GIẢI TRÍ VÀ THAM GIA XÃ HỘI
Ngày nay hơn trước đây, chúng ta nhận thấy sự quan trọng của việc giải trí cho cuộc sống quân bình. Việc dùng thời gian nhàn rỗi cũng là một bổn phận như đi tìm một công việc thích hợp. Ngoại trừ chúng ta biết xếp đặt sự giải trí chúng ta tốt đẹp, chúng ta không có khả năng tận dụng hết sức lực cho công việc và cũng khó làm tròn bổn phận của mình đối với bạn bè và gia đình. Bổn phận của mỗi cặp hôn nhân không phải chỉ học cách làm việc với nhau mà còn phải học cả cách hưởng thụ cuộc đời với nhau nữa.
Tuy nhiên, làm sao có thể tận hưởng được cuộc đời hôm nay khi sự khốn cùng bao vây chúng ta, và sự đụng chạm và hận thù thì rộng lan? Có nhiều cách hưởng thụ cuộc đời, hưởng thụ niềm vui. Niềm vui có thể là yên tĩnh hay náo nhiệt, đam mê bồng bột hay trầm lắng nhưng tất cả đều chỉ một sự chấp nhận lớn lao. Những người không chống đối cuộc đời, những người mà cảm xúc của họ không đặt nền tảng trên sự hận thù, tận hưởng cuộc đời cách bình an. Họ có thể hưởng thụ nhau, họ có thể hưởng thụ sự chung sống với nhau không kể điều mà người kia làm. Họ thích thú việc cùng đi chung với nhau nhiều chỗ, họ thích sự phát triển những sở thích mới mà ở đó người già cho phép phát triển. Nhưng họ không nên quên rằng hôn nhân không thể thay thế cộng đoàn lớn lao hơn mà ở đó mỗi người thuộc về – đó là những bạn bè, hội đoàn, khu xóm, quốc gia, và nhân loại.
Không kể hai người sống hạnh phúc với nhau thế nào, nếu hai người phù hợp với nhau trong việc không đếm xỉa gì đến thế giới bên ngoài, họ sẽ phải trả giá cho vấn đề đó. Một cuộc hôn nhân tránh xa thế giới bên ngoài, có thể cung cấp sự thỏa mãn sâu xa cho chính họ, nhưng họ phải làm cho người kia tồn tại và không tìm ra lối đi để tìm lại được cuộc sống. Nếu họ có con, họ phải bảo vệ chúng chống lại với những đòi hỏi của thế giới bên ngoài. Họ phải đau khổ, hoặc họ thành công trong việc làm cho con cái họ xa lạ với thế giới bên ngoài đó, hoặc họ sẽ mất chúng vì chúng sẽ chạy theo thế giới đó. Đơn vị của hai người phải được đặt vào đơn vị lớn hơn, được cung cấp bỡi bạn bè, hội nhóm mà họ thuộc về. Giao tế xã hội với bạn bè, với những sinh hoạt xã hội, sẽ nối kết cặp vợ chồng với thế giới bên ngoài, giúp họ bổ túc cuộc sống gia đình như công việc làm và giải trí bổ túc cho nhau. Quên mất một bên là có nguy hại.
Giao tế xã hội và say mê về tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, chính trị không là những tham vọng tưởng tượng của vợ hoặc chồng. Chúng tiêu biểu một nền tảng rộng rãi cho cảm giác thuộc về một đơn vị rộng lớn hơn là hôn nhân. Khuynh hướng sống xa cách thế giới bên ngoài chỉ sự hận thù sâu xa và thiếu sở thích về xã hội. Qua những sinh hoạt được nhắc nhở đó, chúng ta tham dự vào tinh thần với người khác. Chúng ta chia xẻ tư tưởng và công việc của họ. Chúng ta trở thành một phần trong nhân loại và hôn nhân chúng ta trở thành một của cái toàn thể nhất thống trong giòng tiến hóa trong đó mọi người đều dấn thân vào. Hôn nhân càng bị hút vào trong giòng sống hiện tại, nó càng là một phần của cuộc sống, một cuộc sống vững chắc và bình an. Bạn bè tốt và sự tận hiến cho nhau trong đời sống vợ chồng là một sự giúp đỡ vô giá trong những lúc khủng hoảng và buồn chán. Bạn bè không những làm phong phú đời sống hôn nhân nhưng còn giúp chúng ta chống lại những khó khăn, chán nản, xung khắc, và những hận thù là những điều không thể tránh được cách hoàn toàn khi hai người chung sống với nhau.
LÝ DO THẬT CỦA NHỮNG CHÁN NẢN THẤT VỌNG
Đằng sau những rắc rối và những xung đột của hôn nhân là những thái độ và những quan niệm sai lầm. Nhiều chán nản đến từ việc so sánh hoàn cảnh hiện tại với những mong đợi của quá khứ. Không may cho chúng ta là cả hai thường đã được diễn giải các sai lầm. Ít khi chúng ta ý thức về điều chúng ta đã mong đợi và thường phán đoán sai lầm điều chúng ta có. Kinh nghiệm chúng ta thì thuộc về phía với điều chúng ta trông mong. Chúng ta không nhận ra những mong đợi chúng ta cũng như những đóng góp riêng của chúng ta đã góp phần vào sự chán nản thất vọng hiện tại. Chúng ta lẫn lộn cái ao ước với cái mong đợi và khi biến cố xảy đến khác với điều chúng ta mong muốn, chúng ta không chịu trách mình mà chỉ trách những yếu tố bên ngoài. Chúng ta muốn bình an và hạnh phúc nhưng thật ra chúng ta có cố gắng thực hiện điều đó không? Rất ít, chúng ta đã làm rất ít để chiếm được điều chúng ta muốn đó. Chúng ta thường hành động dường như mọi sự đi sai lầm và dường như hạnh phúc không bao giờ đạt được. Chúng ta không mong chính chúng ta hành động một cách thích hợp vì chúng ta không tin vào khả năng của chúng ta có thể thỏa đáp được những khó khăn đó. Chúng ta không chấp nhận rằng chính chúng ta đã đóng góp nhiều vào trong những rối loạn và khó khăn hiện tại. Chúng ta cảm thấy mình bị khiêu khích mà không nhận thấy chính chúng ta khiêu khích người khác bao nhiêu.
Bao lâu chúng ta còn giữ được sự tin tưởng và hy vọng, chúng ta còn có thể chịu đựng được sự chán nản và bất mãn. Nhưng sẽ có một lúc, chúng ta sẽ có cảm giác rằng chúng ta không thể chịu đựng nổi nữa, rằng một cái gì tan vỡ trong chúng ta, và một tổn thương không thể chữa trị được nữa. Nhưng điều nầy, thỉnh thoảng ngay cả về phần thể lý, cảm giác sụp đổ bên trong chỉ sự nhất quyết rút lui, chối từ sự tiếp tục cộng tác. Tình trạng hiện hành đó không bao giờ là nguyên nhân mà chỉ là gánh nặng cuối cùng, một căng thẳng quá đỗi do một sự ràng buộc đã quá sức. Với một con người không mất can đảm, những rắc rối hiện tại đều có thể được giải quyết và sẽ không bao giờ có cảm giác đầu hàng. Họ sẽ không bao giờ cho phép mình đi xa hơn vượt khỏi những đồng bạn của họ.
Hàng động và thái độ chúng ta ảnh hưởng không chỉ điều kiện chúng ta sinh sống mà còn ảnh hưởng cách hành xử của những người chung quanh chúng ta nữa. Trong hôn nhân hạnh phúc, cả hai người đều trở nên những con người tốt bằng cách chung sống hòa bình với nhau. Với hôn nhân bất hạnh, mỗi người đều khiêu khích bản tính xấu nơi người khác. Như một kết quả, động lực và cá tính đặc biệt cùng nhau làm xấu hơn. Bản tính phá hoại của sự thù nghịch, sự chèn ép, và tố cáo dẫn đến sự thiếu trách nhiệm. Cả hai đều cảm thấy bất an và bị khiêu khích đưa đến hành động chán nản, bất mãn, và trả thù. Mỗi người trở nên cái người kia nghĩ rằng họ sẽ là như thế và thường là không tốt. Tuy nhiên, cả hai đều đồng ý trên một điểm là người kia thì sai, chỉ họ mới đúng.
Lm. Lê văn Quảng.