DÂNG MÌNH CHO THÁNH GIUSE
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Một trong những người nổi bật nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu là Thánh
Giuse, cha nuôi của Ngài, cũng là một trong những người trầm lặng nhất. Và
như vậy, Thánh Giuse có thể là một trong những người bị xem nhẹ nhất trong Kinh
thánh và trong Thánh gia.
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện của bước thứ X khi - trong “Đức Ki-tô Đang Sống – Christus Vivit” – Đức Thánh Cha đưa người trẻ đến với những vị thánh trẻ - đại diện cho giới trẻ ở mọi thời…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bạn trẻ
thân mến, Bước thứ X
của bạn là bước Đức Thánh Cha dẫn bạn đến với những vị thánh trẻ…Người viết
cũng đọc được lá thư ngắn gửi “Em !”
- có lẽ là của Ban Mục Vụ Giới Trẻ thuộc HĐGM.VN gửi cho các bạn trẻ được gói
ghém trong từ “Em” này…với hình tượng
chim bồ câu – vừa là biều tượng của Chúa Thánh Thần – Đấng Linh Hứng, vừa là biểu
tượng của bình an – và một trái tim mang đến cho người trẻ chúng ta để khẳng định
rằng : người trẻ nói riêng và giới trẻ nói chung được Thánh Thần của Thiên Chúa
yêu thương, giữ gìn và bao bọc, chở che…để bạn có thể nên thánh…bằng “stylelife”
của bạn…
|
TUY CÓ NHIỀU ĐƯỜNG KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG VỀ MỘT CHỖ
Nguyễn Văn Nghệ
Tôi có một người bạn vong niên sinh năm 1930.
Trong một lần trò chuyện, ông nói với tôi: “Bên Kitô giáo tự tôn lắm!”. Tôi mới
hỏi: “Tự tôn thế nào chú?”. Ông nói: “Bên Kitô giáo cho rằng chỉ có những người
chịu phép Rửa tội thì mới được vào Thiên đường. Như vậy những người không chịu
phép Rửa tội nhưng họ sống ngay lành vậy họ phải xuống hỏa ngục hay sao?”.
|
CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI:
Đức Đaila Latma
(Nguồn Internet)
+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa .
+ Có 2 thứ bạn phải cho đi,
đó là tri thức và lòng tốt.
+ Có 2 thứ bạn phải thay đổi,
đó là bản thân và nhận thức.
+ Có 2 thứ bạn phải giữ gìn,
đó là niềm tin và nhân cách.
+ Có 2 thứ bạn phải trân
trọng, đó là gia đình và hiện tại.
|
NHẬN BIẾT VÀ PHÂN ĐỊNH LỜI MỜI GỌI TỪ THIÊN CHÚA.
Phêrô Phạm Văn Trung
Lời mời gọi của Chúa Kitô, cũng là của Thiên Chúa, vẫn đang vang lên trong cuộc đời chúng ta và mong muốn biến đổi cuộc đời chúng ta thành chứng nhân cho sự bình an, niềm hân hoan và hy vọng, không chỉ về một “cõi sống muôn đời” mà ngay cả trên “cõi tạm” này, giữa muôn vàn rối loạn, u sầu và thất đảm, đặc biệt trong cơn đại dịch mà chưa ai biết khi nào mới chấm dứt “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Galát 5; 19-22).
|
Chuyện mỗi tuần – bước thứ IX: Tông Huấn “Đức Ki-tô Đang Sống – Christus Vivit” đưa chúng ta – những người trẻ - đến với Đức Maria – thiếu nữ ở Nazareth…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Người viết muốn mời bạn một đoạn trong bài thơ nức tiếng của thi sĩ Nguyễn Trọng Trí – Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) – bài Ave Maria :Maria ! Linh hồn tôi ớn lạnh ! Run như run thần tử thấy long nhan Run như run hơi thở chạm tơ vàng…
|
NIỀM VUI NHO NHỎ TỪ
Người Giồng Trôm
Đâu đó trên mảnh đất
Sài Thành, chúng ta bắt gặp những bình trà miễn phí, những bình nước miễn phí
cho người đi đường. Hơn thế nữa, có những nơi như các bệnh viện, ta thấy những
hộp cơm, những bịch cháo, ổ bánh mì thầm lặng đến với người thiếu điều kiện.
Đẹp và đẹp lắm ở những "tiệm quần áo 0 đồng". Ở cái xứ nghèo cũng
như sức mọn, chúng tôi bắt đầu khởi xướng "tiệm bánh 0 đồng". Bắt đầu từ ngày đầu
năm mới, các em trọ học về nhà nghỉ nên thiếu nhân sự nấu ... nước sôi pha mì
gói. Thế là gọi ngay tiệm bánh ngọt mang vào từ chiều hôm trước để sáng Chúa
Nhật các em có của ăn.
|
THÔI XIN DỪNG SOI NGỮ NGHĨA NHƯNG HÃY SỐNG
Người Giồng Trôm
Có lẽ rắc rối nhất của cuộc đời này đó chính là ngữ nghĩa. Ngữ nghĩa chính là cửa ngõ để con người giao tiếp với nhau, hiểu ý tưởng của nhau. Thế nhưng rồi chính ngữ nghĩa cũng đã làm phân cách giữa người với người ngày một lớn. Đâu đó bỉ nhân nghe người ta tranh luận đến mức phản đối gay gắt với cụm từ "truyền giáo". Người bảo vệ ý tưởng của mình thì dùng cụm từ "loan báo Tin Mừng" chứ không dùng truyền giáo.
|
Chuyện mỗi tuần – bước VIII (số 34 đến 42) – Đến với một Giáo Hội luôn trẻ trung và sẵn sàng để trở nên trẻ trung…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Tấm ảnh bên đây là để diễn tả về một “đặc tính” của Giáo Hội : Giáo Hội – bí tích của Hy Vọng… Bí tích là gì vậy, bạn trẻ ? Giáo lý cho chúng ta định nghĩa : Bí Tích là dấu bề ngoài Đức Giê-su lập để ban ơn bề trong cho chúng ta…
|
GIÁ TRỊ CỦA SỰ HIỀN LÀNH TRONG CUỘC SỐNG.
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Từ bao đời ngay, trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong các tôn giáo, ta thường được nghe lời khuyên: mọi người hãy sống hiền lành.
|
HANUKKAH CỦA NGƯỜI DO THÁI NÓI GÌ VỚI CHÚNG TA?
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Michael Heekin Năm 1938, trong những ngày đen tối của Holocaust – Nạn Diệt Chủng người Do Thái, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã tuyên bố với những người Công giáo — và tất cả các Kitô hữu rằng “Về mặt tâm linh, chúng ta là người Sêmít – Do Thái”. Kitô hữu và người Do Thái đều là Con cái của Ábraham và phải đoàn kết chống lại sự ác trên thế giới. Cũng đúng khi các nghiên cứu lịch sử và tôn giáo của người Do Thái cho thấy cội nguồn của Kitô giáo, và có thể hướng dẫn chúng ta đối phó với những thách thức mà những người có đức tin phải đối mặt trong thời hiện đại.
|
Chuyện mỗi tuần – bước VII (số 22 đến số 33): Đến với Đức Giê-su trẻ trung của thời ấu thơ và niên thiếu…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Ngay ở đầu chương hai của Tông Huấn, Đức Thánh Cha đã giới thiệu với chúng ta: Đức Giê-su là “người trẻ giữa những người trẻ để nên gương mẫu cho người trẻ và thánh hiến họ cho Thiên Chúa”.[ 22] …nên – có thể nói rằng – Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ chúng ta – với bước đời thứ VII này– đến với Đức Giê-su trẻ trung và sống tuổi trẻ hôm nay của mình trong tư cách là “fan” ruột của Người [số 22 – số 33]…
|
Nền văn hóa chăm sóc – hành trình đến hòa bình
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Đấy là tựa đề Sứ Điệp Hòa Bình của Đức Thánh Cha Phanxicô đầu năm 2021 này… "Nền văn hóa chăm sóc – hành trình đến hòa bình".
|
CHIA SẺ ĐÁP ỨNG: HẠT CẢI ĐANG NẢY MÂM (Hành đạo trong môi trường mình sống)
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Kính thưa quí cha linh hướng, cùng toàn thể quí anh chị em. Trong buổi Ultreya hôm nay, con xin trình bày chứng nhân đáp ứng với chi Dung To Ny.
|
THÁNH GIUSE: MẠNH MẼ VÀ TĨNH LẶNG
Phêrô Phạm Văn Trung
“Những linh hồn có phần số phong phú này, hơn tất cả những linh hồn khác, thoát khỏi mọi loại thuyết định mệnh: họ phát tỏa, chiếu sáng với một sự tự do chói lọi.”
|
Chuyện mỗi tuần – bước V & VI – với câu hỏi: Lời Chúa nói gì về người trẻ?
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bạn
trẻ thân ái,
Người
viết đã cùng với bạn có bốn bước đầu trong hành trình “Đồng Hành với Đức Ki-tô
– Đấng Đang Sống”…và là những bước ở chương cuối của Tông Huấn – chương 9 - nói
về Phân Định -nhằm cùng với bạn có
những cố gắng tập cho bản thân có một thói quen suy nghĩ trong tĩnh lặng và cầu
nguyện về những gợi ý của Đức Thánh Cha giúp cho mỗi chúng ta ý thức về bước đời của riêng mình cùng với “Đức
Ki-tô – Đấng Đang Sống” …để - ở mỗi bước
đời ấy – chúng ta “rắn rỏi” hơn khi
cùng Chúa đến với tha nhân quanh mình…Và
bước đời ấy – mong sao – cũng là Ơn
Gọi Chúa lên tiếng và mỗi chúng ta đáp lời…
|
BÌNH AN THỂ XÁC, BÌNH AN TÂM HỒN & BÌNH AN CỦA CHÚA!
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Những ngày tháng cuối cùng của năm 2020, năm
Canh Tý đang dần qua đi. Khắp nơi trên mọi nẻo đường quê hương với bao sắc hoa
vàng tươi của mai, của cúc, vạn thọ loài hoa đặc trưng của phương Nam, và hồng
thắm của đào, hồng, lay ơn phương Bắc cùng bao loài hoa khác như thủy tiên,
lan, thược dược đang khoe sắc để đón chào năm mới, năm 2021, năm con trâu, Tân Sửu. Từ bao đời nay, cái trật
tự diệu kỳ đến ngỡ ngàng,
mà quen thuộc của trời đất, bốn mùa Xuân- Hạ-Thu- Đông vẫn diễn ra là thế! Lạ
lùng và mừng vui biết bao, khi nhân loại được đón chào một năm mới, với niềm hy
vọng: bình an đến muôn nhà, muôn người, khắp nơi trên quê hương dấu yêu.
|
Thánh Vịnh 66 Đáp Ca Lễ Mẹ Thiên Chúa, file PDF
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
...Xin mở file kèm
|
Chuyện mỗi tuần – bước chân thứ IV trong hành trình “Đồng Hành cùng Giới Trẻ” với “ Đức Ki-tô – Đấng Đang Sống” – bước cuối của chương 9 với chủ đề Phân Định…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Ngay từ
bước đầu chúng ta đã gói ghém trong chủ đề Phân Định này những thuật ngữ đồng
nghĩa khác nhằm gợi ý một quyết tâm dành thêm nhiều thời gian hơn để giúp sự
phân định của bản thân phong phú hơn, đấy là Tỉnh Thức – Biết mình – Biết đọc bản thân – hay đơn giản là sự Xét
mình…
|
GIÁNG SINH LÀ QUÀ TẶNG BÌNH AN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Thọat nhìn Giáng Sinh năm nay có thể nói là một Giáng Sinh buồn!
Một nỗi buồn man man không lời giải thích. Không biết Hài Đồng Giêsu nghĩ thế
nào, nhưng nhìn chung đại dịch Vũ Hán (Covid-19), đã và đang làm cho cả thế
giới lo lắng, hoang mang, sợ hãi. Ảnh hưởng của nó lan rộng, bao trùm trên mọi
lãnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, y tế, và tôn giáo. Vui làm sao
được khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vẫn chưa kết thúc nhưng đã để lại nhiều hoài
nghi, bất an, chia rẽ và những suy nghĩ tiêu cực về một nền dân chủ văn minh
nhất thế giới!
|
MÙA VỌNG: MONG CHỜ ĐÓN GẶP THIÊN CHÚA TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG CÁI CHẾT
Phêrô Phạm Văn Trung
Mấy hôm nay báo chí và các trang mạng nói nhiều về sự ra đi đột ngột của một nghệ sĩ có tiếng trong giới sân khấu. Nhiều người tỏ ra giật mình sửng sốt và bàng hoàng về cái chết có vẻ quá bất ngờ của danh hài này. Sở dĩ nhiều người quan tâm đến tin tức này vì thực ra giới nghệ sĩ vẫn thường được coi là “người của công chúng”. Sự quan tâm không phải là không có đôi chút tính tò mò hiếu kỳ, nhằm tỏ ra “cũng biết chuyện”. Một số người “có đạo” lại quan tâm đến tên thánh Giuse của người nghệ sĩ “anh em đồng đạo” này, để đọc cho anh đôi kinh, cầu cho anh mau hưởng thánh nhan Thiên Chúa.
|
Ý NGHĨA VÀ SỨ ĐIỆP CỦA MẦU NHIỆM NHẬP THỂ
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
Giáng sinh là sự kiện quan trong trong đức tin Kitô. Cùng
tìm hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Nhập Thể qua góc nhìn thần học của cha Phêrô
Trần Mạnh Hùng, TP Perth, Tiểu bang Tây Úc. Ngài là tiến sĩ Thần học Luân lý và
từng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại Chủng Viện và các Học Viện Thần Học
Công Giáo tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại về bộ môn Thần học luân lý và Đạo
đức sinh học.
...Xin mở file kèm
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Đồng Hành cùng Giới Trẻ” – bước III – Phân Định hay Tỉnh thức – Biết mình – Biết đọc bản thân hay Xét mình ( tiếp theo)…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Vậy là chúng ta cùng nhau cất bước – bước thứ ba trong hành trình với “Đức Ki-tô Đang Sống”…
|
Ai mà không chết!
Người Giồng Trôm
Đang làm việc, chú em
kết nghĩa nói : "Con đang xem youtube Chí Tài chết !" Lát sau, đứa em thương
mến nói : "Chí Tài chết rồi Anh kìa !" Ồ ! Bình thường mà !
Có ngày sinh ắt có ngày tử thôi mà ! Có gì đâu mà lăn tăn. Nếu như Chí Tài chết
thì coi như giỗ chung với ông cố Antôn Vũ Hữu Quý thôi. Và, hôm nay cũng là
ngày về với Chúa của ông Cố Giuse Phạm Văn Phúc thân phụ của cha Phêrô Phạm
Xuân Lộc (trên bỉ nhân 1 lớp)
|
Maria Mẹ ơi! Tại Sao Mẹ Khóc?
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
(chuyển ngữ)
Dẫn nhập: Trước tượng Đức Trinh Nữ Maria tại nhà thờ Đức Bà Paris, ngày lễ Giáng Sinh năm 1886, thi sĩ Paul Claudel đã bật “khóc nức nở vì được Chúa Quan Phòng tác động mở lòng ông xác tín sự hiện hữu của Ngài”. Ông sáng tác bài thơ La Vierge à Midi và “ông thưa lên cùng Đức Mẹ, mà theo ông, Mẹ đã cứu vãn nước Pháp trong thế chiến thứ I”. Nỗi âu lo trong những cuộc thế chiến trước đây, có thể nói, đúng ra chưa thấm vào đâu so với hiện tình thế giới đại loạn mọi bề, vì đây là cuộc chiến giữa THIỆN và ÁC, giữa VĂN HOÁ SỰ SỐNG và VĂN HOÁ SỰ CHẾT đang chế ngự nhân loại muốn khơi bùng SỰ DỮ, với những “luận điệu xa Chân Lý, lạc đức tin vì cao ngạo cứng đầu, nhìn Thánh Kinh lửa hồng triệt huỷ, cho quân ma vương vùng dậy” (*). Sự Dữ thách thức Thượng Đế ra tay trừng phạt, làm xé nát thêm Trái Tim Tân Khổ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cũng với tâm tình của nhà thơ Pháp, xin dâng lên lời nguyện cầu Mẹ Sầu Bi Lân Tuất đoái thương nhân loại trong cơn gian nan.
|
NHÀ KHẢO CỔ NGƯỜI ANH TIN RẰNG ÔNG ĐÃ TÌM THẤY NGÔI NHÀ THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
John Burger - xuất bản ngày 25/11/20 Ngôi nhà có tất cả các dấu ấn của một nghệ nhân lành nghề, chẳng hạn như Thánh Giuse. Năm năm nghiên cứu chuyên sâu về dữ liệu khảo cổ học đã củng cố bằng chứng cho thấy một ngôi nhà thuộc thế kỷ thứ nhất ở Nazareth thuộc về Thánh Gia Thất, một nhà nghiên cứu người Anh kết luận.
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Đồng Hành cùng Giới Trẻ” – bước II : Phân Định hay Tỉnh Thức – Biết mình – Biết đọc bản thân hay Xét mình (tiếp theo)…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Ở bước
thứ hai này, người viết muốn cùng bạn trẻ đọc lại các số 281- 282 – 283 và 284…để
có điều kiện bước sâu hơn vào sự Phân Định hay Tỉnh Thức – Biết mình – Biết đọc
bàn thân mình…và Xét mình…
|
ĐÂY CÓ PHẢI LÀ THỜI KỲ ÂN SỦNG CHO GIÁO HỘI KHÔNG?
Phêrô Phạm Văn Trung
Trong thời kỳ khó khăn này, nhiều người, kể cả người Công giáo, đang nghi ngờ và chán nản. Họ tự hỏi tại sao những lời cầu nguyện của họ vẫn không được đáp lại khi họ tiếp tục chứng kiến quá nhiều bất công, đau khổ và xấu xa ở đất nước chúng ta và trên thế giới.
|
HỌC CÁCH CẦU NGUYỆN VỚI GIÁO HỘI SƠ KHAI VÀ PHÂN BIỆT VỚI 4 TIÊU CHUẨN SAU:
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Sự mô tả của Thánh Luca về những
Kitô hữu đầu
tiên cho chúng ta biết làm thế nào chúng ta có thể cảm nghiệm Chúa Kitô như họ đã cảm nghiệm. Thánh Luca
viết trong Sách Công vụ Tông đồ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng
dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện
không ngừng.” (Luca 2: 42).
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Đồng Hành cùng Giới Trẻ “ - bước I: Phân Định hay Tỉnh Thức – Biết mình – Biết đọc bản thân hay Xét mình…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chương trình Mục vụ Giới Trẻ trong 3 năm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam…với các chủ đề như sau: - Năm 2020 : Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện. - Năm 2021 : Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. - Năm 2022 : Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo Hội và xã hội…
|
TƯỞNG NHỚ CHA CỐ HIỆU TRƯỞNG, PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN THƯỢNG UYỂN:
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Nhớ Cha Cố,
tôi lại nhớ đến ngôi trường Trung học thân thương đầu tiên của miền Cái Sắn. Trường
ở số Sáu, Tân Hiệp, Kiên Giang. Ngôi trường, mà Cha Cố vừa là người sáng lập năm
1957, vừa là Hiệu trưởng. Thật tiếc, trường xưa, với cây phượng vĩ giữa sân,
nay đã không còn nữa! Nhưng hình bóng thật khó quyên của Cha Hiệu trưởng như: cương
trực, nguyên tắc, mà đầy yêu thương, giản dị, vẫn không phai mờ trong
tâm trí bao lớp học sinh năm xưa, dù nay họ đã tung bay khắp bốn phương!…
|
KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY THIẾT LẬP HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM (24/11/1960)
Nguyễn Văn Nghệ
(Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang)
Ngày 29/12/2017 một số anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển Nha Trang do Linh mục Nguyễn Quang Vinh (bạn cùng lớp Tiểu Chủng viện Sao Biển với Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh) dẫn đầu khởi hành ra Huế mừng lễ kỷ niệm 25 năm(30/12/1992-30/12/2017) thụ phong Linh mục của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh. Sau một đêm nghỉ tại Tòa Tổng Giám mục Huế, sáng ngày 30/12/2017 trong lúc chờ đến giờ tham dự thánh lễ, một số anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển cùng linh mục Nguyễn Quang Vinh tham quan phòng Truyền thống của Tổng Giáo phận. Tôi và một số anh em khác dạo quanh ngoài sân Tòa Tổng Giám mục. Trong lúc đang dạo quanh, có một anh ra gọi tôi vào phòng Truyền thống đọc giùm chữ Hán trên một bức hoành phi.
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện của tuần XXXIII/TN/A từ Chúa Nhật ngày 15/11 – thứ bảy ngày 21/11…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Trong
tuần XXXIII này, Đức Giê-su có: một dụ ngôn – dụ ngôn những nén bạc nhằm dạy
chúng ta biết sử dụng vốn liếng Thiên Chúa ban như tài năng, tính tốt, trí tuệ…để
“làm lời” cho Thiên Chúa và tha nhân…ở ngày thứ tư ( Lc 19 , 11 – 28)
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện của tuần XXXII/TN/A từ ngày 8/11 – ngày 14/11 – 2020
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Trong tuần XXXII này, Chúa Giê-su có ba dụ ngôn để dạy chúng ta:
|
Carlo Acutis, vị Chân phước 15 tuổi đời (1991-2006) Thiên tài tin học tuổi thơ
Khang Nguyễn
Lễ tuyên Chân phước cho Thiên Tài Tin Học Tuổi Thơ Carlo Acutis được long trọng cử hành ngày 10/10/2020 tại đền thờ thánh Phanxicô và Đức Mẹ các Thiên Thần ở Assisi do Đức Hồng y Agostino Vallini, Đại diện của Đức Thánh Cha chủ sự. Carlo Acutis lìa đời năm 2006 khi vừa 15 tuổi. Đến năm 2013 (chưa tròn 7 năm sau khi Carlo qua đời), án phong thánh cho Carlo đã được mở; các cuộc điều tra bắt đầu tiến hành. Năm năm sau, vào năm 2018, Carlo được tuyên là Đấng Đáng Kính, rồi chỉ 2 năm sau đó, vào ngày 10/10/2020, cậu thiếu niên 15 tuổi CARLO ACUTIS được Hội Thánh nâng lên hàng Chân phước.
|
CHA ƠI!
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Cảm tạ Chúa, đã thương gọi cha tôi về cách nhẹ nhàng, để lại dấu chỉ lành… Nhớ lại, trước 3 tuần, cha tôi còn rước lễ tại nhà; và 1 tháng trước, còn được tôi, hoặc các cháu chiều chiều chở Honda dự lễ tại nhà thờ Ngọc Thạch; khi 100 tuổi, cha tôi còn ngắm đứng…
|
Những em bé bị bỏ rơi với “dòng thư viết vội” - Chuyện mỗi tuần
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Những
dòng thư viết vội ấy khá là nhiều trên các trang báo ngày, chẳng hạn như: - Mẹ của cháu bé 3,2kg ở thôn Vạn
Tải Đông : Vợ chồng em Hoàn Cảnh không
nuôi được cháu. Mong anh chị nuôi giúp. Cháu sinh ngày 21 – 9 – 2020. - Mẹ của cháu bé bị bỏ bên cổng
Chùa Tây Long – Tây Cốc – Đoan Hùng – Phú Thọ : Vì hoàn cảnh éo le không thể chăm sóc cháu được, tôi nhờ nhà chùa nuôi
dưỡng. Cháu sinh ngày 3 – 1 – 2020. Trăm sự nhờ nhà chùa, tôi sẽ quay lại gặp
nhà chùa khi có điều kiện.
|
Những bạn trẻ Công giáo thế hệ 9x và thế hệ Z [1] yêu thích Carlo Acutis.
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Washington DC, ngày 9 tháng 10 năm 2020 / 04:00 sáng theo giờ MT (CNA). Tôi tớ của Chúa Carlo Acutis sẽ được phong chân phước vào thứ Bảy, và sẽ trở thành thành viên đầu tiên của thế hệ 9x được chính thức gọi là “Đấng chân phúc.”
|
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về con người “đại trí nhược ngu” …
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Tàng Kinh Các của Phái Thiếu Lâm ngày hôm ấy…rộn ràng sự giáp mặt cũng như đối mặt của các vị cao thủ võ lâm, đấy là Tiêu Viễn Sơn – cha của Tiêu Phong – và Mộ Dung Bác – cha của Mộ Dung Phục…Chính Mộ Dung Bác đã rắp tâm gây ngộ nhận và tạo nên một trường ác đấu giữa Tiêu Viễn Sơn, người Khiết Đan…với nhân sĩ võ lâm Trung Nguyên trên biên ải Tống – Liêu ở Nhạn Môn Quan…Còn bản thân ông…thì trốn vào Chùa Thiêu Lâm…đợi chờ đại biến để dựng cờ khôi phục lại ngai vàng cho dòng Tiên Ti nước Yên…Riêng Tiêu Viễn Sơn sau này cũng tìm cách ẩn mình ở Chùa Thiếu Lâm…Và cả hai tay võ lâm cao thủ này đều tham lam muốn đọc hết những bì kíp võ công thượng thặng của Thiếu Lâm Tự…với một bụng anh ách những mưu đồ riêng tư…
|
“Một bàn tay” – Chuyện mỗi tuần của Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp.
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Kính mời theo dõi video tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=w7H5BvRmDTY Năm học mới vừa được khai giảng…, và cô giáo với học trò vui mừng gặp lại nhau trong tiết học đầu tiên ở lớp 2 một trường Tiểu Học… Để có một cái nhìn tổng quát về học trò của mình sau một thời gian nghỉ dài ngày, cô giáo xin các em – mỗi em một tờ giấy - và vẽ lên điều gì mà em thấy thích hơn cả… Rất nhiều hình ảnh được các họa sĩ nhí miệt mài và cặm cụi vẽ lên giấy…
|