BẮT CHƯỚC PHÁI CÓ QUYỀN
Khi sự quân bình giữa hai phái bị phá vỡ và phái bị đàn áp có cơ hội vươn lên, họ bắt chước hành vi và phong cách của phái có quyền ngày xưa. Chúng ta có những mẫu gương của khuynh hướng nầy trong những cộng đoàn tiên khởi. Đó có thể là suốt thời kỳ cơ cấu mẫu hệ đi xuống, một số hình thức đặc biệt trong cách xử sự được quan sát mà thường được gọi là tập tục của những cộng đoàn đầu tiên: sau khi đứa trẻ được sinh ra, người cha mang đứa trẻ vào giường và nằm với nó nhiều ngày để chăm nom nó, trong khi người mẹ phải làm những bổn phận trong nhà để chăm sóc người cha và đứa bé. Dường như là đàn ông cố gắng bắt chước vai trò đàn bà. Ở đâu các bà thống trị, những gì thuộc các bà xem ra được các ông ước muốn. Người ta lấy làm lạ không biết các ông trong thời kỳ đó có cố gắng nuôi con hay không?
Cũng vậy, một sự ngưỡng mộ như thế có thể cắt nghĩa hành vi của các bà ngày hôm nay. Trong vài mẫu mực, sự hút thuốc đã trở nên quen thuộc giữa các bà hơn các ông và các ông phải chơi ống điếu hoặc xì gà để giữ cái gì phân biệt. Cái thói quen lâu đời của đàn bà Mỹ hút ống điếu có thể đã mang đặc tính thay đổi của xã hội và sự giải phóng đàn bà suốt thời gian chinh chiến, một thời đã mang lại cho các bà những bổn phận và quyền lợi mà họ không có trước đây. Động lực chống lại sự không thích hút thuốc đến từ ước muốn làm nam giới của các bà, như nó được diễn tả nơi những đứa trẻ ước muốn mình là người lớn. Những dấu hiệu khác của thời đại chuyển tiếp của chúng ta là các bà có khuynh hướng muốn mang dáng vẻ hoặc để tóc tai giống như con trai. Tất cả những bắt chước nầy không có nghĩa là bình đẳng nhưng như một cố gắng để nhấn mạnh sự thay đổi trong trạng thái của họ.
CHỨC NĂNG CỦA HAI PHÁI
Mỗi cá nhân phát triển quan niệm về vai trò của phái mình mà việc chấp nhận hoặc từ khước sẽ làm thay đổi thái độ và sẽ ảnh hưởng hầu hết mọi giai đoạn của cuộc sống. Chẳng hạn, thái độ của người đàn bà đối với công việc nội trợ là một trắc nghiệm tốt mà bà nghĩ vai trò của người đàn bà sẽ là. Những tranh luận chống hoặc ủng hộ không đánh lừa chúng ta. Chúng ta có thể nghe những lý do tại sao công việc nhà thì đáng ghét hoặc đáng yêu – đều tốt như nhau. Con số các bà thích công việc nhà hơn công việc khác dần dần giảm. Nhiều bà tỏ ra không thích những công việc nầy vì họ cho những công việc đó là thấp hèn và sỉ nhục. Họ liên kết những việc làm đó với quan niệm mất giá về vai trò người phụ nữ. Sự nối kết nầy cũng khiến nhiều người đàn ông không thích tham gia những công việc gia đình. Việc nhà là bổn phận gia đình trong nhiều thế kỷ.
Suốt giai đoạn hoàn toàn bị đàn áp, các bà bị loại bỏ khỏi việc sản xuất nghệ thuật. Những nữ nghệ sĩ hay những vũ nữ đều được xếp là vô hạng như những thức ăn vô vị. Nhưng nhiều bà ngày hôm nay tìm chỗ đứng của họ trong xã hội bằng cách nhấn mạnh sự thích thú vào nghệ thuật, âm nhạc, kịch nghệ, ca vũ đến mức độ nghệ thuật trở thành một đặc quyền của phụ nữ.
Nhiều người đàn ông đã nhường cho các bà sự thích thú nghệ thuật. Một đứa con trai thích thú học piano thường được coi là con gái. Các bà thường cảm thấy khó khiến chồng họ cùng nhập cuộc đọc sách, dự những buổi thuyết trình hoặc hòa nhạc, xem triển lãm hoặc đi xem viện bảo tàng. Thật ra, một số bà không cố gắng cách thành thật vì họ xem ra tự hào về sự cách biệt giữa những sở thích đáng kính trọng của họ, trong khi các ông thích trả giá ít cho sự tiếp tục chiếm quyềnhành của họ.
Quan niệm chung về vai trò nam giới xem ra là công việc làm tiền. Quan niệm nầy rất nguy hiểm. Nó đặt vào tay của quí ông quyền hành mà đồng tiền vẫn còn thế lực. Cùng lúc, nó ngăn cản sự quí trọng văn hóa và kiến thức chung, là những cái có thể thay đổi và làm giảm bớt quyền hành về kinh tế của các ông. Sự nguy hiểm của việc lạm dụng quyền hành sẽ gia tăng nếu các ông bỏ quên sự phát triển về văn hóa. Và nếu các bà chỉ chú trọng đến những tiện nghi của cuộc sống, các bà sẽ kéo dài sự lệ thuộc mà thôi. Khuynh hướng phân chia những bổn phận xã hội giữa hai phái không có nền tảng trên những yếu tố sinh vật học. Đó chỉ là những bổn phận của con người. Trong sự phân chia công việc, một số việc được giao cho mỗi phái là bỡi do thói quen hay phong tục. Chúng được coi là hấp dẫn hoặc vô vị tùy theo vị thế xã hội của mỗi phái hoàn thành chức năng đặc biệt của mình. Để giữ vững đời sống hôn nhân, bổn phận làm việc nhà và bổn phận kiếm tiền đều quan trọng như nhau. Nếu một người tin ở sự bình đẳng, người ta sẵn sàng làm bất cứ cái gì vào lúc cần thiết và ít lấy làm quan trọng đối với việc xem ra là vai trò thích hợp của phái tính. Dẫu lời nói họ rất tử tế, ít có ông hoặc bà sẵn sàng thực thi sự bình đẳng. Cái rắc rối hiện tại của sự thích nghi thuộc phái nam cũng như phái nữ không thể được giải quyết bằng cách tách biệt những hoạt động của hai phái và thiết lập cái khả năng đáng ngưỡng phục của bất cứ phái nào trong một lãnh vực được xác định cách rõ ràng. Sự quyết định như thế có thể làm giảm sự cạnh tranh tạm thời nhưng nó sẽ làm đình trệ sự cộngtác giữa những người bình đẳng.
ẤN TƯỢNG CỦA CON TRẺ VỀ PHÁI KHÁC
Thái độ cá nhân đối với phái riêng mình tương hợp với thái độ của mình đối với phái khác. Cả hai thái độ quyết định tư cách của người đó. Quan niệm về phái khác được phát triển suốt thời thơ ấu. Những đáp trả tình cảm đầu tiên dành cho một người khác phái thì có tính cách quan trọng lâu dài. Nói chung, bố và mẹ là mẫu gương đầu tiên của người nam và nữ chung sống với nhau. Một đứa bé với sự hiểu biết hạn hữu không thể nhận thức ra rằng gia đình nó có những nét đặc thù của gia đình nó, không hẳn là đại diện cho tất cả. Đối với đứa trẻ, thật đơn giản: tình cảnh gia đình nó đại diện cho tất cả các gia đình trên thế giới. Vì thế, tương quan giữa bố mẹ xuất hiện như là tương quan giữa nam và nữ, trên đó đứa bé xây dựng quan niệm của nó về đời sống hôn nhân. Nếu không nhận ra điều đó, bố mẹ rất dễ gây ảnh hưởng đến thái độ của đứa bé đối với hôn nhân của nó về sau. Bố mẹ của phái đối lập thường ảnh hưởng đời sống phái tính tương lai của đứa trẻ.
Nếu đứa con trai và bà mẹ hoặc đứa con gái và ông bố rất tận tâm cho nhau, sự liên hệ có thể trở thành một ngăn trở cho việc kết bạn sau nầy của đứa trẻ. Một đứa trẻ trai được chìu chuộng và làm hư hỏng bỡi bà mẹ, không thể tưởng tượng ra rằng một người đàn bà khác cũng sẽ tận hiến cho nó như vậy. Rất thường, sự nghi ngờ nầy ngăn cản nó yêu và kết bạn với một người nào đó. Nó không được chuẩn bị để gặp một người đàn bà trên căn bản của việc cho và nhận như được đòi hỏi trong hạnh phúc hôn nhân. Và cũng thường xảy ra như vậy trong tương quan giữa người bố và đứa con gái. Một đứa con gái gắn liền với người bố có thể mong người chồng một sự nhẫn nại, cảm thông, hướng dẫn, và che chở giống như vậy. Cô dễ quên rằng không một người đàn ông nào của thế hệ cô có thể có một uy thế tương đối như bố cô, đặc biệt từ khi các cô gái bây giờ hầu hết có cơ hội để học hành và có sự nghiệp như con trai.
Vấn đề trên đây xem ra rất phổ biến trong thời đại chúng ta. Các cô phản đối chống lại việc mình thuộc phái thấp kém, nhưng trái lại, họ mơ ước một người chồng mà họ có thể ngưỡng phục. Họ vẫn gắn liền với ý tưởng cho rằng đàn ông phải mạnh hơn, giỏi hơn, và đáng tin cậy hơn họ. Nhưng có được bao nhiêu người đàn ông mà cô có thể tìm thấy vượt xa cô như bố cô đã vượt xa khi cô còn là một đứa bé. Cô sẽ bị thất vọng vì cô khó kiếm được một người đàn ông như thế. Ngay cả khi cô tìm được, cô cũng sẽ không chấp nhận anh ta, vì ghét cái thế thượng tôn của chàng, nên nàng có thể rút lui khỏi chàng hoặc tìm lỗi lầm để rồi nàng có thể coi thường chàng.
Lm. Lê văn Quảng.