phải kính trọng cái nhìn của chàng. Thoạt đầu, cái gì mới thì vô vị, đôi khi còn có cảm giác là lạ lùng và lẫn lộn. Nói chung, vị giác thường bị ảnh hưởng bỡi những kinh nghiệm được lập đi lập lại nhiều lần hay bỡi được huấn luyện. Trong lúc giới thiệu một vài kinh nghiệm mới cho bất cứ ai, nếu không ý tứ, thay vì làm cho người ta cảm thấy hấp dẫn, bấy giờ sẽ làm cho họ cảm thấy chán nản và thất vọng để rồi chúng ta phải tốn mất nhiều thời gian để thuyết phục. Một người vợ muốn chồng đi thưởng thức hòa nhạc khi chàng không hiểu nhạc cổ điển là gì thì phải đi từng bước một. Nàng phải cẩn thận chọn chương trình và cũng phải xem một vài màn phụ xen kẽ vào đó nữa. Không nên khó và cũng không nên quá lâu để chàng còn thích thú đi kèm bà vợ và cũng để chàng thưởng thức được cái mà nàng thích thú. Nhưng có quá nhiều bà đã làm mất đi những cơ hội tốt đó chỉ vì họ đã làm cho các ông cảm thấy xấu hổ bỡi cái nhìn của họ coi thế giới công việc của các ông như một cái gì thấp kém. Họ tỏ ra khó chịu đối với sự kháng cự của chàng khi thấy chàng có phản ứng ngược lại với những giá trị văn hóa cao hơn. Thay vì cảm thông với những khó khăn mà một người đàn ông cần phải thắng vượt, họ tỏ ra giận dữ với sự do dự và lo lắng của chàng. Lẽ ra một cuộc giải trí như vậy phải là nguồn của sự thích thú với nhau lại trở nên nguyên nhân của sự giao tranh, một bổn phận không vui thích cho phía bên nầy và một quyền lợi bị tước đoạt cho phía bên kia.
Mặc dầu thường là người vợ cố gắng lôi kéo người chồng, nhưng cũng có những trường hợp người đàn ông là người thích thú hơn trong vấn đề nghệ thuật, văn hóa. Đối với những người nầy, trong hết mọi trường hợp, chàng muốn vợ mình chia xẻ sự thích thú của chàng mà rất có thể là cái gì mới mẻ đối với chàng. Như một định luật tự nhiên, các bà ít có sự khó khăn với việc chìm đắm trong sự thích thú và sinh hoạt của chồng nếu so sánh với đàn ông. Một khi người đàn bà đã thích một người đàn ông, nàng cảm thấy không có gì đe dọa đối với tiếng tăm của nàng trong việc tuân theo sự dẫn dắt của chàng ngay cả đi vào trong lãnh vực xem ra thuộc đàn ông như thể thao, thể dục. Chỉ nếu những trò giải trí của chàng không cho phép nàng tham dự và chia xẻ sự thích thú của chàng chẳng hạn như làm thợ mộc, đắp tượng, thu thập tem…chắc chắn nàng không thích tham dự những sinh hoạt giải trí đó.
Nơi nào không có người bạn phối ngẫu can thiệp vào, nơi đó mỗi người cho thấy sự chịu đựng và cảm thông, mỗi người có thể hưởng thụ sự thích thú mà người kia không muốn hoặc không thể chia xẻ. Vì thế, sự hiện diện của những sở thích đối nghịch không là nguyên nhân của sự chán nản, thất vọng nhưng là kết quả của sự thiếu cộng tác và của sự không còn thích thú lẫn nhau. Thật vậy, những sở thích trong cùng lãnh vực cũng như trong công việc chung cũng có thể có nhiều cơ hội cho sự đụng chạm và căng thẳng, đặc biệt nếu sự cạnh tranh phát triển. Một cặp vợ chồng cưới nhau và chung sống với nhau một cách hạnh phúc luôn cố gắng phát triển những sở thích giống nhau trong cuộc sống chung. Những kinh nghiệm được chia xẻ của họ, sự xoay chuyển của những biến cố, những ấn tượng vui cũng như buồn, những lo âu cũng như thỏa mãn là những nối kết mạnh mà cuối cùng trong tuổi già không chỉ khiến họ hành động mà còn ngay cả xem ra giống nhau nữa. Làm cùng một khối giống nhau như thế là kết quả của một cái gì khác hơn là tập quán. Nó rộng lớn hơn và sâu xa hơn. Nó trở thành cái thói quen thích hoặc không thích những cái giống nhau có liên quan đến cuộc sống trong những vấn đề lớn cũng như chuyện nhỏ hầu như với một cái nhìn giống nhau. Sự phát triển những sở thích giống nhau là tự nhiên nhưng nó ám chỉ những cố gắng thật để loại bỏ những đối nghịch có thể xen vào và tạo cho thời gian nhàn rỗi của họ một cảm nghiệm thích thú cho cả hai bên.
Một ví dụ tiêu biểu về những sở thích trái ngược và kết quả tai hại trên sự hài hòa hôn nhân là trường hợp của cô Nguyễn thi huyền Linh. Cô H. Linh là một thiếu phụ trẻ với những sở thích rộng rãi và tự do. Cô lấy ông anh của người bạn gái của cô. Trong lúc cô và bạn cô rất phù hợp với nhau trong những sở thích, cô mong người anh của bạn cô cũng giống như thế. Sau thời gian tán tỉnh, chàng rất để ý chia xẻ những sinh hoạt của nàng. Họ lấy nhau trong khi chàng còn ở trong quân ngũ, không lâu trước khi chàng đi công tác ở hải ngoại. Khi chàng trở lại, họ rất là thắm thiết với nhau nhưng rồi sau đó sự chán nản bắt đầu. Nàng khám phá ra chàng không thích nhạc cổ điển, chỉ thích ánh đèn của sân khấu tân nhạc. Về chính trị thì chàng có quan niệm đối nghịch với quan niện của gia đình. Cô cảm thấy mình bị lừa và thấy thương đau. Nàng càng phê bình và chỉ trích chàng về việc miễn cưỡng đi tham dự hòa nhạc, chàng càng giữ vững lập trường. Những tranh cãi và va chạm đã ảnh hưởng liên hệ vợ chồng. Nàng mất đi sự thích thú trong việc liên hệ vợ chồng, chàng càng đòi hỏi. Nàng cảm thấy bị lạm dụng và ngưng đáp trả. Vào lúc nầy, nàng đi bác sĩ tâm lý để xin giúp ý kiến và nàng đã bắt đầu muốn tham khảo vấn đề ly dị.
Sau khi lắng nghe tất cả những than phiền của cô ta, tôi đề nghị gặp cả hai bên. Sau đó có sự hội ngộ ba chiều. Rõ ràng là chàng rất yêu nàng. Chàng rất là vui vẻ, phấn khởi, và hạnh phúc nhưng không hiểu tại sao nàng lại không? Chàng tỏ ra làm bất cứ điều gì cần thiết nhưng nàng vẫn giữ vững lập trường. Chàng cũng đã hứa hợp tác nhưng rồi lại không làm. Chàng chấp nhận là chàng không biết tại sao lại không thể bỏ những chuyện đã làm cho nàng sinh ra hận thù, và tại sao dẫu chàng muốn phù hợp với những ước nguyện của nàng, chàng lại không muốn làm như thế. Rõ ràng là nàng hoàn toàn đúng trong những phàn nàn của nàng. Trên bề mặt lý luận, chàng quả thật là sai. Nhưng xét về tâm lý, nàng chính là nguyên nhân của những xung khắc. Sự giận dữ, áp lựa, và bất đồng là những nguyên nhân thật của sự xung đột và làm nguy hại cuộc hôn nhân. Trong khi nàng là người quan trọng, là tất cả số phận của hôn nhân tùy thuộc vào thái độ của nàng vì chàng muốn kết hợp với nàng. Tôi quyết định và đề nghị chính nàng là người cần nên được giúp đỡ về phương diện tâm lý.
Sau một vài lần gặp gỡ, tình thế thay đổi hẳn. Nàng nhận ra được điều đó nên nàng đã không còn giận dữ và khiêu khích nữa. Hậu quả thấy ngay trong tương quan giữa họ tiến triển tức thời. Họ xem ra thân thiết và yêu đương trở lại. Cuộc sống vợ chồng bình thường và người chồng cũng bình thường trở lại. Từ đó nàng học cách đối đãi với chồng trong một cách thế khác biệt. Nàng nhận ra nàng có thể cảm thông được những khó khăn của chàng trong việc phải ngồi suốt chương trình nặng nề khi phải đi dự buổi hòa nhạc. Trong vấn đề chính trị, nàng có thể bảo chàng bày tỏ quan điểm riêng, biết quí trọng việc nàng có thêm một quan điểm từ phía đối phương, thay vì khiển trách chàng vì quan điểm khác biệt của chàng. Nàng nhận ra rằng trong khi nàng tố cáo chàng về thái độ thiếu dân chủ, thái độ của nàng về sự thiếu kiên nhẫn đối với quan điểm chính trị của chàng có thể không được xem là dân chủ. Với thái độ trọng kính về phía nàng, có thể mong đợi rằng những ý kiến và khẩu vị riêng của chàng sẽ dần dần làm quen với nàng và cả hai sẽ xích lại gần hơn vì sự bất đồng bạo động và mạ lỵ của nàng là lý do chính khiến chàng giữ thế đối nghịch chỉ vì muốn giữ thể diện và sự tự trọng của chàng.
Yếu tố quyết định trong việc hồi phục hôn nhân nầy là sự nhận thức ra rằng lý luận đúng thì không đủ, và rằng nàng phải chấp nhận con người chàng nữa và cũng phải bắt đầu quan tâm những điều mà nàng có thể làm được.
Lm. Lê văn Quảng.